Trung Quốc: Biến những tòa nhà thành máy lọc không khí khổng lồ

| 2K|ღ♥Nh0kBj♥ღ
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đất nước tỷ dân đã lên đến mức đáng báo động.

Một trong những vấn đề nhức nhối nhất của thế kỉ 21 đó là môi trường. Theo môt nghiên cứu gần đây, vấn đề ô nhiễm khiến 3 triệu người qua đời/ năm, và con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm 2050. Vấn đề này càng trầm trọng ở những quốc gia công nghiệp, điển hình là Trung Quốc. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung Quốc là đất nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, đồng thời cũng là nước có bầu không khí “chết”. Các thông tin về vấn đề ô nhiễm tại đây xuất hiện với tần suất dày đặc đến mức người dân nơi đây dường như coi việc này là chuyện đương nhiên.

//static.kites.vn/upload//2016/40/db81489ae6b8094bfdd2049701d492be.jpg
Cận cảnh tòa nhà đặc biệt của vị kiến trúc sư Hà Lan.

//static.kites.vn/upload//2016/40/88df3b2d95125b8f6151f7583f269a1c.jpg


Mới đây, nhà thiết kế người Hà Lan có tên Daan Roosegaarde tạo ra bất ngờ lớn khi cho ra một “chiếc máy” lọc không khí khổng lồ với hình dạng tòa cao ốc 7m có tên Smog Free Tower. Nguyên lý hoạt động của “chiếc máy” này khá đơn giản: sử dụng công nghệ ion, hút các hạt không khí ô nhiễm bằng cách “thả” các ion dương vào không trung. Khi đã vào bên trong tháp, các hạt điện tích này tự gắn mình vào một “mạng lưới” và được làm sạch. Không khí sạch tiếp tục được đưa lại môi trường qua các cạnh của tòa nhà. Mỗi giờ, tòa nhà này có thể lọc đến 30.000 mét khối không khí bị ô nhiễm.

//static.kites.vn/upload//2016/40/d4d94871a9283b9a6ff3e3aecd2fd30c.jpg
//static.kites.vn/upload//2016/40/8d3725955d44b392f858e78e6c39de1b.jpg


Quá trình cải thiện này sẽ giúp chất lượng không khí được phục hồi 75 % so với mức ban đầu. Những tạp chất còn lại sau quá trình làm sạch không khí thậm chí còn được thu lại, làm thành nhẫn hoặc các đồ lưu niệm như một cách nhắc nhở mọi người về sự ô nhiễm nặng nề. Hiện Roosegarde và các đồng sự đang nghiên cứu để nâng cao hiệu suất lọc không khí của tòa nhà, nhân rộng mô hình này cũng như nâng cao ý thức người dân về ô nhiễm môi trường. “Thật buồn khi chúng ta coi việc ô nhiễm môi trường là điều hiển nhiên và dần quen với nó”, Daan Roosegaarde cho hay.

Theo saostar
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...