Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Xem: 5335|Trả lời: 55
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Năm Tháng Vội Vã | Cửu Dạ Hồi (Lời Cuối Truyện-Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
Tác giả
NĂM THÁNG VỘI VÃ | CỬU DẠ HỒI



Tên tác phẩm: Năm tháng vội vã
Tác giả: Cửu Dạ Hồi
Dịch giả: Trần Quỳnh Hương
Thê loại: Hiện đại
Độ dài: 2 tập - Tập 1 (560 trang) - Tập 2 (512 trang)
Tình trạng sáng tác: Đã hoàn thành
Nguồn: Tự type
Ngày xuất bản:  01-02-2013
Công ty phát hành: Quảng Văn
Nhà xuất bản: NXB Văn Học



Giới thiệu sơ lược

Giới thiệu

Năm Tháng Vội Vã là một bài ca viết riêng cho những con người trẻ tuổi hồi tưởng lại năm tháng thanh xuân tươi đẹp, trong sáng đến ngây thơ ấy. Truyện kể về tình yêu của Trần Tầm và Phương Hồi kéo dài cả 10 năm qua những hồi ức của chính Phương Hồi, Trần Tầm và lời kể của Trương Nam. Những năm tháng vội vã của tuổi trẻ, những quyết định vội vã, những tư tưởng nông nổi thông qua câu chuyện tình yêu đó được tái hiện một cách chân thực đến bất ngờ.

Mỗi người đều có thanh xuân, mỗi thanh xuân đều có câu chuyện, mỗi câu chuyện đều có nuối tiếc, mỗi nuối tiếc đều có hồi ức đẹp đẽ vô tận.

Lúc 16 tuổi đang làm gì?

Lúc đó tên bạn học thiếu niên còn có thể đọc ra không thiếu một chữ không?

Có thích ai không?

Bây giờ có còn liên lạc với người đó không?

Có còn ở cùng một thành phố không?

Từng yêu không?

Chia tay không?

Là vì quá trẻ cho nên yêu thích quá ngắn ngủi?

Hay là vì vốn dĩ không hiểu mà vô tình làm tổn thương?

Bàn tay nắm lúc đầu bây giờ nắm chặt tay ai?

Thỉnh thoảng vẫn còn nhớ không?

Đã từng vụng trộm thề thốt không?

Thực hiện được không?

Hay là…….đã quên hết?

Giới thiệu tóm tắt nội dung

Sinh vào những năm 80 – Trương Nam – cậu sinh viên sinh tốt nghiệp đại học không xin được việc đã chọn con đường sang Australia du học và ở đó, cậu đã quen cô gái có cái tên Phương Hồi, một lưu học sinh Trung Quốc như cậu. Trong lúc Trương Nam đang bị cuốn hút bởi vẻ bí ẩn của Phương Hồi thì trời đất xui khiến cho cậu và Phương Hồi được sống chung trong một mái nhà. Qua một số bạn bè, Trương Nam biết Phương Hồi đã từng bị tổn thương và có một trải nghiệm khó quên. Một dịp tình cờ, tại phòng Trương Nam, Phương Hồi đã kể cho anh nghe câu chuyện của mình…

Bằng giọng văn sâu lắng pha chút hài hước, tác phẩm đã lấy câu chuyện tình yêu giữa Phương Hồi và Trần Tầm làm cốt truyện chính, miêu tả cuộc sống tình cảm, cuộc sống học đường của những bạn trẻ sinh sau thập kỉ 1980. Những kí ức của Phương Hồi khiến chúng ta như một lần nữa được quay lại với Bắc Kinh những năm cuối thập kỉ 1990; ở câu chuyện trải dài trong mười năm này, có những mối tình sinh viên tuyệt đẹp, có những lời cảnh báo, nhắc nhở liên quan đến vấn đề tội phạm thanh thiếu niên, có các sự kiện lịch sử như Trung Quốc kỉ niệm 50 năm quốc khánh, chào đón thiên nhiên kỉ mới, Trung Quốc đăng cai thành công Thế vận hội, có nỗi ngơ ngác, buồn tủi của thời sinh viên, có sự phấn đấu gian nan vất vả sau khi đi làm, có cuộc sống hôn nhân thời hiện đại. Với góc quan sát đặc biệt, tác giả đã ghi lại một cách chân thực những bước trưởng thành và những dấu ấn đậm màu sắc thời đại của thế hệ sinh sau thập kỉ 1980. Năm tháng vội vã là một tác phẩm hay của Cửu Dạ Hồi sau các tác phẩm Em tôi, Hãy yêu chị một lần nữa, Gió không phiêu du, Mây không lãng đãng… Khi vừa xuất bản tác phẩm đã liên tục được các trang web lớn đăng tải, giới thiệu, nên chỉ trong thời gian ngắn, số độc giả tìm đọc lên tới vài triệu lượt người. Năm tháng vội vã được gọi là “Tiểu thuyết lãng mạn dành cho thế hệ sinh sau thập kỉ 1980”.

Tác giả

Cửu Dạ Hồi có nghĩa là một loài hoa ma, có sức hút huyền bí, cứ chín đêm lại nở một lần, màu sắc tuyệt đẹp, hương thơm ngây ngất. Nếu như bạn đã từng phản bội ai đó, bạn sẽ bị loài hoa ma đó trừng phạt khi bạn nhìn thấy nó; còn nếu bạn đã từng bị ai đó phản bội, thì khi bạn nhìn thấy nó bạn lập tức sẽ nhận được niềm an ủi từ loài hoa thần kì ấy. Tuy nhiên, hầu hết con người sống trên thế giới này đều đã từng phản bội và bị phản bội một ai đó, do vậy Cửu Dạ Hồi biến thành một đóa hoa có sức hút vô hạn nhưng vô vọng cũng ngập tràn, nay quay lại lặng lẽ nở hoa giữa chốn hồng trần gai góc.

Các tác phẩm đã xuất bản của Cửu Dạ Hồi:

Năm tháng vội vã (2008)

Hoa nở giữa mùa hè (1/ 2009)

Năm tháng vội vã (tái bản, 11/ 2009)

Tình đầu (11/2009)

Tác phẩm chưa xuất bản:

Gió không dập dềnh, mây không bồng bềnh (tên tạm dịch).
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Sofa
 Tác giả| Đăng lúc 5-2-2015 22:04:01 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Ghế gỗ
 Tác giả| Đăng lúc 5-2-2015 22:07:26 | Chỉ xem của tác giả
Lời dẫn



Tôi cảm thấy có lẽ thế hệ chúng tôi là một thế hệ vô cùng đặc biệt.

Sự đặc biệt này không có ý muốn nói đó là điều đáng để khoe khoang hay tự hào gì cả, mà đó là vẻ đặc sắc nằm trong một thời đại, một giai đoạn lịch sử, một vận mệnh nào đó.

Chúng tôi đã đi trên ranh giới giữa giàu – nghèo, tự do – trói buộc, thiện – ác, cải cách mở cửa – bế quan tỏa cảng, tiền bạc vật chất – đạo lí tình cảm, thế kỉ – thời đại.

Thậm chí, trước khi chúng tôi chào đời, có thể các thế hệ đi trước đã quyết định trước cho một phần rất quan trọng trong cuộc đời chúng tôi, do vậy khiến những nét đặc trưng này được hình thành càng rõ rệt.

Khi học tiểu học, chúng tôi vừa đứng trước mặt thầy cô giáo hát “mặt trời treo trên cao, hoa mỉm cười với em, chú chim non hát vang lời chào buổi sáng, tại sao em lại đeo ba lô đi học”; vừa hát với bạn bè rằng “tớ đi đánh bom trường, không bao giờ đi muộn, vừa giật ngòi tớ chạy, trường nổ rầm rồi tan”.

Lên cấp hai, chúng tôi vừa học môn vệ sinh sinh lí cơ thể người, vừa đọc cổ Hoặc Tử[1], lại vừa nghiên cứu cuốn Mười kiểu cực hình đời mãn Thanh.

[1] Cổ Hoặc Tử (tạm dịch: Đứa nhóc hư) là bộ truyện tranh của Hồng Kông.

Lên cấp ba, chúng tôi vừa viết giấy truyền tay, đọc truyện tranh, vừa luyện các đề thi đại học.

Thời đại học, chúng tôi vừa điên cuồng xem World Cup, đọc Harry Potter, sống thử, bỏ tiết, vừa học lí luận Đặng Tiểu Bình, triết học Mác Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, thuyết Ba đại diện quan trọng của Giang Trạch Dân.

Chúng tôi đã từng ăn kem đậu xanh, từng uống nước ngọt Bắc Băng Dương[2], từng sử dụng tem phiếu, cũng đã từng ăn kem Haagen-Dazs của Mĩ, từng uống Johnnie Walker và đã từng dùng qua thẻ tín dụng.

[2] Tên một loại nước ngọt đóng chai sản xuất vào những năm 1980 ở Trung Quốc.

Chúng tôi đã từng mặc áo bông, quần bông, đi giày ba ta trắng, cũng đã từng mặc đồ của Adidas, Nike.

Chúng tôi đã từng đọc Câu chuyện của Lôi Phong của Phổ Mạn Đình, Thép đã tôi thế đấy – một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky, Hồng Nham (Đá đỏ) của La Quảng Bân, cũng đã từng đọc Thần điêu đại hiệp của Kim Dung, Trăng mông lung, chim mông lung của Quỳnh Dao, Thành phố ảo (Ice Fantasy) do Quách Kính Minh sáng tác.

Chúng tôi đã từng xem phim Khát vọng, Tôi yêu nhà tôi, Tân truyền kì Bạch Nương Tử, cũng đã từng xem phim Yêu cho đến cùng, Căn phòng lãng mạn, Vượt ngục.

Chúng tôi đã từng chơi game Contra, Super Mario, cũng đã từng chơi PSP của công ti Nintendo (Nhật Bản).

Chúng tôi đã từng yêu mến Tứ đại thiên vương[3], Tiểu hổ đội[4], Lâm Chí Dĩnh, cũng đã từng hâm mộ Châu Kiệt Luân, Tạ Đình Phong, cũng từng si mê nhóm nhạc Hàn Quốc TVXQ (Đông Phương Thần Khởi), thích xem cuộc thi Super Girl[5].

[3] Tứ đại thiên vương là tên gọi thân mật của những người hâm mộ dành cho 4 ca sĩ, diễn viên Hồng Kông trẻ tuổi nổi tiếng cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990; gồm Trương Ngọc Hữu (hát hay nhất), Quách Vũ Thành (nhảy đẹp nhất), Lưu Đức Hoa (diễn xuất hay nhất), Lê Minh (phong độ nhất, đẹp trai nhất).

[4] Tiểu hổ đội gồm ba thành viên Ngô Kì Long, Trần Chí Bằng, và Tô Hữu Bằng, là ban nhạc nổi tiếng của Đài Loan cuối thập kỷ 80, đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX.

[5] Cuộc thi tiếng hát truyền hình hay thần tượng âm nhạc dành cho nữ sinh do đài truyền hình Hồ Nam tổ chức từ năm 2004 đến 2006.

Chúng tôi từng được mọi người chú ý, cũng từng bị mọi người khinh thường.

Chúng tôi từng được mọi người nuông chiều, cũng từng bị mọi người chỉ trích.

Chúng tôi đã để ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ âm thầm bảo vệ, lớn lên cùng boyfriend, girlfriend, bạn học, bạn từ thời để chỏm, bạn kết giao qua mạng Internet của mình.

Chúng tôi – thế hệ sinh sau thập kỉ 1980, được gọi là “hậu 8X”, hầu hết mọi người gọi là thế hệ con một.

Chúng tôi đã trải qua tuổi thơ không có máy tính và các gameshow truyền hình, cũng đã trưởng thành trong những năm tháng không có chiến tranh và nghèo đói.

Cứ như vậy, khi các thần tượng của thời đại mới ít tuổi hơn chúng tôi; khi cựu danh thủ bóng đá người Pháp Zinédine Yazid Zidane treo giày giã từ sự nghiệp cầu thủ, David Beckham sang Mĩ thi đấu; khi chúng tôi bắt đầu kiếm tiền nuôi gia đình, mua nhà trả góp, mua xe hơi; khi bạn bè đồng trong lứa kẻ lấy vợ, người lấy chồng, sinh con đẻ cái, thậm chí đã có người kết hôn rồi lại li hôn; khi cậu bạn thân nói với tôi rằng cô gái trong mối tình đầu của tôi đã thế nọ thế kia; khi hoài niệm về một thời đã xa, tôi mới phát hiện ra rằng, hóa ra chúng tôi đã trưởng thành, cũng có cái gọi là đã từng, cũng có chuyện đáng mang ra kể.

Ai cũng có tuổi trẻ và những câu chuyện về tuổi trẻ của riêng mình, trong mỗi câu chuyện ấy đều có những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếc mãi in dấu lại nơi đáy trái tim.

Chúng tôi cũng không ngoại lệ.

Nếu mà bạn là người sinh sau thập kỉ 1980, vậy khi mười sáu tuổi, bạn đã làm gì?

Bạn còn nhớ được hết tên các bạn học thời đó hay không?

Có người bạn quý mến không?

Đến giờ bạn còn liên lạc với người đó không?

Phải chăng bạn sống cùng một thành phố với người đó?

Các bạn có thường xuyên gặp gỡ nhau không?

Hay đã chia tay nhau rồi?

Nguyên nhân là do lúc đó còn quá trẻ nên thời gian quý mến nhau ngắn ngủi?

Hay là do vì không hiểu nên đã vô tình làm tổn thương nhau?

Bàn tay nắm tay người xưa, giờ đang nắm tay ai?

Thỉnh thoảng bạn có chạnh lòng nhớ lại hay không?

Có bao giờ lén lút thề thốt điều gì không?

Lời hứa ấy đã thực hiện được chưa?

Hay là… đã quên hẳn rồi?

Khi đặt ra những câu hỏi này, tôi bất giác nhớ đến Phương Hồi, nhớ đến Trần Tầm, nhớ đến rất nhiều chuyện rất lãng mạn, rất thực tế, rất buồn nhưng không hề muốn quên.

Đây là những câu chuyện về chúng tôi, đã xảy ra trong những năm tháng vội vã; nếu bạn đã từng trải qua những ngày tháng như vậy, chắc chắn bạn sẽ thấy cảm động; còn nếu bạn đang nhớ nhung hay định lục tìm kí ức, đã chỉ trích hoặc từng cân nhắc lại cách nhìn nhận của mình, thì bạn hãy lắng nghe tôi kể…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Tầng
 Tác giả| Đăng lúc 5-2-2015 22:11:25 | Chỉ xem của tác giả
Phần 01: Không quên



Phương Hồi nói: “Có lẽ con người luôn có một số chuyện gì đó, dù có muốn quên cũng không thể quên được”.

1

Sở dĩ tôi chọn đi du học là vì hội chợ việc làm đầu tiên diễn ra trong năm thứ tư đại học đã khiến tôi phát khiếp.

Nói thực là điều kiện của tôi khá ổn, ít nhất tôi tự cho là như vậy.

Nhưng Đại học Y ở Bắc Kinh không phải là trường đại học nằm trong tốp đầu, nhưng tôi cũng không đến nỗi phải giấu giấu giếm giếm khi làm hồ sơ. Năm thứ nhất đại học, tôi đã từng tranh thủ cơ hội để có mặt trong Hội sinh viên, đã từng lấy danh nghĩa là trưởng ban liên lạc[1]kê giúp bàn ghế để bắt chuyện với một cô bạn cùng khoa, cái chức trưởng ban liên lạc nghe tên thì oai lắm, nhưng bản chất chỉ là công việc phụ trách mấy hoạt động không quá 50 người tham gia. Mặc dù điểm các môn chuyên ngành của tôi cũng có môn bị tụt xuống mức báo động; nhưng sau những nỗ lực không từ thủ đoạn như xin xỏ, năn nỉ, ra sức lấy lòng, hi sinh bộ mẽ, thì các thầy cô giáo cũng đều thông cảm, phiên phiến đại khái cho tôi đủ điểm đạt – 60 điểm trong bài thi cuối kì. Thế nên dù bảng điểm của tôi cũng không đẹp cho lắm, nhưng ít nhất là toàn màu xanh hết; cái đó cộng với tướng mạo khá ưa nhìn nên tôi cũng khá tự tin.

[1] Ban liên lạc là một bộ phận quan trọng của Hội sinh viên trong các trường đại học ở Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của ban liên lạc là với các tổ chức, đơn vị bên ngoài để xin tài trợ kinh phí cho Hội sinh viên và các hoạt động của hội.

“Lương tháng dưới 3.000 tệ đây không thèm để mắt! Công ti cho xe thì còn phải hỏi xem đây thích Sonata hay Passat! Thưởng cuối năm ít nhất phải được 10.000 mới nói chuyện được với đây, nếu không, còn lâu nhé!”.

Đây là câu tôi tuyên bố xanh rờn với đám bạn cùng phòng trước khi đến hội chợ việc làm đó. Mặc dù khá buồn cười, nhưng cũng còn chứng minh được rằng tôi đã từng oai phong lẫm liệt như thế đấy.

Sự tự tin của tôi gần như đã tiêu tan sau 2 giờ đồng hồ xếp hàng mà chưa vào được hội trường. Lúc này, tôi mới thực sự thấm thía được các vấn đề như thuyết dân số, thuyết phát triển xã hội, thực trạng sinh tồn của con một và tìm việc ở Trung Quốc.

Nghĩ lại quả đúng, hồi mới chào đời chúng tôi tranh giường trong bệnh viện, đi mẫu giáo thì tranh phiếu bé ngoan, vào đội thi tranh đứng tốp đầu, từ cấp một lên cấp hai tranh vào trường chuyên lớp chọn, từ cấp hai lên cấp ba cũng tranh nhau với tỉ lệ 1 chọi 8, thi đại học thì 1 chọi 4, đi xin việc thì 1 chọi N! Thật đúng là lớn lên trên cầu độc mộc, tiến bước trong lửa đạn chiến tranh!

Cuối cùng tôi đã rút ra được kết luận rằng: M.kiếp, chúng tôi khổ thật!

Khó khăn lắm tôi mới chen chân được vào hội trường, tưởng rằng cuối cùng đã đến lúc mình được thể hiện tài năng, ai ngờ muốn lại gần bàn tuyển dụng của các công ti cũng không hề đơn giản. Chỗ nào cũng thấy quảng cáo, hồ sơ, chỗ nào cũng thấy hò hét tuyên truyền, nhìn thấy đủ mọi anh tài xuất chiêu tiến bước.

Một cậu sinh viên nhìn cậu sinh viên nọ của trường Đại học Liên hợp đứng bên cạnh bằng ánh mắt coi thường, lúc đưa hồ sơ nói lớn: “Em tốt nghiệp Đại học khoa học kĩ thuật Bắc Kinh!”.

Cậu sinh viên trường Đại học Liên hợp bại trận.

Một cậu sinh viên khác liền đứng ra ngay: “Em tốt nghiệp Đại học Hàng không Bắc Kinh!”.

Cậu sinh viên trường Đại học khoa học kĩ thuật Bắc Kinh bại trận.

Lại có một cậu sinh viên khác đẩy cậu kia ra: “Em tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh!”.

Cậu sinh viên trường Đại học Hàng không Bắc Kinh bại trận.

Trong lúc cậu ta đang dương dương tự đắc nhìn mọi người bằng ánh mắt cao ngạo, sau lưng lại có tiếng nói: “Em cũng tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, đã có bằng thạc sĩ!”.

Tất cả các anh tốt nghiệp đại học đều bại trận…

Cảnh tượng này khiến tôi nhớ đến bài tấu hài Báo cáo tên món ăn, bây giờ chắc có thể đổi tên thành Báo cáo tên trường đại học để gây cười cho khán giả.

Đi tiếp thì thấy phía trước có một bàn tuyển dụng được rất đông nữ sinh chen vào, nổi bật nhất trên bìa tập hồ sơ của họ không phải là tên trường họ tốt nghiệp, không phải là trình độ chuyên môn, mà gần như là những bức ảnh chân dung đẹp rạng ngời, khiến tôi còn tưởng rằng mình đang đi nhầm vào vòng thi tuyển chọn hoa khôi.

Có hai cô gái đi ngang qua tôi.

Cô A nói: “Cậu nghĩ có hi vọng không?”.

Cô B nói: “Mong manh lắm, mấy con bé học Đại học ngoại ngữ số 2 Bắc Kinh còn có hi vọng. Anh giám đốc nhìn bọn họ cười lộ cả nếp nhăn!”.

Cô A liền thở dài: “Bọn họ làm đẹp thật. Cậu có biết con bé XX ở lớp một không? Nó phẫu thuật mắt hai mí được ba tháng, nhìn còn thấy tự nhiên. Con bé YY mới phẫu thuật được mấy hôm, nhìn giả bỏ xừ. Lại còn đánh mắt, nhìn khiếp quá!”.

Cô B nói: “Thế nên cô nàng mới chụp bộ ảnh 380 tệ/bộ, để giấu chứ sao!”.

Tôi sửng sốt nhìn bọn họ, nghĩ bụng đúng là vấn nạn xin việc đã tạo đà mở rộng phát triển thị trường thẩm mĩ và thị trường chụp ảnh.

Cuối cùng tôi cũng tìm được một công ti khá phù hợp cho mình, trong lúc tôi đang chuẩn bị giới thiệu thế mạnh của mình thì một ông chú bước đến, chìa bộ hồ sơ cho người phụ trách.

“Anh xem giúp hồ sơ của tôi một chút, tôi có kinh nghiệm công tác!”. Ông chú nói rất nhũn nhặn.

Tôi nhìn một lượt từ đầu đến chân, thấy chú ấy không giống với cậu thanh niên chừng 22 tuổi chút nào và thế là bèn ngắt lời chú: “Cái này… chú ạ, không phải hội chợ việc làm hôm nay chỉ dành cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học ạ? Chú…”.

“Tôi cũng là sinh viên mới tốt nghiệp mà! Xem này, đây là bản photo giấy tờ bằng cấp! Tốt nghiệp trước cậu mấy năm thôi!”. Chú ta nghiêm mặt nói.

Tôi thầm nghĩ sao con người này lại vô ý vô tứ như vậy, tranh giành miếng cơm manh áo với thế hệ đáng tuổi con mình, lại còn chen ngang ăn nói rất hùng hổ nữa chứ, thế là tôi liền cười, nói: “Chú đừng nói như vậy, chú đã tốt nghiệp trước khá lâu rồi. Hồi chú lĩnh món tiền lương đầu tiên, chắc là cháu vừa mới oe oe khóc chào đời. Hồi chú tung hoành ngang dọc trên thương trường, cháu vẫn đang chơi nặn đất. Hồi chú động phòng hoa chúc, cháu vừa mới được đeo khăn quàng đỏ để vào đội. Đến khi chú mệt mỏi chán chường và gặp cháu, thì cháu mới chính thức trở thành niềm hi vọng của đất nước, dự định sẽ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Kiểu gì thì cháu cũng phải gọi chú là chú phải không ạ?”.

Ông ta liền thở dài: “Đúng vậy, thế nên trong khi tôi đang ở cái thời trên đầu có cha mẹ, ở dưới có con cái, tóm thứ quẫn bách, thì cậu vẫn có thể đủng đỉnh vừa chơi vừa kiếm việc mà!”.

Đến nước này thì tôi chẳng còn gì để nói nữa, nhìn vẻ mặt phong trần của ông ta, nghĩ cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, đồng tiền bát gạo mà thôi!

“Anh đã từng làm trợ lí ở công ti s à?”. Người phụ trách đột nhiên hỏi.

“Vâng, đúng vậy, đúng vậy”. Chú đó gật đầu liên hồi như gà mổ thóc: “Thế nên tôi rất thạo các nghiệp vụ có liên quan! Anh có thể kiểm tra thêm!”.

Thấy người ta không còn hứng thú gì với tôi, tôi biết mình đã bại trận, lấy lại bộ hồ sơ trị giá 5,5 tệ của mình, loanh quanh hai vòng ở hội trường rồi đi ra.

Lúc đó tôi liền quyết định, mọi con đường đều dẫn đến thành Roma, chuyện tìm việc, có lẽ phải tự cứu mình bằng đường vòng vậy.

2

Thực ra nhờ mối quan hệ của gia đình để tìm một công việc cũng không phải là chuyện quá khó. Chỉ có điều lúc đó tôi đã quá đề cao bản thân, thế nên không muốn đi con đường này. Bây giờ cảm thấy tình hình không như mình tưởng, lại không muốn tìm một công việc tạm bợ cho xong chuyện. Thế là tôi đã lựa chọn con đường đi du học.

Đúng là mấy năm gần đây rất thịnh hành trào lưu du học, du học về sẽ có giá trị hơn, tạm thời chưa quan tâm đến việc sau đó bạn về nước hay ở lại nước ngoài, tóm lại là cứ dính đến chữ ngoại thì vẫn có giá hơn đồ nội. Nhưng nói thực là du học cũng không có gì ghê gớm. Bởi, những gia đình có quyền có thế, con đều trở thành cán bộ nhà nước cả; những gia đình có tiền, con được kế thừa công ti của gia tộc; những gia đình vừa có quyền, vừa có tiền, con đều được phát triển tự do trong lĩnh vực mà đứa bé thích; những gia đình không có quyền, không có tiền, con cái đều học nghiên cứu sinh; những gia đình có một chút tiền một chút quyền, không muốn động vào số tiền tiết kiệm dành cho con, đồng thời lại kì vọng nhiều vào tương lai tốt đẹp, kì vọng vào một thế giới chưa định hình, giống như tôi, đều chọn con đường xuất ngoại du học.

Nguyện vọng công bằng là tốt đẹp, lột tả hiện thực là tàn khốc. Chúng tôi rất ấu trĩ, nhưng chúng tôi đã hiểu sự đời.

Sau đó, tôi đã đăng kí học ở trường New Oriental, thi IELTS, tổ chức bữa cơm chia tay với bạn bè, mang theo số tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ, thu gọn hành lí, va li, mang theo thuốc Berberine và thuốc Ngưu hoàng giải độc hoàn, chiếc áo lông vũ đã nhét chật ních các túi khoác trên người, rồi bay về nửa bên kia quả địa cầu.

Hồi đó tôi không thể nhìn rõ tương lai, tôi nghĩ có lẽ thế hệ chúng tôi đều như vậy, bắt đầu từ lúc chọn khối tự nhiên hay khối xã hội, cho đến khi chọn ngành đi du học, tôi cảm thấy tôi không nắm bắt được cuộc đời của mình, mà là cuộc đời đang nắm bắt tôi, nó bịt mắt và vẫy tay gọi tôi, tôi liền mụ mị đi theo nó. Vì không nhìn rõ mặt nó, nên tôi không biết phía trước rốt cuộc là duyên phận hay nghiệp chướng.

Những ngày đầu mới đặt chân sang Australia lòng tôi có rất nhiều cảm xúc. Tôi đã bị lạc đường, mất túi xách, thời điểm thảm nhất là mỗi ngày ăn ba ổ bánh mì nhưng vẫn không muốn ngửa tay xin tiền bố mẹ nữa. Lên lớp không dám hé miệng than nửa lời, tan học vội vội vàng vàng đi làm thêm, đứng dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ ngước nhìn bầu trời xanh thẳm, nhìn đô thị hiện đại và những người thuộc chủng tộc khác nhau nhàn nhã đi lại, cảm thấy minh rất ngơ ngác, rất bi ai…

Nhưng đến giờ nghĩ lại những ngày tháng đó, tôi cũng không phàn nàn hay cảm thấy nuối tiếc, ít nhất là tôi không bị mất mặt bởi tôi không đi móc túi, không đi lừa đảo thiên hạ, không trầm luân trong giới người Hoa, không bị nhà trường đuổi học. Những điều này quả rất vụn vặt, nhưng đây cũng là một niềm kiêu hãnh của riêng tôi.

Có lẽ trưởng thành là chuyện diễn ra trong tích tắc.

Sở dĩ tôi quen Phương Hồi, là vì Hoan Hoan.

Hoan Hoan là người yêu của tôi, cô sang Australia trước tôi một năm. Thực ra du học sinh yêu nhau là chuyện rất bình thường, sống ở nơi đất khách quê người cũng cần có người chia sẻ, thế nên tình yêu cũng như món đồ ăn nhanh, từ lúc quen nhau đến lúc sống chung, tổng cộng chúng tôi chỉ mất vẻn vẹn có hai mươi tám ngày.

Hoan Hoan có nhóm bạn riêng của cô ấy, cuộc sống của tôi cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn. Hôm đó, chúng tôi và mấy người bạn của cô ấy đi hát karaoke ở Cashbox, hát được một nửa, lại có thêm hai người nữa đến.

“Aiba! Sao hai người đến trễ thế!”. Hoan Hoan nói.

“Gomennasai!”(Tiếng Nhật: Xin lỗi). Cô gái tên Aiba dường như là người Nhật đó nói: “Tắc đường, tắc đường!”.

Thực ra tôi cũng không dám chắc Aiba có phải là người Nhật hay không, vì mặc dù câu đầu tiên mà cô ấy nói là câu tiếng Nhật rất chuẩn, nhưng sau đó lại xổ tiếng Trung rất lưu loát, còn nữa, nếu cô ấy không lên tiếng thì tôi còn tưởng cô nàng là con trai!

Aiba rất cao và cũng rất gầy, cô mặc một chiếc áo phông hoa rộng thùng thình, quần lính, đội lệch chiếc mũ chơi bóng chày, nếu không quan sát kĩ chắc chắn sẽ nghĩ cô nàng là một gã điển trai. Đến nỗi sau này nhìn thấy Lí Vũ Xuân[2] tôi cảm thấy vô cùng thân thiết.

[2] Ca sĩ nhạc pop Trung Quốc. Cô nhanh chóng nổi tiếng khi giành giải quán quân trong cuộc thi Super Girls năm 2005.

“Đây là anh chàng cậu mới kiếm được hả?”. Aiba ngồi xuống cạnh Hoan Hoan nhìn tôi hỏi.

“Ừ, đây là Aiba và Phương Hồi, đây là my darling, Trương Nam”. Hoan Hoan vừa cười vừa giới thiệu.

Lúc này tôi mới để ý đến cô gái vào cùng Aiba.

Thực ra tôi cũng không biết cảm giác đầu tiên của tôi khi gặp Phương Hồi là thế nào.

Cô có mái tóc dài, phủ kín bờ vai, đeo một đôi khuyên tai lớn, không phải là cô gái quá xinh đẹp, bắt mắt, nhưng lại khiến người ta gặp một lần thấy khó quên. Ấn tượng nhất với tôi là hôm đó cô mặc một chiếc váy dài màu đỏ tươi, gấu váy dài đến gót chân, làm nổi bật chiếc eo nhỏ nhắn và cặp mông tròn trĩnh của cô.

“Chào anh”. Phương Hồi mỉm cười chào tôi, lúc cười, mắt cô cong cong, rất duyên dáng.

“Hi!”. Tôi vẫy tay.

Họ không đếm xỉa gì đến tôi nữa mà ngồi xuống chọn bài để hát.

Aiba hát mấy bài hát tiếng Nhật, Phương Hồi ngồi bên cạnh, lặng lẽ lắng nghe.

Vì Phương Hồi ăn mặc, trang điểm khá đặc biệt nên tôi đã liếc trộm cô mấy lần, dáng người cô thanh thoát, các nét duyên dáng, toát lên một vẻ gì đó diệt dục.

“Hê! Nhìn gì vậy?”. Con gái rất tinh ý, Hoan Hoan đã nhanh chóng phát hiện ra ánh mắt bất thường của tôi.

“Đâu có gì”. Tôi vội chối.

“Thích người ta hả?”. Cô véo tôi một cái.

“Đâu có!”. Tôi khoác tay lên vai Hoan Hoan: “Ai thích chứ? Có em là anh thỏa nguyện lắm rồi!”.

Lúc đó thực sự tôi cũng không hẳn là thích Phương Hồi, mà chỉ cảm thấy cô gái này có vẻ gì đó rất khác người.

“Thôi đi! Có thích em cũng không sợ, anh không có hi vọng gì đâu!”. Hoan Hoan mỉm cười, nụ cười đầy ẩn ý, khiến tôi cảm thấy có gì đó bất thường.

“Người ta chỉ thích con gái thôi, Phương Hồi và Aiba là một cặp đấy”.

Hoan Hoan nhìn tôi bằng ánh mắt rất đắc ý.

“Hả?”. Tôi thốt lên một tiếng.

Phương Hồi bèn liếc chúng tôi, tôi vội vàng quay mặt đi.

Kể cả tôi có tình ý gì với cô, thì trong giây phút đó, cũng lập tức tan thành mây khói.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#
 Tác giả| Đăng lúc 5-2-2015 22:13:01 | Chỉ xem của tác giả
Phần 01: Không quên



3

Chuyện của Phương Hồi cũng không phải là hiếm gặp với du học sinh, bởi cuộc sống còn đầy chuyện kinh khủng hơn thế. Có không ít cô cậu, nhỏ hơn chúng tôi rất nhiều, thậm chí chúng còn không thể phân biệt được phải trái đúng sai, không biết tuổi trẻ là nguồn tài sản và cũng là mối nguy hiểm, chính vì thế đã để xảy ra những chuyện khó tin. Đối với Phương Hồi, tôi nghe xong chuyện rồi cũng cho qua, đoán sau này chắc là cũng không còn gặp lại nhau nữa. Les, mặc dù tôi thực sự không bài xích, nhưng trong lòng ít nhiều cũng thấy sờ sợ.

Ai ngờ sau đó không lâu, chúng tôi lại sống chung dưới một mái nhà.

Do là Hoan Hoan cãi nhau với mụ chủ nhà trọ mập ú. Thực ra trước đó hai người đã chiến tranh lạnh, bằng mặt không bằng lòng với nhau. Hoan Hoan thường chê mụ ta là vừa già vừa ngớ ngẩn, chê lão chồng mụ là con sâu rượu lại háo sắc, chê con trai mụ nhìn như nhân vật Dudley – anh họ của Harry trong Harry Potter. Còn mụ chủ cũng thường xuyên nhìn Hoan Hoan từ đầu đến chân với ánh mắt dò xét, nói thầm vài câu với lão chồng lúc nào cũng lấm la lấm lét. Như thế, từ một túi rác đã châm ngòi cho cuộc đại chiến Trung Quốc – Australia. Hoan Hoan chửi nhau một trận với mụ béo bằng vốn tiếng Anh sặc mùi Tứ Xuyên, mặc dù mụ béo cũng đã chửi đến sướng miệng rồi, thì sau đó vẫn kiên quyết ra lệnh cho chúng tôi “go out” và thế là chúng tôi đành phải cuốn gói ra đi.

Trong lúc chúng tôi đang lưỡng lự, chán nản thì Thượng đế đã mở lòng từ bi, song song với việc đóng một cánh cửa vào, ông lại hào hiệp mở ra cho chúng tôi một cánh cửa khác. Đúng lúc bạn ở cùng nhà với Aiba và Phương Hồi về nước, cuối tháng chúng tôi đã chuyển đến đó ở, Hoan Hoan vô cùng đắc ý, nói đây gọi là trời không dồn người vào bước đường cùng, để cho mụ béo khỏi huênh hoang.

Còn tôi thì không phấn khởi được như vậy, nói thực là tôi không cảm thấy mụ béo đó quá tệ, mụ ấy rất tốt với tôi, nhiều khi Hoan Hoan kén chọn quá, sống trong nhà người ta cũng phải biết bớt mồm bớt miệng và giữ ý chứ, hơn nữa hiện nay tiền thuê căn hộ này của chúng tôi đắt hơn trước một ít, xa trường tôi hơn. Điều quan trọng nhất là, ngay bên cạnh lại là đôi Les, tôi vẫn thấy có gì đó kì kì, chỉ sợ nghe thấy âm thanh đặc biệt gì đó hay bắt gặp cảnh tượng lập dị nào đó.

May mà thực tế đã chứng minh mối lo lắng của tôi là thừa. Aiba rất thích đi chơi, cũng có mấy công việc làm thêm, rất ít khi ở nhà, nhiều hôm còn tranh thủ lúc Phương Hồi không có nhà, đưa một cô gái khác về. Vì vậy tôi mới biết, hóa ra đồng tính cũng xảy ra chuyện cặp bồ…

Còn Phương Hồi, rất lặng lẽ, thậm chí cô lặng lẽ đến nỗi khiến tôi có ảo giác rằng phòng bên cạnh không có ai ở. Dường như cô rất thích màu đỏ, rất hay mặc áo khoác đỏ, váy đỏ, áo choàng đỏ. Thỉnh thoảng gặp cô, màu đỏ tươi tắn đó luôn tạo nên sự đối sánh độc đáo với nét mặt bình thản của cô, giống như dùng màu sắc để chia tách không gian, tự nhiên lại khiến tôi mơ màng.

Thời gian dần trôi qua, tôi cảm thấy ở cạnh họ rất tiện lợi. Họ sang Australia trước tôi và Hoan Hoan, nên đồ ăn chỗ nào rẻ, kì nghỉ đi đâu chơi, đi làm thêm ở nhà hàng nào trả công cao, họ đều biết. Đặc biệt là Aiba, thực ra ngoài chút vấn đề vì đồng tính, mọi thứ khác cô nàng đều rất tốt, nhiệt tình, thoải mái, lại hài hước. Tôi và cô nàng học cùng trường, thế nên buổi sáng thường cùng nhau đi học.

Có một lần, chúng tôi đi xe bus, lúc soát vé đã xảy ra chuyện. Vé xe bus của Aiba và tôi đều đã quá hạn, Aiba nói: “Họ chẳng mấy khi kiểm tra vé của người nước ngoài đâu, thế nên tiết kiệm được đồng nào hay đồng đấy”. Không ngờ chúng tôi vẫn bị người ta phát hiện ra.

Đến giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó tôi thật sự là một thanh niên lương thiện tới mức ngô nghê, chưa mặt dày mày dạn, sau khi bị nhân viên soát vé hỏi han, tôi tắc tị không thốt ra được câu nào, nói như lời Aiba thì lúc đó tôi giống như cô nàng góa phụ ăn vụng lần đầu, mặt đỏ bừng, cúi gằm xuống, ra sức lùi ra sau, chỉ còn thiếu nước túm vạt áo chấm nước mắt nữa thôi.

Aiba không giống tôi, cô nàng liền giả nai ỏn ẻn như cô thiếu nữ ngây thơ, ngân ngấn nước mắt nói: “I’m sorry… We come from Japan… We just leave in Austrailia two months. We can’t speak English very well. We can’t fĩnd the station. I am very sorry…”. Sau đó cô nàng vừa cúi người một góc 90 độ, vừa bắt đầu câu “Gomennasai!” rất lưu loát của minh, tôi đứng bên cạnh, mắt chữ A, mồm chữ O.

Rõ ràng là ông soát vé đó đã bị Aiba bỏ bùa mê, ông ta rất nhiệt tình và nói cho chúng tôi biết bến chúng tôi cần phải xuống (chắc chắn chúng tôi còn thạo hơn cả ông ta), cũng không bảo chúng tôi phải mua vé bù. Aiba vẫy tay “Argiato Gozaimasu” (Dạ xin cảm ơn) và chào tạm biệt ông ta, tôi cũng rất hiểu ý liền cúi gập người xuống.

Xuống dưới, tôi liền vỗ vai cô nàng, cười nói: “Sao em lại bảo bọn mình là người Nhật!”.

Aiba liền cau mày nói: “Người Australia rất lịch sự với người Nhật Bản, hơn nữa, dù có mất mặt cũng không thể để mất mặt người Trung Quốc được!”.

“Em không thích Nhật à?”. Tôi hỏi.

“Không!”. Aiba trợn mắt lên nhìn tôi: “Em là kẻ xui xẻo! Cuộc đời còn bi kịch hơn cả Shakespeare! Năm xưa em là cô gái trong sáng biết bao, chỉ mong được trải qua một mối tình đáng nhớ, lấy được một anh chàng, nuôi một con cún, từ đó sống một cuộc đời hạnh phúc. Kết quả khó khăn lắm mới thích được một người, m.kiếp, một người Nhật chính cống, tệ bạc hơn người em thích lại là con gái! Em biết làm thế nào, số phận đùa cợt với em, chẳng lẽ em lại nói cô đến từ đâu thì biến về đó, bà đây không chơi nữa ư?”

“Người Nhật hả? Phương Hồi là người Nhật hả?”. Tôi hỏi với giọng sửng sốt.

Aiba liền lườm tôi một cái: “Không phải lần trước mấy người đều nói là từ Bắc Kinh đến đó sao?”.

“Ừ, đúng, đúng rồi! Thế em… em nói người mà em thích… là người Nhật”. Giọng tôi mỗi lúc một nhỏ hơn.

Aiba lại lườm tôi cái nữa: “Có phải cô nàng Hoan Hoan lại nói linh tinh gì không? Có phải cô ta lại nói em và Phương Hồi cặp với nhau đúng không?”.

Tôi liền vội gật đầu.

Aiba liền cười nói: “Anh tưởng em và Phương Hồi là les thật à?”.

Tôi ngập ngừng gật đầu, thực ra tôi cảm thấy Phương Hồi không giống kiểu người như vậy, ánh mắt của cô ấy còn toát lên vẻ không còn ham muốn yêu ai.

“Phương Hồi không phải là les, mà từng đổ vỡ rất thảm trong tình yêu khác giới, ở cùng với em là vì không muốn cho mình cơ hội yêu ai nữa”.

Aiba đưa ánh mắt và buông một tiếng thở dài.

4

Sau ngày hôm đó, tôi lại bắt đầu thấy tò mò về Phương Hồi.

Vì tôi không thể hiểu tại sao cô lại nhốt mình vào thế giới không có tình yêu, không có dục vọng như vậy, theo như cách lí giải của Aiba đó là do thất tình, nhưng thất tình đến mức như vậy ư? Nếu đúng như vậy thì nạn bùng phát dân số thế giới đã được kiểm soát từ lâu rồi! Tôi cũng không cần phải vượt ngàn dặm xa xôi, mò sang tận Australia ăn học nữa. Tuy nhiên tôi lại không đoán ra được những nguyên nhân khác.

Tối đến tôi hỏi Hoan Hoan: “Nếu anh đá em thì em có hận đời mà đi tìm một người như Aiba không?”.

Hoan Hoan liền véo tôi một cái, nói: “Xí! Nếu anh mà đá em, em sẽ nếm mật nằm gai, sớm muộn gì cũng tìm được một anh chàng vừa đẹp trai vừa giàu có chọc tức anh!”.

Tôi liền túm tay cô nói: “Em sẽ không cảm thấy mệt mỏi cả về thể xác và tâm hồn, thà đi tìm một cô nàng les còn hơn là yêu một anh chàng khác nữa hả? .

Hoan Hoan liền rút tay ra, trợn mắt nói: “Trương Nam, anh có ý gì thì cứ nói thẳng ra, không cần thiết phải đặt giả thiết em là les đâu! Nói cho anh biết nhé, em thà yêu một gã tàn tật còn hơn là đi tìm đàn bà!”.

Tôi vội ôm Hoan Hoan, nói: “Anh trêu em chút thôi mà, anh muốn biết mình là người quan trọng như thế nào với em, xem ra em không chịu thủ tiết vì anh đúng không, nếu chẳng may một ngày nào đó anh xả thân nơi chiến trường thì chắc xương thịt anh chưa lạnh, em đã là Hồng Hạnh vượt tường (ý chỉ ngoại tình) rồi đúng không!”.

Hoan Hoan liền cười khúc khích, nói: “Hay là ngày mai em thử tìm Aiba xem sao, xem xem em có thể vì anh mà trở thành les không?”.

Tôi liền trở mình đè Hoan Hoan xuống, nói: “Đừng đừng, nàng đừng dấn thân vào thế giới đồng tính, cứ ngoan ngoãn mà vùng vẫy trong thế giới của đôi mình thôi!”.

Đúng là Hoan Hoan không dấn thân vào thế giới đồng tính, nhưng cô đã dấn thân vào thế giới người nước ngoài rồi.

Nói một cách đơn giản là cô đã chạy theo một anh chàng nước ngoài.

Lúc chia tay, Hoan Hoan vẫn tỏ ra rất buồn, cô ấy nói thực ra cô yêu tôi hơn, nhưng sau khi sang Australia mới phát hiện ra rằng, có rất nhiều chuyện vô cùng thực tế. Ví dụ người Hoa luôn có vị thế thấp hơn người khác, cô đã bị một người như mụ chủ béo ú bắt nạt. Khả năng của cô chỉ có hạn, không thể thay đổi cả thế giới người Hoa, để đồng bào của mình ưỡn ngực sống một cách tự tin, nhưng cô không muốn sống cuộc sống như thế nữa và làm thế nào để thay đổi được thực trạng, chỉ còn cách yêu một người nước ngoài, hòa nhập với cuộc sống của họ. Như thế cô có thể hùng hồn cãi nhau với mụ chủ nhà mà không sợ bị đuổi đi nữa. Thế nên, với tư cách là một người Hoa, để có thể sống một cuộc sống bình đẳng ở Australia, cô đã sẵn sàng dùng tình yêu để trao đổi, vì sự trỗi dậy của Trung Quốc mà lựa chọn một người nước ngoài cô không thật sự yêu.

Tôi đau đớn thương tiếc cho tình yêu của chúng tôi, đồng thời cũng tỏ ra hết sức đồng cảm và ủng hộ quyết định của Hoan Hoan, vì tôi cũng không có cách nào để phản đối, một du học sinh nghèo rớt mồng tơi như tôi thì bói ra được gì để Hoan Hoan được sống một cuộc sống đầy đủ ở Australia? Lấy gì để bảo vệ cô khi cô tranh cãi với người Australia bằng thứ tiếng Anh đặc mùi Tứ Xuyên?

Nói đi nói lại thì tôi vẫn thấy buồn một thời gian, đặc biệt khi màn đêm buông xuống, cảm giác thiếu đi người luôn sát cánh bên mình thực sự vô cùng trống vắng.

Aiba rất thông cảm với hoàn cảnh của tôi, thế nên mặc dù Hoan Hoan chuyển đi rồi, tôi và bọn họ vẫn là bạn của nhau. Không những vậy, tôi còn có cơ hội tiếp xúc với Phương Hồi nhiều hơn.

Hôm đó, Phương Hồi đã chủ động sang tìm tôi, trên khuôn mặt lãnh đạm của cô xuất hiện vẻ luống cuống hiếm thấy, cô gõ cửa phòng tôi, nói với giọng gấp gáp: “Trương Nam, anh… sang phòng em một lát được không?”.

Tôi vội vàng theo cô sang phòng họ, vừa vào phòng tôi liền sững người, một mùi hôi bốc ra tận phía ngoài cửa, cả sàn nhà đã ngập nước cống bẩn.

Cô đứng bên cạnh tôi, mặt đỏ bừng, nói: “Em về nhà đã thấy như thế, hình như đường ống nhà vệ sinh vỡ thì phải, Aiba lại không có nhà, thế nên… anh bảo phải làm gì bây giờ?”.

Tôi kéo ngay cô ra, bước ra ngoài hai bước nói: “Em đừng ở đây nữa! Sang phòng anh mà đợi!”.

Phương Hồi liền giằng khỏi tay tôi, nhìn tôi bằng ánh mắt hồ nghi.

“Ơ, anh xin lỗi”. Tôi vội vàng để tay ra sau lưng, nói: “Để anh xem, em đừng quan tâm nữa. Mau sang đi! Không ở lại đây được đâu!”.

“Cảm ơn anh”.

Tôi tưởng rằng Phương Hồi sẽ thấy cảm động gì đó, không ngờ cô lại quay về với vẻ lãnh đạm như bình thường, quay đầu đi ra. Tôi đoán chắc là do vừa nãy tôi túm tay khiến cô thấy ngại ngùng.

Sau khi liên hệ với công ti môi giới thuê nhà, tôi đã tiến hành sửa chữa tạm thời. Không thể để Phương Hồi thu dọn những sản phẩm made in Australia X X đó! Dĩ nhiên rồi, tôi đoán chắc cô cũng không biết thu dọn, nếu như có cách thì chắc chắn cô đã không sang tìm tôi.

Tôi tranh thủ quan sát phòng Phương Hồi một lúc, muốn xem có dấu vết gì liên quan đến quá khứ của cô hay không, nhưng được một lúc thì tôi đầu hàng. Một là vì tôi thực sự không phát hiện ra điều gì đặc biệt, hai là thứ mùi kinh khủng bốc trong phòng thực sự không thích hợp để tôi tiếp tục tìm kiếm.

Cuối cùng thì cũng đã nắm được sơ qua tình hình, tôi liền bước ngay ra ngoài, gần ra đến cửa thì bị trượt chân, kéo theo cả lọ hoa nhỏ bên cạnh, một viên đá liền lăn đến chân tôi.

Tôi nhặt lên xem, đó là hòn đá có thể tìm thấy trên mọi sạp hàng ven đường tại Bắc Kinh những năm về trước, viết lên những cái tên nghiêng ngả bằng thứ bột vàng bột bạc, ví dụ “Bối Bối”, “Soái Soái” gì đó, tôi cũng từng có một viên, không biết bây giờ ném đi đâu rồi.

“Đưa cho em”. Chắc là Phương Hồi nghe thấy tiếng động nên đã bước vào.

“Hả?”.

Ánh mắt cô rất nghiêm khắc, một cảm giác ức chế mạnh mẽ bao trùm lấy tôi, tôi liền sững lại.

Phương Hồi chẳng nói chẳng rằng, không thèm nhìn tôi mà cướp ngay lấy viên đá đó, tựa như sợ kẻ khác xâm phạm bảo bối gì đó.

Tôi còn chưa kịp rửa tay, viên đá cũng nhuốm bẩn, thậm chí tôi còn có thể nhìn thấy rất rõ bàn tay trắng trẻo của cô bị dính bẩn từ viên đá, nhưng dường như cô không hề để tâm, chỉ nắm chặt tay, đứng thẫn thờ bên cạnh tôi, ánh mắt vô định.

“Cái này… bẩn…”. Tôi không biết phải làm thế nào, đành phải nói một câu như vậy.

Cô run rẩy, dường như đã trở về với thực tại, đứng phắt dậy bước thẳng ra cửa sổ, mở cửa sổ ném thẳng viên đá ra ngoài, viên đá quét thành một đường vòng cung tuyệt đẹp.

Tôi tròn mắt nhìn theo bóng cô, cuối cùng đã phát hiện ra rằng mình đã tìm được đầu mối cần tìm.

Trên viên đá đó có một cái tên: Trần Tầm.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#
 Tác giả| Đăng lúc 5-2-2015 22:15:46 | Chỉ xem của tác giả
Phần 01: Không quên



5
Sau đó, Phương Hồi không thèm nói chuyện với tôi nữa.

Nhưng tôi có ấn tượng rất sâu sắc về chuyện đó. Một người như cô, dù có đặt một con ốc biển Australia sạch sẽ trước mặt, cũng chưa chắc đã thu hút được ánh mắt của cô. Nhưng cô lại bất chấp tất cả để giật lấy một viên đá bẩn, hơn nữa sau khi giật lấy lại ném đi, thật không thể lí giải. Chỉ riêng món đồ cũ rích ghi tên Trần Tầm đó cũng đã đủ để chứng minh cho sự không ổn định trong suy nghĩ của cô, có thể Trần Tầm là một người có vai trò rất quan trọng đối với cô.

Câu chuyện bí ẩn của Phương Hồi vốn đã giúp tôi vơi bớt được phần nào nỗi buồn thất tình, nhưng thời gian trôi qua, tôi cũng không còn hào hứng với cuộc sống của người ta nữa. Chớp mắt đã đến sinh nhật của tôi, trước đó Hoan Hoan còn hào hứng nói rằng sẽ tặng cho tôi một chiếc đồng hồ được bán ra với số lượng hạn chế, đến khách sạn để ngủ một đêm lãng mạn, thế mà giờ chỉ còn lại mình tôi, cảm giác hụt hẫng hơn nhiều so với những gì tôi đã tưởng tượng.

Lúc về nhà, tôi đi qua một tiệm bánh, tủ kính rất đẹp, trên giá bày rất nhiều bánh ngọt với đủ mọi kiểu cách khác nhau. Tôi đứng trước cửa tiệm bánh nhìn một lát, có một chiếc cheny cheese cake, nhìn rất ngon, là vị mà Hoan Hoan thích nhất. Nhưng hồi đó chúng tôi đều tiếc tiền, không dám mua, cô ấy nói đến khi tôi tổ chức sinh nhật, chắc chắn sẽ mua về ăn thử.

Ông thợ bánh dáng dấp mập mập bên trong nhìn tôi cười, tôi liền nghiến răng đi thẳng vào, chỉ vào chiếc bánh đó nói, tôi mua cái này.

Nói chuyện vài câu với ông thợ bánh, biết hôm nay là sinh nhật tôi, ông ta còn hào phóng tặng cho tôi nến và bán cho tôi một chai rượu sparkling[3] với giá ưu đãi. Tuy nhiên, một mình xách chiếc bánh ngọt được bọc rất đẹp với giá không hề rẻ đi ra, tôi lại phát hiện ra mình càng tội nghiệp hơn. Ai đó đã từng nói rằng, đối mặt với nỗi cô đơn, ấm cúng chỉ là một sự che giấu thê lương mà thôi.

[3] Là một loại rượu vang được lên men từ quả nho hoặc nước quả nho, ngoài ra còn có thể được làm từ một số loại trái cây khác.

Tôi đã gặp Phương Hồi ở hành lang, nếu như bình thường chắc chắn tôi sẽ lên tiếng chào, nhưng hôm đó tâm trạng của tôi thực sự tồi tệ, chỉ gật đầu chào và thế là tôi đã vô tình bỏ qua vẻ khác lạ trên khuôn mặt Phương Hồi.

“Hôm nay là sinh nhật anh à?”. Cô ấy nhìn chiếc bánh ngọt và nến dưới tay tôi hỏi.

“Ừ”. Tôi vừa móc chìa khóa ra vừa trả lời.

“Ngày 29 tháng 8 ư?”. Dường như cô có vẻ không tin.

“Ừ ”. Tôi mở cửa, tiện thể nói: “Em vào chơi một lát đi”.

Không ngờ Phương Hồi cũng theo vào thật, điều này lại khiến tôi hơi luống cuống. May mà có chiếc bánh che hộ, tôi tháo dây ra, nói: “Cùng… cùng ăn nhé, anh không ăn được hết”.

“Cherry cheese cake à?”. Phương Hồi nhìn chiếc bánh, ánh mắt lấp lánh.

“Ừ, con gái đều thích loại này đúng không”. Tôi cười nói.

“Cũng có cả con trai thích nữa”. Cô rút nến ra nói.

“Ừ, anh cũng thích”. Tôi nói và cô lại nhìn tôi bằng ánh mắt đặc biệt đó.

“Thế anh còn thích gì nữa?”. Cô cười, hỏi.

Cô chưa bao giờ chuyện trò dịu dàng với tôi như vậy, chính vì thế tôi cũng đã hào hứng hơn.

“Anh là người rất bảo thủ, theo không kịp với trào lưu, thích toàn những thứ quê mùa. Năm xưa đọc Saint Seiya[4], mọi người sùng bái nhân vật Seiya, nhưng anh lại cảm thấy anh ta không thể bằng hình mẫu Tiểu Cường, kết quả là con gái trong lớp không cho anh mượn truyện đọc nữa. Rồi con trai đều không thích ăn đồ ngọt đúng không, thế mà anh lại thích, lại còn thật thà kể cho mọi người nghe, để rồi thường xuyên bị mọi người trêu… Còn nữa, hiện nay đang mốt uống loại rượu sparkling này, em có biết anh thích gì không?”.

[4] Saint Seiya là bộ tranh truyện nổi tiếng của tác giả Masami Kurumada (Nhật Bản).

“Pepsi?”. Phương Hồi hỏi rất chăm chú.

“Như thế thì Tây biết bao! Anh nói cho em, nhưng em không được cười đâu đấy”. Tôi xua xua tay và nói một cách bí ẩn: “Trà đen lạnh của hãng Thống Nhất ấy”.

Phương Hồi nhìn tôi rất lâu, khiến tự dưng tôi không dám nhìn lại.

“Hôm nay cũng phải chạy theo mốt một bữa, vị đào, em có uống một chút không?”. Tôi lắc chai rượu nhỏ trên tay, giấu đi vẻ thấp thỏm của mình, đôi mắt Phương Hồi dõi theo chai rượu thủy tinh màu hồng phấn. Cô nhìn chằm chằm vào mắt tôi, cái nhìn đó khiến tôi ngơ ngác, tôi không biết mình đã làm gì hay bị làm sao, tóm lại là hôm nay Phương Hồi đối xử với tôi khá… đặc biệt.

Trong lúc tôi còn đang suy nghĩ lung tung thì cô lại cúi đầu xuống, nói nhỏ: “Vâng, cho em một chén”.

Tôi lấy ra hai chiếc cốc sứ và rót rượu vào. Trong đó có một chiếc cốc là của Hoan Hoan để lại và tôi cũng không nỡ bỏ đi, hóa ra con người ta luôn lưu luyến với những thứ thuộc về quá khứ.

Phương Hồi đã châm nến, cả gian phòng chìm trong ánh nến mờ ảo, lãng mạn nhưng không chân thực.

“Xin lỗi anh, em đã lén ăn quả cherry mất rồi”. Phương Hồi chỉ vào phần bánh đã bị khuyết một lỗ nhỏ và cười tinh nghịch, lúc đó tôi tưởng mình nhìn thấy ảo ảnh.

Tôi cũng nhấc một quả cherry lên và bỏ vào miệng, cố gắng mấy lần thì nhổ được ra ngoài, cuống quả cherry đã thắt thành một nút đẹp, kiệt tác của cái lưỡi tôi.

“Thắt được cuống cheny thành nút chứng tỏ rất biết hôn!”. Tôi buông ra một câu như vậy, trước mặt Phương Hồi, tôi không biết phải nói gì, làm gì.

Vì không giống, thật sự không giống.

Chỉ tiếc rằng, cuống quả cherry đã được thắt nút đó không giúp được tôi thoát khỏi sự ngượng ngùng, mà ngược lại, nó đã gây ra một hiệu ứng mà đến giờ tôi cũng không biết là tốt hay xấu.

Đôi má ngày thường khá nhợt nhạt của Phương Hồi hơi đỏ lên, đôi mắt mơ màng, cô hết nhìn nút thắt cuống quả cherry rồi lại nhìn tôi, nâng cốc lên, môi khẽ mấp máy: “Chúc mừng sinh nhật!”.

Rượu đào được cô uống một ngụm hết bay, có thể những cái thơm ngọt dễ bốc hơi nhất, nước mắt trào ra ở khóe mắt cô.

Tiếp đó cô bật khóc thành tiếng.

Trong tích tắc đó, đột nhiên tôi chợt hiểu ra.

Trong khoảng khắc đó, mỗi câu nói, mỗi động tác nhỏ đáng yêu của Phương Hồi, mỗi nụ cười, mỗi giọt nước mắt của cô đều không phải dành cho tôi.

Tôi lặng lẽ chờ đợi bờ vai cô thôi không còn rung nữa, sau đó hỏi: “Hôm nay cũng là sinh nhật của Trần Tầm ư?”

Phương Hồi ngẩng đầu lên, khuôn mặt sinh động ban nãy đã biến mất, đây mới là Phương Hồi đích thực trước mặt tôi.

Một điều lạ là, sau khi phát hiện ra điều này, tôi lại cảm thấy bồn buồn.

“Anh có tin không? Có lẽ người ta luôn có chuyện gì đó, dù muốn quên cũng không thể quên được. Cho dù thời gian đã trôi qua bao lâu, trốn đi dù xa đến đâu, cũng không làm được gì. Lòng không buông xuôi được, chỉ một chút thôi, cũng đã đủ rồi”. Cô nắm chiếc cốc của Hoan Hoan, nói khẽ: “Hai anh sinh nhật cùng một ngày, ngày 29 tháng 8, sao Xử Nữ…”.

Sau đó, trong ngày sinh nhật của tôi và Trần Tầm, tại căn phòng nhỏ của tôi ở Australia, Phương Hồi đã chậm rãi kể cho tôi nghe một câu chuyện rất dài, dài đến nỗi tôi đứng ở bờ biển bên này vẫn có thể nhìn thấy bờ bên kia và dường như tôi cùng họ sống lại với những năm tháng đó, câu chuyện kéo dài suốt mười năm khiến tôi như nhìn thấy tuổi thanh xuân đột nhiên bạc phơ mái đầu trong tích tắc…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

7#
 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2015 20:54:27 | Chỉ xem của tác giả
Phần 02: Thích



Phương Hồi nói: “Hồi đó bọn em không bao giờ nói đến từ yêu, yêu là từ xa vời, nặng nề biết bao. Bọn em chỉ nói thích, kể cả thích cũng là thích vụng thích trộm”.

1

Phương Hồi nói, cô là người không giống không nhan sắc nhất trong số tất cả các bóng hồng của Trần Tầm. Nếu phải đưa một tính từ thì cùng lắm cô chỉ được miêu tả là thanh tú.

Tôi rất hiểu, cái gọi là thanh tú thật ra cũng chỉ là lời khen theo phép lịch sự. Hàm nghĩa sâu xa của câu nói này là, cô gái này không xinh đẹp, bình thường, rất bình thường.

Dĩ nhiên, tôi cảm thấy cô nói như vậy là hơi khiêm tốn. Mặc dù Phương Hồi không phải là mĩ nhân sắc nước hương ười, nhưng rất có duyên. Tôi cảm thấy vẻ đẹp này của cô bắt nguồn từ những chuyện đã xảy ra trong quá khứ của cô, những tình cảm đó lắng đọng lại, tạo ra sự cuốn hút đặc biệt trên con người cô. Bởi, tôi không biết hồi mười mấy tuổi trông cô thế nào, không biết trước khi trải qua mối tình đó, cô có đặc biệt như thế này không.

Còn Trần Tầm, theo sự phân tích của tôi cậu ấy đã phạm vào số kiếp đào hoa, được rất nhiều hồng nhan ngưỡng mộ. Hồi đó bất kì trường cấp ba nào ở Bắc Kinh cũng có người như vậy, đẹp trai, cao ráo, chơi bóng giỏi, khá thông minh, bạn nói gì anh ta cũng biết, có người còn học khá giỏi. Họ trở thành đối tượng mộng mơ của các cô gái, họ cũng là bạn chơi không tồi của các chàng trai. Tóm lại, họ mối nguy hại của nhân gian.

Phương Hồi – cô gái có nhan sắc thường thường bậc trung chính là mối tình đầu của Trần Tầm, Phương Hồi tự mỉa mai rằng, sau khi mọi người biết cô là người yêu Trần Tầm, thì họ đều hỏi cô với giọng rất lạ kiểu như: “Hả? Cậu ta chính là Phương Hồi hả?”. Nhưng tôi nghĩ chuyện này thật vô lí, nếu nói theo luật nhân quả, thì đó không phải là nhìn thấu hồng trần mà là cái duyên đã được sắp đặt từ lâu mà thôi.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Phương Hồi chính là cô gái mà Trần Tầm đã từng yêu, mặc dù nói như vậy có phần chua xót, nhưng cộng với sự cảm nhận của tôi, tôi nghĩ rằng chắc chắn cậu ta đã từng yêu Phương Hồi rất sâu sắc.

Lần đầu tiên tên của họ được gắn với nhau, là trên một góc thông báo đăng trên trong báo nọ của tờ Bắc Kinh buổi tối cuối thập kỉ 1990. Lúc đó các trường cấp ba có tiếng hoặc có tiền ở Bắc Kinh thường đăng danh sách thí sinh trúng tuyển trên mặt báo. Hai người đều thi đỗ vào trường phổ thông trung học, tên của họ người ở hàng trên kẻ hàng dưới.

Tiếp đó, họ cùng được phân vào lớp (1) của khối 10, lúc biết nhau mới chỉ 16 tuổi.

Thời gian đầu, Trần Tầm không để ý đến chuyện trong lớp còn có một Phương Hồi, bởi cô thuộc mẫu người quá đỗi bình thường, kể cả có nghỉ học, cũng chỉ có giáo viên chủ nhiệm và cán bộ theo dõi sĩ số của lớp biết mà thôi.

Trần Tầm được vào thẳng cấp ba vì thành tích học tập xuất sắc, hơn nữa lại có kinh nghiệm làm cán bộ lớp, nên đã được chủ nhiệm khối chọn làm lớp trưởng. Hồi đó cậu là người vừa được thầy cô quý mến, vừa được bạn bè tôn sùng, thế nên cậu không có thời gian để ý đến những người như Phương Hồi.

Sở dĩ Trần Tầm chú ý đến Phương Hồi là do hai cậu bạn thân Triệu Diệp và Kiều Nhiên. Triệu Diệp là người chơi bóng rổ rất giỏi của lớp, cao một mét chín mấy, tóc hơi xoăn tự nhiên, hàm răng trắng, mỗi khi cười, khuôn mặt nhìn rất rạng rỡ. Nói như lời Trần Tầm thì cậu ta không nên chơi bóng rổ mà nên đi quảng cáo cho hãng kem đánh răng Colgate, để hãng kem đánh răng này khỏi phải gõ vỏ sò nữa, mà có thể gõ thẳng lên răng theo từng độ tuổi của cậu ta, hiệu ứng quảng cáo sẽ chân thực, đáng tin cậy và lôi cuốn khách hàng hơn vỏ sò rất nhiều.

Kiều Nhiên là một nam sinh điềm đạm, là lớp phó sinh hoạt kiêm cán bộ theo dõi sĩ số của lớp, cậu là người do Trần Tầm giới thiệu với cô giáo chủ nhiệm khi mới bước vào năm học mới. Cậu tận tâm lại ít nói, được cả lớp quý mến. Trần Tầm cho rằng, trong tất cả đám con trai, chắc chắn Triệu Diệp sẽ không giúp được việc gì, chỉ có Kiều Nhiên là đáng tin cậy.

Trần Tầm, Triệu Diệp, Kiều Nhiên đều cao nên bị dồn ngồi bàn cuối, trong giờ học ba cậu thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng. Hôm đó trong giờ học, cô giáo gọi Phương Hồi trả lời câu hỏi, Triệu Diệp liền huých Trần Tầm: “Này, ông đã nói chuyện với bạn kia bao giờ chưa?”.

Trần Tầm liền ngẩng đầu lên, nói: “Tớ không nhớ lắm, hình như chưa”.

“Còn ông thì sao? Đã nói chuyện bao giờ chưa?”. Triệu Diệp lại hỏi Kiều Nhiên.

“Nói rồi, mấy hôm trước trực nhật với tổ bọn họ, sao vậy?”. Kiều Nhiên trả lời.

“Lạ lắm! Khai giảng được một tháng rồi, con gái trong lớp mình chỉ có nàng đó chưa nói chuyện với tôi!”. Triệu Diệp nói.

“Vậy hả?”. Trần Tầm liếc Phương Hồi một cái, cậu cũng chỉ có ấn tượng mơ hồ về cô bạn này. Hôm đó là lần đầu tiên cậu nhìn kĩ, tuy nhiên cũng chỉ nhìn thấy chiếc bóng mảnh dẻ của cô.

Thời chúng tôi học cấp ba, Bắc Kinh không rộng như bây giờ, khu vực vành đai bốn là khu đường đất giữa cánh đồng bát ngát, nhà ai nằm ở vành đai ba cũng đã bị coi là xa rồi, vành đai hai còn là đường bê tông, xe chạy trên đường tấp nập, nhưng về cơ bản không có khái niệm tắc đường, tuyến xe bus số 44 lao vun vút như tàu lượn siêu tốc. Hơn nữa hồi đó đời sống cũng không cao như bây giờ, xe hơi là đồ xa xỉ rất ít gia đình có. Vì thế không có cảnh vừa đến giờ tan học, cổng trường đỗ đầy xe đón con. Hầu như mọi người đều đi xe đạp hoặc đi xe bus đi học, trong trường chỉ có khu để xe đạp có mái che, mỗi lớp một ô, hàng ngày các lớp cử người phụ trách xếp xe cho thẳng hàng.

Lúc tan học lấy xe, đúng hôm xe của Phương Hồi để giữa xe của Triệu Diệp và Trần Tầm, nhìn thấy hai cậu bạn cao to, cô liền đứng đó không đến gần nữa. Triệu Diệp lại rất nhiệt tình, cậu đẩy Trần Tầm ra, chủ động nhường ra một chỗ trống, cười rất tươi, để lộ hàm răng trắng, nói: “Phương Hồi, cậu lấy trước đi”.

Phương Hồi nhìn Triệu Diệp bằng ánh mắt sửng sốt rồi nói nhỏ: “Cảm ơn cậu”.

“Thôi để tớ lấy hộ cậu”. Phương Hồi vừa mở khóa xong, Triệu Diệp đã sấn tới, không đợi cô trả lời, cậu ta đã dắt chiếc xe đạp hãng Giant của cô ra.

“Phiền cậu quá”. Phương Hồi rất khách khí, cố tạo ra khoảng cách.

Nhưng dường như Triệu Diệp không muốn như vậy, cậu hỏi: “Phương Hồi, nhà cậu ở đâu?”.

“Song An”.

“Xa vậy hả! Ra khỏi cổng trường là đi về phía Đông đúng không? Nhà tớ ở Đức Ngoại! Bọn mình cùng đường!”. Triệu Diệp mừng rỡ nói.

Trần Tầm liền trợn mắt nhìn cậu ta, nghĩ bụng nhà ngươi chuyển đến Đức Ngoại từ bao giờ vậy? Rõ ràng là ở Triều Ngoại! Tự nhiên lại quay ngoắt 360 độ!

“Thế à”. Dường như Phương Hồi không hề tỏ ra hào hứng, vẫn rất lạnh nhạt.

Trần Tầm cười đầy ẩn ý, lén giơ ngón tay giữa lên. Cậu thầm nghĩ bụng, Triệu Diệp, nhà ngươi thua chưa? Người ta không thích chơi bài đó!

Nhưng cậu cũng liếc Phương Hồi một cái, xét về tổng thể, Triệu Diệp không phải là người đáng ghét, cũng là anh chàng khá đẹp trai, thông thường những lúc như thế này, con gái đều tỏ ra dễ thương, nói: “Vậy hả? Hay quá nhỉ!”, hoặc là cười nói “Thế mình lại cùng đường à!” gì đó, còn cô, chỉ buông một câu “Thế à!”, né tránh, tựa như chú mèo con bị giật mình, rõ ràng là không tự nhiên.

“Bọn mình… về cùng nhau nhé?”. Triệu Diệp cảm thấy rất hẫng hụt, giọng cũng không còn tỏ ra chắc chắn nữa.

“Ờ… được”. Phương Hồi ngần ngừ một lát rồi gật đầu nói.

Triệu Diệp như người trút được gánh nặng, vội dắt xe đuổi theo, trước khi đi còn nháy mắt với Trần Tầm tỏ vẻ thách thức.

Trần Tầm nhìn theo bóng họ, nói chính xác hơn là nhìn theo bóng Phương Hồi, thần người ra một lát.

Đột nhiên cậu phát hiện ra rằng, tong cả cuộc trò chuyện vừa rồi, Phương Hồi không đếm xỉa gì đến cậu, thậm chí không buồn ngước mắt lên nhìn cậu một cái.

2

Trường F là trường đi đầu trong cách dạy học theo lối mở và cách quản lí theo lối khép kín. Hầu hết học sinh ở Bắc Kinh đều biết tiếng trường này. Hiệu trưởng của trường rất có đầu óc thương mại, năm xưa ông là người đầu tiên giương cao ngọn cờ giáo dục tố chất, bám sát tình hình để phát triển. Thông qua nhiều bài tuyên truyền, đẩy trường F vốn đã im hơi lặng tiếng lên tốp đầu trong ngành giáo dục.

Học sinh đã từng truyền tai nhau một câu chuyện về hiệu trưởng của trường F, chẳng là xe của ông không may bị học sinh làm rơi sách từ trên tầng xuống. Lúc đó, câu đầu tiên mà ông nói khi biết rõ tình hình là: “Rơi xuống xe không sao cả, đừng rơi xuống đầu học sinh của tôi là được!”. Từ đó trở đi, vị hiệu trường này nổi lên như cồn, danh lợi bội thu. So với ông, các phóng viên chuyên thổi phồng sự thật hiện nay cũng còn thua một bậc.

Vì quản lí theo lối khép kín nên trường cũng có nhiều quy định, đi học phải mặc đồng phục, nữ sinh không được để tóc thề, bàn học phải được trải khăn trải bàn, ngay cả giờ nghỉ trưa, nếu không được cho phép cũng không được tự tiện rời trường. Tất cả học sinh đều ăn trưa tại trường, cơm được đặt chung, hàng ngày các lớp đến nhận hộp đựng cơm của lớp mình và mang về, sau đó mọi người tự chia thành nhóm, ngồi ăn cơm theo bàn.

Trưa ngày thứ hai, chưa được sự đồng ý của Trần Tầm và Kiều Nhiên, Triệu Diệp đã mở rộng số thành viên trong bàn ăn của bọn họ lên 5 người.

“Kéo thêm chiếc bàn nữa đi! Lấy hai cái ghế nữa!”. Triệu Diệp sai Trần Tầm.

“Làm gì vậy?”.

“Hôm nay bọn minh ăn trưa với Phương Hồi và Môn Linh Thảo!”.

“Hả?”.

“Mau lên! Tôi và Kiều Nhiên còn phải lấy cơm cho bọn họ, đừng đứng đó nữa”. Triệu Diệp hào hứng chạy đi.

Trần Tầm rủa thầm tám đời tổ tiên và con cháu đời sau của Triệu Diệp, miễn cưỡng kê lại bàn.

Môn Linh Thảo có biệt hiệu là Tiểu Thảo, là cô bạn duy nhất trong lớp được tạm gọi là thân với Phương Hồi, nhưng cái gọi là thân ở đây cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cùng ăn cơm, cùng đi vệ sinh gì đó. Nhưng Tiểu Thảo không lặng lẽ như Phương Hồi, là một cô gái dám nghĩ dám làm, hoạt bát, dễ thương. Đợt mới khai giảng, cô lấy ra một cuốn sổ, bảo tất cả bạn bè trong lớp cho số điện thoại nhà. Hồi đó không có học sinh nào dùng di động, Nokia giá đều 6.000 tệ trở lên, Erisson chưa sáp nhập với Sony, ra mẫu điện thoại gập đề giá 7.200 tệ, chưa nói đến điện thoại di động, ngay cả máy nhắn tin BP cũng chẳng bói đâu ra. Đây là những thứ mà học sinh cấp ba dù mơ cũng chẳng dám. Bạn bè liên lạc với nhau đều dùng điện thoại bàn ở nhà. Chính vì vậy tự nhiên Tiểu Thảo đã quen với tất cả các bạn trong lớp.

“Triệu Diệp, nếu cậu đã mời bọn tớ ăn cơm cùng thì từ nay trở đi cậu phải chủ động đi lấy cơm nhé!”.

“Đơn giản”. Triệu Diệp gật đầu.

“Trần Tầm, cậu phụ trách kê bàn, Kiều Nhiên phụ trách lau bàn sau khi ăn xong”. Tiểu Thảo tiếp tục phân công.

Kiều Nhiên cười không nói gì, Trần Tầm nói: “Thế cậu… các cậu… làm gì?”.

Nói đến từ “các cậu”, Trần Tầm dừng lại một lát, cả bữa cơm Phương Hồi không nói câu nào, cậu vẫn chưa coi cô là một thành viên của nhóm.

“Bọn tớ phụ trách việc ăn thôi!”. Tiểu Thảo lại cười, hai má lúm đồng tiền hiện ra, nhìn rất duyên: “Dĩ nhiên rồi, tiện tay có thể giúp các cậu bỏ khăn trải bàn ra”.

“Cậu cứ mải ăn đi! Cậu nhìn cậu xem, mặt bây giờ to gấp đôi mặt Phương Hồi rồi, ăn nữa cẩn thận biến thành heo đấy!”. Triệu Diệp vừa lấy ngón tay vẽ vào không khí vừa nói.

“Đáng ghét!”. Môn Linh Thảo liền ném ngay tờ giấy ăn vừa lau miệng, rồi cô lấy tay che má nói với giọng hậm hực: “Phương Hồi chỉ được cái mặt nhỏ, nhìn thì gầy nhưng người nhiều thịt lắm”.

Ba cậu bạn liền đưa mắt nhìn Phương Hồi, mặt cô liền đỏ rần, môi hơi mấp máy, ngẩn người ra nhưng không nói gì.

Kiều Nhiên vội nhìn ra chỗ khác, đánh trống lảng, nói: “Triệu Diệp, hôm nay ông tập gì vậy?”.

“Không tập gì cả!”. Triệu Diệp quay sang nhìn Phương Hồi và cười tủm tỉm: “Hôm nay bọn mình vẫn về nhà cùng nhau nhé”.

“Ừ”. Phương Hồi liền gật đầu.

“Hả? Các cậu? Cùng về hả?”. Môn Linh Thảo thốt lên với giọng sửng sốt: “Triệu Diệp, nhà cậu..

“Nhà tớ ở Đức Ngoại”. Triệu Diệp nghiến răng ngắt lời cô bạn.

Trần Tầm liền liếc Môn Linh Thảo một cái, cô liền hiểu ý gật gật đầu, ra bộ đã hiểu ra vấn đề, cười rất ranh mãnh.

“Ờ, ờ, ở Đức Ngoại”.

Trên đường về nhà, Triệu Diệp nói chuyện rất rôm rả.

Cậu không còn cách nào khác, nếu cậu không nói chuyện, hai người sẽ yên lặng mãi như vậy, à không, có nói một câu, lúc cuối chia tay nhau sẽ nói: “Về nhé…”.

Thế nên cậu đành phải nói liên hồi, nhưng cậu cũng không cảm thấy vất vả, sở trường của cậu thứ nhất là chơi bóng, thứ hai là nói chuyện.

“Phương Hồi, cậu lạnh không?”.

“Tớ không lạnh”.

“Hay là tớ đưa găng tay của tớ cho cậu? Không sao đâu, đừng ngại, tớ không lạnh!”.

“Không cần đâu, cảm ơn cậu”.

“Phương Hồi, cậu có biết không, tớ đã phá được một kỉ lục!”.

“Gì vậy?”.

“Từ cấp một đến cấp hai rồi cấp ba, chỉ trong vòng một tuần là tớ đã quen được hết với các bạn trong lớp. Nhưng cậu, cả tháng liền không nói với tớ câu nào!”.

“Vậy hả?”.

“Ừ! Có phải cậu ghét tớ không!”.

“Không”.

“Thế thì tớ yên tâm rồi, nếu không thời cấp ba của tớ sẽ có điều đáng tiếc đấy”.

Phương Hồi liền nhìn Triệu Diệp, cười ngại ngùng.

Triệu Diệp cũng cười, cậu cảm thấy Phương Hồi rất thú vị, không giống với những cô bạn khác. Mặc dù lặng lẽ, nhưng không giả tạo. Có lúc tần ngần, rất dễ thương.

“À, cấp hai cậu học trường nào?”.

Phương Hồi đột ngột phanh xe lại, hỏi một câu rất cảnh giác: “Cậu hỏi làm gì?”.

“Hả?”. Sự thay đổi thái độ đột ngột của Phương Hồi đã khiến Triệu Diệp khó thích nghi, rõ ràng vừa nãy còn vui vẻ thoải mái, chỉ trong tích tắc đã u ám, lạnh lùng.

“Tớ chỉ… chỉ hỏi… hồi cấp hai cậu học trường nào…”. Cậu lắp bắp nói.

“Tớ không học khối trung học cơ sở của trường mình, trước đây tớ học ở một trường rất tệ”. Chắc là Phương Hồi cũng cảm thấy không ổn, bèn đáp một câu rất dài.

“Ờ, chẳng sao cả. Tớ cũng có học cấp hai ở trường mình đâu, trường bọn tớ còn tệ hơn, tổng điểm thi tốt nghiệp cấp hai của tớ được 556 điểm mà đã là cao nhất trường rồi, nếu không có năng khiếu thể thao thì tớ làm sao vào được trường mình”.

Triệu Diệp tưởng rằng cô tự ti nên vội an ủi cô.

Phương Hồi liền ngẩng đầu lên, cười ngại ngùng và nói với giọng khẩn thiết: “Từ nay đừng nhắc đến chuyện cấp hai nữa nhé, cậu cũng đừng nói với người khác có được không?”.

“Ok, bọn mình cùng giữ bí mật, ngoắc tay một trăm năm không thay đổi!”. Triệu Diệp thề chắc như đinh đóng cột.

Từ hôm đó trở đi, Phương Hồi đã bắt đầu thực sự chơi thân với Triệu Diệp. Triệu Diệp thường trêu cô, thỉnh thoảng Phương Hồi cũng cự lại đôi câu. Kiều Nhiên học hành chăm chỉ, tính tình hiền lành, thường xuyên đối chiếu kết quả bài tập với Phương Hồi, mượn vở chép, thế nên hai người cũng chơi với nhau rất hòa bình.

Duy nhất chỉ có Trần Tầm, hai người không thể nào gần gũi được với nhau. Kể cả hàng ngày ăn trưa cùng nhau, trong khi mọi người trêu đùa nhau rất vui vẻ, nhưng Phương Hồi và Trần Tầm dường như mãi mãi không có chuyện gì để nói.

Tuy nhiên, tình trạng này đã có sự thay đổi lớn.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#
 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2015 20:55:58 | Chỉ xem của tác giả
Phần 02: Thích



3

Phương Hồi trở thành lớp phó tuyên truyền, là do Trần Tầm cố tình giới thiệu.

Hôm đó là thứ hai – buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, vì trong cuộc thi báo tường, lớp (1) chỉ đứng thứ sáu, trong khi cả khối có sáu lớp… Thế nên cô giáo chủ nhiệm Hầu Giai đã giáo huấn cho lớp một bài.

Cô Hầu Giai vừa học xong nghiên cứu sinh ở trường Đại học sư phạm, lần đầu làm công tác chủ nhiệm lớp nên rất tâm huyết, lúc nào cũng mong lớp đạt được thành tích nổi trội. Dĩ nhiên hai từ “nổi trội” và “thành tích” này phải kết hợp với nhau và có hiệu quả, nếu không có thành tích, thì cũng đừng nổi trội. Nhưng lần này, không có thành tích, nhưng lại nổi trội nhất, vị trí bét khối đã khiến cho cô chủ nhiệm rất chán nản. Đặc biệt là trong văn phòng, mấy cô giáo có thâm niên còn nói mát: “Cô Hầu, lạ nhỉ, học sinh đều rất thích hoạt động này mà, lần sau phải khích lệ chúng tích cực hơn”. Cô bực quá mà không nói ra được.

“Các em đến từ khắp nơi, đã đến đây hợp thành một tập thể mới rồi thì phải luôn luôn nghĩ rằng mình là một thành viên của lớp”. Cô Hầu Giai nghiêm mặt nói: “Số báo tường lần này cô không nói là một học sinh nào đó không nghiêm túc, mà là do tất cả học sinh trong lớp đều không coi trọng nó. Mặc dù báo tường chỉ là một tờ giấy, nhưng nó là thứ đại diện cho hình ảnh của lớp. Cô nghĩ các em không ai muốn mình bị học sinh lớp khác chê cười đúng không. Cuối tháng là tết Trung thu, còn phải ra một số báo tường nữa, bây giờ cô muốn trưng cầu ý kiến của mọi người, xem ai có ý tưởng gì hay không, hoặc là bạn nào hồi cấp hai đã từng tham gia làm báo tường hoặc học vẽ gì đó, cũng có thể đứng ra làm giúp lớp”.

Tất cả mọi người đều cúi đầu, không ai nói gì.

Mặc dù chương trình giáo dục hồi đó cũng đề xướng cái gọi là cá tính và sự độc lập, nhưng chú trọng nhiều đến hình thức và không coi trọng thực chất. Tất cả đều cá tính, độc lập, thì giáo viên còn quản thế nào nữa? Từ khoanh tay lên bàn, xếp hàng thẳng đến giơ tay phát biểu, nhìn phải thẳng, dường như chúng tôi đều đã được chăn thả, nhưng thực chất lại là chăn thả trong chuồng. Bình thường trêu đùa, hò hét thoải mái đến đâu, trước mặt thầy cô đều biến thành những chú cừu trầm mặc. Như chuyện làm báo tường lần này, mặc cho cô giáo nói hào hùng, hiên ngang đến đâu, thì học sinh ngồi dưới hầu hết đều không có phản ứng gì. Chính vì vậy trong giờ sinh hoạt lớp và giờ giáo dục công dân, hầu như mọi người đều thích làm chim đà điểu.

Trong lúc cả lớp yên tĩnh một cách bất thường, Trần Tầm đã giơ tay đứng dậy.

“Trong chuyện này, em với tư cách là lớp trưởng và bạn Hà Sa với tư cách là lớp phó tuyên truyền đều có một phần trách nhiệm. Nhưng em nghĩ các bạn cũng không muốn như vậy, mặc dù Hà Sa là lớp phó tuyên truyền, nhưng trước đây chưa làm báo tường bao giờ. Em cảm thấy cần phải tìm một bạn biết vẽ để giúp bạn Hà Sa thì chuyện này mới làm tốt được. Chính vì thế, em muốn giới thiệu một bạn để để cùng với Hà Sa phụ trách mảng báo tường ạ”.

Cô Hầu Giai nhìn lớp trưởng bằng ánh mắt hài lòng, nói: “Em muốn giới thiệu ai?”.

Dường như Trần Tầm đã có chủ định từ trước, giọng rất dõng dạc: “Bạn Phương Hồi ạ”.

Từ nãy đến giờ Phương Hồi vẫn đang làm chim đà điểu, nghe thấy vậy cô vội giật mình ngẩng đầu lên, cô không thể ngờ rằng Trần Tầm lại nói ra tên cô, nên cô chỉ cảm thấy đầu óc u u minh minh.

“Trước đây Phương Hồi từng học vẽ, chắc chắn bạn ấy sẽ làm được báo tường!”. Trần Tầm nói tiếp.

Cô chủ nhiệm liền gật đầu, nói với Phương Hồi: “Cô cũng có ấn tượng, hồi nhập học em có ghi trong bản đăng kí là từng học mĩ thuật đúng không?”.

Phương Hồi đứng dậy, tất cả bạn bè đều nhìn về phía cô, đã lâu lắm rồi cô không được mọi người nhìn như vậy, vẻ căng thẳng bất thường khiến cô cảm thấy bất an, mặt đỏ đến tận tai.

Cô liền trả lời nhỏ: “Em đã từng học… nhưng… nhưng…”.

“Thế thì số báo tường kì tới em và Hà Sa sẽ phụ trách nhé, các bạn khác không có ý kiến gì chứ?”. Cô chủ nhiệm hỏi.

“Không ạ! Không ý kiến gì ạ!”. Triệu Diệp cố tình nói lớn.

Phương Hồi hậm hực lườm cậu ta một cái, ánh mắt lướt qua Trần Tầm, nét mặt cậu lại tỏ ra rất thản nhiên.

Sau khi tan học, Phương Hồi bước đến chỗ Trần Tầm ngồi, đây là lần đầu tiên cô và Trần Tầm nói chuyện trực tiếp với nhau, nhưng cô vẫn cúi đầu.

“Sao lại bảo tớ làm? Tớ…”

“Lần trước ăn cơm nghe Tiểu Thảo nói cậu đã từng học vẽ, không phải còn đạt giải nhì của quận đó sao”. Trần Tầm liền ngắt lời cô.

“Nhưng, tớ chưa bao giờ vẽ báo tường…”. Phương Hồi không ngờ Trần Tầm còn nhớ chuyện này, lần trước cũng chỉ nói sơ qua thôi mà.

“Biết vẽ là được rồi, cậu nhìn cái cây mà lần trước Hà Sa vẽ đó, ai không biết lại tưởng là bó rau cần!”. Trần Tầm cố gắng nhìn vào mắt cô, nhưng chỉ nhìn thấy đám tóc mái lưa thưa, hai hàng mi của cô vẫn chớp chớp, khiến đối phương chỉ muốn gạt tóc ra nhìn.

“Nhưng…”.

“Không sao đâu, đến lúc đó tớ sẽ giúp cậu”. Kiều Nhiên ôm một chồng vở bài tập bước đến: “Tớ không biết vẽ, nhưng tô màu, viết chữ gì đó vẫn làm được”.

Phương Hồi liền nhìn Kiều Nhiên bằng ánh mắt cảm kích, gật đầu rồi lặng lẽ quay về bàn của minh.

Giây phút đó, cuối cùng Trần Tầm đã nhìn thấy mắt cô, nhưng ánh mắt dịu dàng đó không dừng lại ở chỗ cậu.

Trần Tầm cố tình làm như vậy.

Vì đột nhiên cậu phát hiện ra rằng, trước cô bạn này, cậu đã tụt hậu so với hai cậu bạn thân.

Ví dụ như lúc ăn cơm, Triệu Diệp nói thích ăn khoai tây, bữa nào trong hộp cơm có khoai tây, Phương Hồi đều sẻ cho cậu ta một ít. Còn Trần Tầm cũng đã từng nói thích ăn cải thảo, nhưng Phương Hồi chưa lần nào sẻ cho cậu. Hoặc là bài tập có bài nào không làm được, Phương Hồi toàn hỏi Kiều Nhiên, thực ra môn vật lí cậu học giỏi hơn Kiều Nhiên, nhưng Phương Hồi chưa từng hỏi cậu. Kể cả khi hai người đó vắt óc hồi lâu mà không tìm ra đáp án, nếu Trần Tầm chủ động đến giảng cho bọn họ, thì cuối cùng cũng vẫn thành ra là Trần Tầm giảng cho Kiều Nhiên, sau đó Kiều Nhiên lại giảng lại cho Phương Hồi.

Quá đáng nhất là, có lần trước giờ kiểm tra trắc nghiệm tiếng Anh, Phương Hồi nói chuyện với Kiều Nhiên: “Không biết đề ra thế nào nhỉ, có khó hay không?”. Đúng lúc Trần Tầm đi ngang qua, thế là cậu bèn dừng lại nói: “Lớp (2) vừa kiểm tra xong, khó lắm, bốn mặt giấy liền, hai tiết không làm hết!”. Chủ ý của cậu là nói với Phương Hồi, nhưng Phương Hồi lại quay đi, chỉ còn lại Kiều Nhiên thở ngắn than dài một hồi. Một lát sau cô ngoảnh đầu lại, Trần Tầm tưởng rằng cô chuẩn bị nói gì, không ngờ cô lại rút ra một quyển vở và đưa cho Kiều Nhiên, nói: “Bài tập ngày hôm nay, tan học nhớ trả tớ nhé”. Sau đó lại quay đi mà không đếm xỉa gì đến cậu.

Cảm giác ấm ức đó, thật là… nước sông cuồn cuộn chảy về đông…

Chính vì thế cậu quyết định, bất luận thế nào, cũng phải để Phương Hồi chính thức đối mặt với mình một lần.

Thực ra lúc đó Trần Tầm làm như vậy, cũng chỉ vì không chấp nhận được thái độ thờ ơ của Phương Hồi đối với cậu chứ không có ý đồ gì.

Tôi rất hiểu cậu ta, hồi đó chúng tôi còn trẻ, còn có thể chỉ vì một suy nghĩ nhất thời trong đầu mà cố gắng làm, còn có thể thích ai, ghét ai, không phục ai một cách thoải mái, còn có thể làm theo ý mình mà không nghĩ đến việc sau này sẽ xảy ra chuyện gì, thay đổi chuyện gì.

Có lẽ sẽ có người nói đây là sự bướng bỉnh và ích kỉ, tuy nhiên, bây giờ tôi cảm thấy chúng tôi đã trưởng thành, đã học được cách đối nhân xử thế khéo léo, đã và đang âm thầm lặng lẽ làm việc ở mọi ngóc ngách, sẽ không hối hận vì mình đã từng viết cho tuổi thanh xuân của mình bằng thái độ thẳng thắn như vậy.

Giống như Trần Tầm, tôi nghĩ cậu ta chưa bao giờ cảm thấy hối hận trước quyết định của mình ngày ấy.

4

“Em có ghét cậu ấy không?”. Nghe đến đây, không kìm được bèn lên tiếng: “Hoặc là thích cậu ấy nên cố tình tránh mặt cậu ấy?”.

Phương Hồi liền lắc đầu, cô mân mê hình chú gấu nhỏ trên chiếc cốc của Hoan Hoan, tiếng gõ của móng tay lên mặt sứ và giọng nói nhẹ nhàng của cô đã biến thành một giai điệu hoài cổ trong sự thay đổi của không gian và thời gian.

“Không thích cũng không ghét. Anh có biết không, có một mẫu người luôn tỏa ra ánh hào quang, đứng dưới luồng sáng này chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nhưng nếu đứng quá gần, thi chói mắt. Hơn nữa đứng bên cạnh luồng sáng đó, chúng ta sẽ cảm thấy mình u ám hơn. Chính vì vậy, so với Trần Tầm rực rỡ ánh hào quang, có lẽ em thích Kiều Nhiên hơn”.

Tôi không nói gì, tiếp tục lắng nghe. Tuy nhiên, tôi nghĩ, ở độ tuổi đó mọi tình huống đều có thể xảy ra. Tư duy chưa đủ chín chắn để bắt cuộc sống phù hợp với logic, chính vì vậy một người nổi bật như Trần Tầm và một người mờ nhạt như Phương Hồi có thể tạo ra kết tủa hoặc luồng khí nếu thực hiện phản ứng hóa học với nhau.

Xét cho cùng, năm tháng trôi qua, chỉ vì tuổi còn quá ừẻ.

Phải mất ba ngày mới hoàn thành tờ báo tường cho Tết Trung thu.

Ngày đầu tiên, Hà Sa, Trần Tầm, Kiều Nhiên, Tiểu Thảo đều ở lại giúp. Triệu Diệp cũng lấy lí do để khỏi phải đi tập bóng, cậu không biết gì về mấy trò vẽ vời, thấy gì cũng mới mẻ, nên hết sờ cái này, lại mó cái kia. Mấy lần, không làm gãy bút chì thì giẫm vào giấy vẽ, đã không giúp được việc gì lại còn quấy rối thêm.

Phương Hồi cười đau khổ khi lại phải chữa cây cọ sơn bị Triệu Diệp bất cẩn làm gãy: “Sao cậu không xuống tập bóng? Thấy bảo có nhiều con gái ngồi xem lắm mà!”.

Triệu Diệp liền khua khua tay, nói: “Đám đó nhỏ quá, mặt mũi lại ghớm như vậy, không ăn thua! Đội bọn tớ đều nói rằng, con gái trường F vừa ngoảnh đầu, con trai trường F phải nhảy lầu. Con gái trường F vừa ngoảnh đầu, Trung Đông không còn sản xuất dầu. Con gái trường F vừa ngoảnh đầu, sao chổi Halley đâm địa cầu! Con gái trường F…”

“Này! Cậu nói thế là có ý gì!”. Tiểu Thảo vẩy mạnh cây bút lông đang cầm trên tay nói: “Bọn tớ cũng đều là con gái trường F, có gì là xấu chứ?”.

“Oái! Chiếc áo Nike của tôi!”. Triệu Diệp nhìn vết mực trên áo với vẻ mặt đau khổ.

Thừa cơ Kiều Nhiên liền đẩy cậu ta ra ngoài, nói: “Mau ra nhà vệ sinh gột đi, nhỡ cây bút của Tiểu Thảo để lại vết đấy, hay là tôi vẩy thêm đường nữa cho cân?”.

Triệu Diệp lao đi ngay, cuối cùng Phương Hồi cũng thở phào nhẹ nhõm, dường như Trần Tầm cũng đã nhận ra vẻ ngao ngán của cô, bèn nói: “Cậu cứ tập trung vẽ, lát tớ sẽ ra ngoài cửa canh chừng, không cho hắn vào nữa. Hắn mà còn gây gổ thì tớ sẽ xuống sân gào tên hắn, huấn luyện viên đang ở dưới đấy, hắn sợ huấn luyện viên lắm, chắc chắn sẽ ngồi yên thôi”.

Phương Hồi cúi đầu cười, thu dọn rồi bắt đầu lại từ đầu. Cô hết sức chăm chú, mang hết màu nước, bút vẽ ở nhà đến, đầu tiên là phác thảo lên giấy bằng bút chì, sau đó lại ghi chú hình ảnh rất quy cách. Vì sợ bị phai màu nên ngay cả nước rửa bút lông Phương Hồi cũng thay liên tục.

Do Triệu Diệp quấy rối, cộng với việc Tiểu Thảo và Hà Sa ngồi bên cười nói, chuyện trò rôm rả, Trần Tầm và Kiều Nhiên bàn chuyện liên hoan tết Trung Thu, nên mặc dù người nhiều nhưng chẳng ai giúp gì được cô cả. Thế nên đến cuối ngày, mới chỉ vẽ xong bản phác thảo.

Tình hình ngày thứ hai cũng không khá hơn được bao nhiêu. Đến ngày thứ ba, Triệu Diệp và Tiểu Thảo đã bỏ cuộc, Kiều Nhiên thì bị cảm, Phương Hồi khuyên mãi cậu mới chịu về nhà, vì có việc nên Hà Sa chỉ ở lại đến sáu giờ rồi về. Cuối cùng, chỉ còn lại Trần Tầm và Phương Hồi.

Mùa thu trời tối sớm, Trần Tầm bật hết đèn trong lớp học. Dưới ánh đèn sáng rực, Phương Hồi khom người trước bàn vẽ, chiếc bóng nhỏ của cô in hình xuống trang giấy. Sân trường vắng vẻ, trong phòng chỉ có tiếng bút, tiếng tẩy cọ sát trên giấy, Trần Tầm ngồi trên ghế bên cạnh, lặng lẽ nhìn Phương Hồi tô màu.

Có lẽ do ít chuyện trò nên cậu chăm chú theo dõi từng động tác nhỏ của Phương Hồi. Ví dụ cô gạt tóc ra sau tai bằng mu bàn tay, hoặc cô gạt nhẹ bụi tẩy bằng đầu ngón tay, hoặc cô cúi đầu xuống nói chuyện. Trần Tầm rất thích nhìn cô làm như vậy, mặc dù nếu cũng giống Tiểu Thảo, buộc tóc đằng sau, phùng mang thổi bụi tẩy đi, mỉm cười, vừa vẽ vừa nói chuyện cũng rất dễ thương, nhưng cậu thích vẻ nhẹ nhàng, đặc biệt của Phương Hồi hơn.

“Cậu xem xem dòng chữ này có bị lệch không?”. Phương Hồi ngẩng đầu lên, đúng lúc chạm phải ánh mắt của Trần Tầm, mặt cô đỏ bừng, vội đưa mắt nhìn ra chỗ khác.

Trần Tầm bước đến, nhìn một lát rồi nói: “Không lệch, không lệch đâu! Chữ đẹp quá, sao không giống với nét chữ bình thường của cậu?”.

“Ừ, đây là phỏng theo kiểu chữ Tống. Thực ra tớ viết không đẹp, ba tớ viết mới đẹp, tớ học lỏm ba tớ thôi”.

“Đẹp lắm, ba cậu cũng vẽ tranh à?”.

“Không, ba tớ vẽ sơ đồ thôi”. Phương Hồi lấy thước ra đo rồi nói: “Tiếp theo sẽ tẩy hết đường chì đi là xong, cái này tớ tự làm được, cậu về trước đi, bắt cậu phải giúp ba ngày rồi”.

“Không, tớ không vội đâu, đợi cậu về cùng cả thể”. Trần Tầm vội nói: “Cậu làm báo tường là giúp nhiều cho tớ rồi, nếu không tớ thực sự không biết ăn nói với cô chủ nhiệm thế nào”.

“Cảm ơn cậu”.

Trần Tầm rất hào hứng, cậu lấy máy nghe nhạc vẫn mang theo ra, mở nhạc, bỏ tai nghe ra và điều chỉnh âm lượng ở mức cao nhất. Máy nghe nhạc không phải loại xịn, bài hát đang bật là bài: “Rất muốn nói rằng anh thực sự yêu em, rất muốn nói câu xin lỗi em, em khóc và nói tình duyên đã hết, khó nối lại, khó nối lại… Một cô gái như em, khiến anh buồn, khiến anh vui, khiến anh cam lòng hi sinh tất cả…”

Trần Tầm và Phương Hồi vừa ngân nga khe khẽ vừa hoàn thành tờ báo tường. Họ đứng lên ghế, mỗi người cầm một đầu, căn cho thẳng, trong lúc dán lên tường, hai người đã nhìn nhau cười.

Lúc ra khỏi khu giảng đường, họ vô cùng vui mừng khi nhìn thấy căng tin chưa đóng cửa, thế là hai đứa đã cùng mua hamburger và trà đen lạnh đóng túi, ngồi trên cây xà kép ở sân bóng ăn một bữa tối đơn giản. Ánh trăng hắt qua kẽ lá tỏa xuống, lốm đốm, có lẽ vì trong đêm tối, thế nên cái mà Phương Hồi gọi là ánh hào quang trên người Trần Tầm cũng đã dịu hơn, khiến cô có thể yên tâm ngồi bên cạnh cậu.

“Cảm ơn cậu”. Phương Hồi vừa đung đưa chân vừa nói.

“Cậu khách sáo quá! Tớ đã nói, thực ra là cậu giúp tớ mà”. Trần Tầm cười nói: “Cậu vẽ đẹp thật đấy! Lần này chắc chắn lớp mình sẽ đạt giải nhất”.

“Cũng chưa chắc, khả năng của tớ có hạn, chỉ được như vậy thôi”.

“Phương Hồi”. Đột nhiên giọng Trần Tầm tỏ ra hết sức nghiêm túc: “Tớ cảm thấy rất đẹp, thật đấy, rất đẹp”.

Tôi nghĩ, mọi người ai cũng thích nghe mình được khen, dù lời khen ấy có thật lòng hay không. Chính vì thế, trước ánh mắt của Trần Tầm, cuối cùng Phương Hồi đã đón nhận. Cô khẽ mỉm cười, nụ cười rất rạng rỡ.

Đoạn này Phương Hồi kể rất tỉ mỉ, cô mặc chiếc áo khoác đỏ, Trần Tầm mặc áo màu trắng, bút màu Hero đựng trong túi đựng bút, máy nghe nhạc là của hãng Aiwa, nghe bài hát Khiến anh buồn, khiến anh vui của Chu Hoa Kiện[1], bánh hamburgerr thịt gà 3,5 tệ một cái, trà đen lạnh của hãng Thống Nhất, trăng chỉ còn thiếu một chút xíu nữa thôi là tròn vành vạnh, cây trong trường là cây hòe, xà kép làm bằng đồng, có thể nâng lên hạ xuống…

[1] Chu Hoa Kiện (1960) là một ca sĩ trong làng nhạc Hoa ngữ Hồng Kông.

Sau nhiều năm, nhìn cô nheo mắt nhắc lại những kỉ niệm này, đột nhiên tôi cảm động và chỉ muốn khóc. Hay nói một cách văn chương là tôi đã nhìn thấy chiếc bóng hạnh phúc và cũng đã ngửi thấy mùi vị của nỗi buồn. Nói một cách thô tục là vẻ mơ màng đó của Phương Hồi đã khiến hormon Adrenaline[2] trên tuyến thượng thận của tôi dư thừa.

[2]Một loại hormone do cơ thể sản xuất ra khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái mà làm cho nhịp tim đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại sự nguy hiểm.

Tôi thấy thương cho Phương Hồi, muốn nắm chặt tay cô, không phải là vì tôi cầm thú đến mức có ý định đồi bại gì với một cô gái có tâm hồn yếu ớt, mà là vì tôi phát hiện ra bàn tay của cô đang run rẩy…
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#
 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2015 20:57:28 | Chỉ xem của tác giả
Phần 02: Thích



5

Ông trời không phụ lòng người, báo tường của lớp (1) giành được giải nhất.

Kết quả vừa công bố, từ cô phụ trách khối, cô chủ nhiệm lớp, đến cán bộ lớp, tổ trưởng và bạn bè trong lớp, nhìn thấy Phương Hồi đều cười tươi như hoa.

Sau mấy ngày lạ lẫm, cuối cùng Phương Hồi cũng bắt đầu quen dần với nụ cười của mọi người, buổi sáng đi xe đạp đến trường, gặp bạn bè, cô không còn cúi đầu tránh mặt mà đã ngẩng đầu lên chào bạn bè.

Người thích nhìn cô như vậy nhất là Trần Tầm, với tư cách là bạn học cùng lớp, dĩ nhiên là Phương Hồi cũng đã mỉm cười với cậu.

Năm đó trường F chính thức bắt đầu tiến hành cải cách đội ngũ giáo viên, thế nên trường có thêm không ít giáo viên mới là nghiên cứu sinh tốt nghiệp các trường sư phạm nổi tiếng. Thầy hiệu trưởng trường F đã tổ chức một buổi gặp gỡ thầy trò toàn trường, trong cuộc họp, thầy đã phát biểu rất hăng say, nói trường F hội tụ sức mạnh của năm châu bốn bể, học sinh ngồi dưới cười, nói trường F cũng hội tụ tiếng địa phương của năm châu bốn bể.

Hồi đó, nói tiếng phổ thông chưa trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, cũng phải làm bài sát hạch để cho đạt yêu cầu, nhưng cũng chỉ sơ sơ rồi cho qua. Chính vì vậy, mỗi lần bước trên hành lang yên tĩnh trong giờ học, đều nghe thấy các âm điệu vô cùng đặc sắc.

Một hôm tong giờ hóa, thầy Lưu lại bắt đầu bài biểu diễn trước cả lớp.

“Ờ… các em giở sang trang 27… ờ, câu thứ hai trang 27, ờ, NaCl..

Triệu Diệp ngồi dưới ôm bụng cười ngặt nghẽo rồi quay sang hỏi Trần Tầm: “Ghi đi! Bao nhiêu lần rồi!”.

Trần Tầm lại vẽ thêm ba dấu tích nữa xuống giấy, đếm sơ qua rồi nói: “Hai tám”.

Triệu Diệp nhìn đồng hồ, cười càng khoái chí hơn.

“Chết mất! Kỉ lục mới, mới được sáu phút mà hai mươi tám từ ‘ờ’!”.

“Đừng cười nữa, thầy Lưu đang nhìn ông kìa!”. Kiều Nhiên nhắc nhỏ.

“Em kia, ờ, chú ý kỉ luật trong giờ học”. Thầy Lưu cau mày nói.

Triệu Diệp vội cúi đầu xuống, quay đi giả vờ đọc sách.

“Ờ, HCl, ờ…”.

Đến nước này thì Triệu Diệp không thể nhịn được nữa, cậu lại bật cười, lần này thì thầy Lưu đã giận thực sự, thầy bước nhanh xuống bàn cuối, bực bội quát: “Cậu đứng ngay dậy cho tôi, rốt cuộc là cậu có thái độ gì hả? Câu này cậu biết rồi hả? Vậy cậu giảng cho cả lớp nghe đi!”.

Thầy Lưu nhét sách bài tập vào tay Triệu Diệp và nhìn cậu bằng ánh mắt nảy lửa.

Mọi người đều đổ dồn ánh mắt xuống cuối lớp, Triệu Diệp nhịn cười mặt đỏ tía tai, một hồi lâu mới ngẩng đầu lên, nét mặt lộ rõ vẻ ngây thơ, thật thà, tựa như cậu học sinh tiểu học không làm được bài.

Sau đó, cậu học sinh tiểu học khổng lồ này liền lên tiếng, cậu nói: “Ờ… thầy ạ, em không biết”.

Cả lớp cười nghiêng ngả…

Kết quả là thầy Lưu lôi Triệu Diệp lên ngay văn phòng khối, bị các thầy cô khác giáo huấn một hồi, rõ ràng là bản kiểm điểm 800 chữ theo quy định bình thường không dập tắt được cơn thịnh nộ của các thầy cô, họ đã yêu cầu Triệu Diệp phải viết bản kiểm điểm dài 1.500 chữ và không được sai một chữ, rồi xin chữ kí phụ huynh.

Sau khi bị phán quyết như vậy, Triệu Diệp như bị dội gáo nước lạnh, mặt mày thiểu não, cả buổi chiều uể oải, chán chường, sau khi tan học có trận thi đấu bóng đá với lớp (5) mà cậu cũng không chịu tham gia.

Kiều Nhiên liền kéo cậu nói: “Đi thôi, mọi người đang đợi, cậu không đi ai làm thủ môn!”.

Triệu Diệp cúi đầu thu dọn sách vở: “Không đi! Đây còn phải viết bản kiểm điểm nữa! Bảo Chu Hiểu Văn thay tôi!”.

“Kéo chân Chu Hiểu Văn cho dài thêm thì mới đến được thắt lưng cậu! Đùa gì vậy!”. Trần Tầm cũng bước đến khuyên: “Bản kiểm điểm có gì là khó viết! Ông thu thập tất cả các bản kiểm điểm trước đây ông đã viết lại thành một, 1.500 chữ, chuyện vặt!”.

“Không được, yêu cầu phụ huynh phải kí tên, ông bô tôi mà biết được chuyện này chắc chắn sẽ tẩn cho một trận nhừ tử, tôi phải giữ sức chứ!”.

Trần Tầm liền nảy ngay ra một kế: “Tôi sẽ tìm người kí tên cho ông, để ông yên tâm đi đá bóng với bọn tôi được không?”.

“Đùa gì vậy, bảo bố ông kí cho tôi à?”.

“Không, đợi một lát”. Nói rôi Trân Tầm liên chạy ra ngoài.

Hồi đó giáo viên và phụ huynh liên lạc với nhau không thuận tiện như bây giờ, chính vì thế chiêu giáo viên thích dùng nhất là bắt phụ huynh kí tên, nào là bài kiểm tra, thông báo thu tiền đều phải có chữ kí của phụ huynh. Ý muốn nói rằng tình hình học hành, thu tiền và còn những chuyện mà con bác đã làm, bác phải nắm được hết. Nhưng dĩ nhiên là học sinh có rất nhiều chuyện không muốn để bố mẹ biết, đặc biệt là những vị học hành chểnh mảng, đố dám đưa bài kiểm tra chi chít bút đỏ ra cho bố mẹ xem! Có câu tục ngữ nói rằng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, có cầu thì ắt sẽ có cung và thế là mỗi lớp đều có một hai học sinh bắt chước được chữ kí của phụ huynh. Không nhất thiết là phải bắt chước nét chữ, chỉ cần nét chữ nhìn già dặn là được, đằng nào thì bình thường không có giáo viên nào đối chiếu từng chữ một.

Trong lớp Phương Hồi, vị cao nhân làm được việc này là Môn Linh Thảo.

Lúc Trần Tầm tìm thấy Tiểu Thảo ở cầu thang, cô đang cùng Phương Hồi đi xuống dưới. Trần Tầm liền ngăn bọn họ lại: “Đừng về vội, giúp hộ tớ một việc nhỏ với!”.

Tiểu Thảo nhìn cậu hỏi: “Việc gì?”.

“Hôm nay Triệu Diệp bị thầy phạt viết bản kiểm điểm, cậu kí tên hộ cái!”.

“Không được, cậu không thấy hôm nay cô chủ nhiệm tức thế nào à, nhỡ mà bị cô phát hiện là chữ kí giả thì tớ cũng phải viết bản kiểm điểm chứ chẳng chơi!”.

“Haizz, không sao đâu, chữ cậu kí giống như vậy, chắc chắn cô không phát hiện ra đâu, kể cả là sự việc có bại lộ thì chắc chắn bọn tớ có đánh chết cũng sẽ không khai ra cậu! Tớ thề đấy!”.

Tiểu Thảo liền bật cười, Trần Tầm thấy đã ổn thỏa, bèn nói: “Thôi, cậu mau lên, lát nữa bọn tớ còn phải đá bóng với lớp (5) nữa, chuyện này không xong thì Triệu Diệp không đi đâu”.

“Đá bóng hả? Thế thì tớ cũng đi!” Tiểu Thảo hào hứng nói.

“Ok! Bắt Triệu Diệp mời cậu kem!”. Trần Tầm liền kéo cô đi, bước được hai bước dường như nhớ ra điều gì, lại ngoảnh đầu lại nói: “Phương Hồi, đi cùng nhé!”.

Phương Hồi bèn lắc đầu, nói: “Các cậu đi đi, hôm nay tớ không đi xe đạp”.

“Không sao! Tớ chở cậu!”.

Trần Tầm nhìn cô, cười rất rạng rỡ.

Hồi đó các lớp rất hay thi đấu bóng đá, bóng rổ với nhau. Trường F không có sân bóng đủ tiêu chuẩn, cứ điểm của bọn họ là đá sau khu tường thành Đông Hoa Môn, ít người, thưa xe lại rộng rãi. Ở đó cũng không có dụng cụ chuyên nghiệp gì, xếp cặp sách coi như là hai khung thành, đặt gạch ở hai góc coi như là cờ góc, nhưng đá vẫn rất say sưa.

Hôm đó Trần Tầm đá rất hay, vừa vào sân đã dội được vào khung thành của đối phương hai quả. Cậu bắt chước cầu thủ Shiller giơ tay cao lượn hai vòng, đang lúc hào hứng thì nhìn thấy Phương Hồi đưa cho Kiều Nhiên một chai nước, hai người vừa cười vừa nói chuyện với nhau.

Và thế là cậu cũng thấy hậm hực, rõ ràng người đưa bóng vào lưới là mình, người chạy mệt nhất là mình, tại sao không thấy nàng ta đưa nước cho mình? Kiều Nhiên đá ở vị trí hậu vệ, tiền vệ của lớp (5) đá đuột như vậy, từ đầu đến cuối cậu ta đá rất nhẹ nhàng, vừa giải lao Phương Hồi đã đưa nước cho cậu ta.

Nghĩ vậy Trần Tầm liền chạy ra biên, gọi với về phía Phương Hồi: “Cho tớ chai nước!”.

Kết quả là Phương Hồi vẫn không có động tĩnh gì, cuối cùng là Tiểu Thảo, vội vàng mở chai nước đưa cho cậu, lại còn khen cậu mấy câu.

Trần Tầm hậm hực đá thêm nửa hiệp nữa, lúc thay người giải lao, cậu nhìn thấy Phương Hồi lại bước về phía Kiều Nhiên.

“Muộn rồi, tớ về trước đây”. Phương Hồi nói.

“Ừ, thế cậu đi cẩn thận nhé”. Kiều Nhiên nhìn lên trời nói.

“Ừ, bye bye”. Phương Hồi vẫy tay, đeo ba lô rồi đi qua trước mặt Trần Tầm.

Tuy nhiên trong lúc cô chuẩn bị bước ra đường thì đột nhiên nghe thấy tiếng Trần Tầm gọi tên cô sau lưng.

Phương Hồi ngoảnh đầu lại thì thấy Trần Tầm đã đứng dậy, nắng chiều vượt qua bức tường thành cổ và hắt xuống người cậu, đỏ rực.

Trong sắc đỏ này, Trần Tầm cười nói: “Đừng về vội, lát nữa tớ sẽ chở cậu về!”.

6

Phương Hồi nói trời xui đất khiến thế nào mà cô đã ở lại.

Hôm đó Trần Tầm đã khiến cô nảy sinh ảo giác, có lẽ là do bề dày lịch sử của Đông Hoa Môn, nó đã trải qua mấy đời nhân duyên rồi, thế nên cô cũng cảm thấy mờ ảo. Cô cười và nói rằng lúc đó tự nhiên cô lại nhớ đến lời thoại trong bộ phim Đại thoại Tây du[3], giữa nắng chiều, cô tưởng rằng cậu bạn đưa tay về phía cô này sẽ cưỡi mây hồng đến đón cô như trong phim.

[3] Hay chính là Tân Tây du kí là một cặp hai phim Hồng Kông của đạo diễn Lưu Trấn Vĩ phỏng theo bộ tiểu thuyết kinh điển của Tây du kí của nhà văn Ngô Thừa Ân, cả hai bộ phim đều được công chiếu năm 1995 và nhận được phản ứng tích cực từ cả công chúng và giới phê bình.

Còn tôi thì nghĩ, đó chỉ là phút rung động đầu đời của họ mà thôi.

Trận đấu ngày hôm đó lớp (1) thắng giòn giã, Trần Tầm đá vào 5 quả, Kiều Nhiên cũng đá vào một quả – nhưng là đưa bóng vào lưới nhà.

Ngoài Kiều Nhiên ra, các cậu bạn khác đều rất phấn khởi, Tiểu Thảo hãnh diện đi qua trước mặt đám con gái lớp (5), tay ôm năm chai nước ngọt Sinkist, nói là phải ăn mừng.

Còn Phương Hồi thì đã hết hứng từ lâu, cô chỉ mong lát nữa được âm thầm đi xe bus về nhà, vì nắng chiều đã tắt, trời mỗi lúc một tối.

“Cậu sốt ruột rồi phải không?”. Trần Tầm bước đến chỗ Phương Hồi nói: “Về nhé!”.

“Ừ… không cần đâu… tớ về với Triệu Diệp cũng được, tiện đường mà”. Phương Hồi cúi đầu xuống nói.

“Thôi tớ xin kiếu…Triệu Diệp úp người xuống gác baga xe Trần Tầm nói: “Hôm nay tớ không còn đủ sức đâu! Về nhà còn phải viết 1.500 chữ nữa chứ, m.kiếp!”

“Hả?”. Phương Hồi liền nhìn cậu ta bằng ánh mắt thắc mắc.

“Thôi ông khai thật ra đi!”. Trần Tầm xoa đầu Triệu Diệp, cười nói: “Nhà cậu ta có phải ở Đức Ngoại đâu, ở Triều Ngoại cơ!”.

“Hả?”. Phương Hồi tròn mắt nhìn Triệu Diệp.

“Hề hề… tớ làm thế là để gắn kết tình cảm với cậu mà!”. Triệu Diệp nói với vẻ rất vô tội.

“Biến biến biến!”. Trần Tầm hất cậu ta xuống rồi nhảy lên xe và quay đầu lại nói với Phương Hồi: “Cậu lên đi, không về sẽ muộn mất!”.

Cậu chậm rãi đạp xe về phía trước, lại còn bóp còi cao su trên xe, âm thanh đó như đang giục giã, Phương Hồi vội chạy đến và nhảy lên xe.

Cô không biết nhảy xe, động tác vụng về nhưng lại không muốn bám vào người Trần Tầm và thế là chiếc Giant đó loạng choạng một hồi.

“Cẩn thận đấy!”. Trần Tầm ngồi trước không ngoảnh đầu lại, cậu chỉ đưa tay ra sau đỡ tay Phương Hồi.

Xe đã lấy được thăng bằng, dần dần chạy thẳng.

Đột nhiên Phương Hồi đỏ bừng mặt, một lát sau cô mới sực nhớ ra, vừa nãy quên chào Kiều Nhiên và mọi người.

Hồi đó, chiều hoàng hôn ở Bắc Kinh chắc rất đẹp.

Người không đông đúc, xe cộ không nhiều, cũng không có nhiều tòa nhà văn phòng cao tầng như bây giờ. Người Bắc Kinh vẫn chưa tái định cư ra khu vực ngoại ô, Tây Trực Môn vẫn chưa có nhiều cầu vượt ngợp mắt và các công trình kiến tóc hình vòm thậm xưng như bây giờ, đường Bình An vẫn kết nối nhiều con ngõ nhỏ, họ vẫn còn rất trẻ trung.

Trần Tầm đưa Phương Hồi đi qua những khu nhà tường xanh ngói đỏ ở Nam Trì Tử, đèn đường hắt xuống, tạo thành hai bóng tròn tuyệt đẹp.

Phương Hồi ôm ba lô, bàn chân lắc qua lắc lại, nói chuyện với Trần Tầm.

“Cậu đừng giận Triệu Diệp, cậu ấy làm thế chỉ vì muốn nói chuyện với cậu thôi!”.

“Tớ biết mà, tớ không giận đâu”.

“Thật hả? Thấy bảo con gái ghét nhất là bị con trai lừa mà!”. Trần Tầm cười nói: “Có hôm tớ xem phim với mẹ tớ, những tình tiết khác mẹ tớ không nhớ, bà chỉ nhớ vai nữ chính, chính là cô đóng vai Xuân Hỷ trong phim Hí thuyết Càn Long (Những câu chuyện về vua Càn Long) đó, cô ta gào lớn: ‘Tại sao anh lại lừa em! Sao anh có thể lừa em! Anh tàn nhẫn lắm, dám lừa cả em!’”.

Trần Tầm bắt chước giọng các sao nữ Hồng Kông, Đài Loan, khiến Phương Hồi cười khúc khích.

“Tớ không sợ bị lừa. Nói dối cũng được, nhưng đừng để tớ biết được sự thật”.

“Tại sao?”.

“Nếu không biết đó là lời dối trá thì sống sẽ thoải mái hơn. Đối với tớ, sự thật không có nghĩa lí gì nhiều, thà cứ bị lừa mà không biết còn hơn là tỉnh táo nhận ra mình bị lừa, vì nếu tỉnh táo biết được sự thật sẽ vô cùng đau khổ”.

“Hả? Nếu biết nhận lỗi và hứa sau này sẽ không lừa cậu nữa thì sao?”.

“Đừng xin lỗi, câu nói mà tớ ghét nhất là “xin lỗi”. Nếu đã nói lời “xin lỗi” tức là đang mắc nợ nhau.”

“Vậy hả…”.

“Ừ! Lạ lắm phải không, hi hi”. Phương Hồi tự cười mỉa mình, cô bóp chặt đầu khóa của ba lô, chiếc khóa hằn lên ngón tay.

Mặc dù Phương Hồi nói như vậy, nhưng Trần Tầm cảm thấy chắc chắn là cô rất sợ bị lừa, sợ bị bắt nạt. Cậu nhớ lại vẻ lặng lẽ cúi đầu của cô trong lớp mà thấy thương thương. Cô bạn này không những hiền lành mà còn dịu dàng. Cô không bao giờ làm phiền bất kì ai, nhưng những việc mà người khác nhờ, cô luôn giúp đỡ hết mình. Có thể nhiều lúc còn vụng về, nhưng không cố tình che giấu. Mỗi lần cô ngẩng đầu lên, ánh mắt lúc nào cũng như muốn né tránh, nhưng nhìn kĩ vào đáy mắt cô, thấy thật trong sáng biết bao.

“OK! Từ nay về sau tớ sẽ không nói lời xin lỗi với cậu nữa, tớ sẽ nói không sao cả! Kể cả có giẫm vào chân cậu tớ cũng sẽ nói không sao cả, coi như là cậu nợ tớ!”.

“Cậu nói gì vậy!”. Phương Hồi lại cười, lần này cười rất vui vẻ.

Nếu cô không thích xin lỗi, thì cậu sẽ không nói. Nếu cô không dám lại gần, thì cậu sẽ chủ động tấn công. Nếu cô vẫn lùi bước, thì cậu sẽ kéo cô lại.

Lúc đó chắc là Trần Tầm đã nghĩ như vậy, còn chuyện vì sao lại như vậy, rất đơn giản…

Vì cậu đã thích Phương Hồi.

Ngày hôm sau đi học, bản kiểm điểm của Triệu Diệp đã được trót lọt cho qua. Triệu Diệp đã lấy lại được phong độ, chỉ có điều trong giờ Hóa, cậu không còn gây nhiễu nữa, bất luận thầy Lưu nói bao nhiêu từ “ờ”, cậu đều nghe giảng rất chăm chú.

Tan học, Phương Hồi không đợi Triệu Diệp về cùng nữa, cô dắt xe đi dọc theo sân bóng, đúng lúc nhìn thấy Triệu Diệp, Trần Tầm, Kiều Nhiên đang chơi bóng. Triệu Diệp cũng nhìn thấy cô và ghé vào tai Trần Tầm nói nhỏ: “Lát nữa tôi chuyền bóng cho ông, ông đừng bắt nhé!”. Trần Tầm gật đầu với vẻ thắc mắc, chưa kịp chạy lại thì đã thấy Triệu Diệp ném bóng về phía Phương Hồi.

Bóng rơi trúng vào bánh sau xe Phương Hồi, chiếc xe liền đổ chổng kềnh.

“Oái, trượt rồi!”. Triệu Diệp cười khoái chí.

Phương Hồi trừng mắt nhìn cậu ta, nói: “Ghét quá!”

“Ông giở trò gì vậy?”. Trần Tầm đập tay vào Triệu Diệp nói.

“Hê! Sao ông mạnh tay thế!”. Triệu Diệp vừa xoa vai vừa nói: “Phương Hồi bảo không giận mà hôm nay tôi bye bye lại không thèm nói gì!”.

“Đáng đời!”. Trần Tầm đang định đến dựng xe cho Phương Hồi thì thấy Kiều Nhiên chạy đến.

Kiều Nhiên chỉnh lại ghi đông cho cô, hai người chuyện trò với nhau gì đó rất thân mật rồi vẫy tay chào nhau.

“Ê, ông bảo liệu Kiều Nhiên có gì với Phương Hồi không!”. Triệu Diệp huých tay vào Trần Tầm đang đứng thần người.

“Không biết!”.

Trần Tầm liền cướp ngay quả bóng trong tay cậu ta, đứng ở vạch 3 điểm ném về phía rổ.

Bóng liền chui tọt vào rổ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

10#
 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2015 20:58:43 | Chỉ xem của tác giả
Phần 02: Thích



7

Đúng là Kiều Nhiên có tình ý gì đó với Phương Hồi.

Nhưng cái gọi là có tình ý gì đó chỉ là một trong số rất nhiều chuyện ở thời cấp ba của cậu. Hàng ngày cậu còn phải phân công các tổ trực nhật, phải lên phòng giáo vụ lấy bút viết bảng, phải nhắc nhở bạn bè nhớ mặc đồng phục, cắt tóc mái, trải khăn trải bàn trước khi sao đỏ kiểm tra, ngoài ra còn phải học thuộc bài khóa tong New Concept English chép vào thứ ba hàng tuần, rồi còn phải làm bài tập, phải đi chiếm sân để buổi trưa có chỗ chơi bóng, phải làm trăm thứ việc không tên nhưng vẫn buộc phải làm.

Việc thích Phương Hồi nằm trong số những việc này, nó thường xuyên khiến trái tim, tâm hồn cậu xao động. Nhưng có thể do bẽn lẽn, cũng có thể là do không ý thức được rằng mình có đối thủ nên cậu không thể hiện gì nhiều. Hồi đó học sinh cũng không dám biểu lộ tình cảm, sau khi ăn trưa xong, đám con trai con gái thường hỏi nhỏ nhau rằng: “Có phải XX thích oo không?”. Hoặc: “Nghe nói XX và oo yêu nhau rồi”. Nhưng chắc chắn không giống học sinh cấp ba bây giờ, động một tí là anh anh em em, ngồi trong lớp mà dám hôn nhau công khai, lên xe bus thì ôm nhau xoắn xuýt, trên đường về nhà tay trong tay, chẳng ngại ngần gì.

Kiều Nhiên không phát ra tín hiệu gì đặc biệt, dĩ nhiên rồi, nếu hồi đó mà cậu ấy phát ra tín hiệu gì đặc biệt thì chắc ngày hôm nay em đã không ngồi đây kể lại chuyện này. Tóm lại là Kiều Nhiên không thể ngờ rằng cậu đã bỏ lỡ người khiến cậu phải thương nhớ da diết sau này.

Mọi chuyện được bắt đầu khi Phương Hồi bị ngất.

Hôm đó là lễ kéo cờ tổ chức vào thứ hai. Cũng như các trường khác, lễ kéo cờ là nghi thức được tổ chức đều đặn hàng tuần của trường F. Các lớp xếp thành hàng thẳng, đồng chí nào cấp hai chưa vào đoàn sẽ phải đeo khăn quàng đỏ, đồng chí nào vào đoàn rồi thì phải đeo huy hiệu đoàn. Đúng bảy rưỡi nghi thức sẽ bắt đầu, không ai được phép đến muộn, nếu không sẽ bị gán cho rất nhiều tội danh, không yêu nước, không quan tâm đến tập thể, không tôn trọng quốc kì… Nếu đến muộn và lại đúng thời điểm cả trường đang hát quốc ca, thì chắc chắn phải đứng nghiêm không nhúc nhích, sau đó kính cẩn chờ đợi giáo viên chủ nhiệm đến hỏi tội.

Quy trình diễn ra rất đơn giản, đứng ở hai bên cột cờ là hai nhóm, học sinh cấp hai và học sinh cấp ba, một bên giương cờ đội, một bên giương cờ đoàn, sau lưng có nữ sinh ôm hoa. Quốc kì được kéo lên, đội viên thiếu niên tiền phong đứng chào, giáo viên và học sinh toàn trường hát quốc ca. Nếu có hoạt động hoặc công việc gì thì sẽ truyền đạt, thỉnh thoảng hiệu trưởng còn phát biểu, tuyên dương hoặc phê bình ai đó.

Điểm khá đặc biệt của trường F là, người kéo cờ luôn cố định, mỗi khối hai người, thay phiên nhau và tất cả đều là nam sinh. Những nam sinh này thành tích học tập không nhất thiết phải quá nổi bật, nhưng dáng dấp, tướng mạo phải khôi ngô, tuấn tú. Thầy hiệu trưởng trường F nói, làm như vậy để tạo dựng bộ mặt, khí thế cho trường. Chính vì thế nghi thức kéo cờ của trường F diễn ra rất “long trọng”.

Đoàn viên kéo cờ của lớp (1) là Trần Tầm và Kiều Nhiên, hôm đó nhiệm vụ giương cờ đoàn và ôm hoa cũng đến lượt lớp (1) phụ trách, Triệu Diệp giương cờ, Phương Hồi và Tiểu Thảo ôm hoa.

Buổi sáng Phương Hồi đến trường muộn, không kịp ăn sáng, tới nơi liền mang hoa ra sân ngay. Cô chỉ đứng một lát đã cảm thấy nắng rất chói mắt, hai chân không còn đứng vững, tuy nhiên vào thời điểm đặc biệt này, cô cũng ngại không dám nói minh không được khỏe, thế nên đành cố chịu. Không ngờ do các lớp xếp hàng không thẳng, trước khi nghi thức bắt đầu, cô hiệu phó lại phê bình toàn trường một lúc,

Phương Hồi thấy mắt hoa lên, lúc tối lúc sáng, cuối cùng không chịu được nữa, cô bắt đầu loạng choạng. Nhưng cô đứng sau Trần Tầm và Kiều Nhiên, bị che khuất nên không ai phát hiện ra vẻ bất thường của cô.

“Í! Quốc kì! Quốc ki!”.

Cô hiệu phó vừa định tuyên bố nghi lễ kéo cờ bắt đầu thì thấy học sinh phía dưới xôn xao, ngoái đầu lại nhìn thì thấy quốc kì đã được kéo lên rồi, nhìn kĩ thì thấy trước khi ngất xỉu, Phương Hồi đã túm chặt sợi dây và kéo cờ lên. Lúc đó cô không còn nhớ gì nữa, ấn tượng duy nhất để lại trong cô là có một đôi tay ấm áp đỡ lấy cô.

“Mau đưa bạn đi…”

Cô hiệu phó chưa nói dứt lời thì Trần Tầm đã chạy đi, cậu vừa đỡ Phương Hồi vừa nói lớn với Tiểu Thảo: “Cậu còn đứng đó làm gì nữa! Mau đỡ cậu ấy đi! Để tớ cõng cậu ấy lên phòng y tế!”.

Tiểu Thảo vội đỡ Phương Hồi đặt lên vai Trần Tầm. Trần Tầm cúi xuống, kéo cánh tay cô và chạy nhanh về phía phòng y tế. Tiểu Thảo chạy theo đỡ đằng sau, gần như không theo kịp tốc độ của cậu ta.

Phản xạ của Trần Tầm quá nhanh, đến khi Kiều Nhiên hiểu ra vấn đề thì Trần Tầm đã cõng Phương Hồi chạy được một đoạn. Kiều Nhiên vội đuổi theo bọn họ, cùng Tiểu Thảo đỡ Phương Hồi.

“Học sinh kéo cờ! Một em quay lại đi!”.

Cô hiệu phó gọi lớn bọn họ, nhưng Trần Tầm và Kiều Nhiên đều không ngoái đầu lại.

Phòng y tế nằm ở tòa nhà giáo vụ, cách sân thể dục một đoạn khá xa, Trần Tầm cõng Phương Hồi đi một đoạn và cậu cũng phải thở hổn hển.

Tiểu Thảo đi bên cạnh nhắc: “Trần Tầm, cậu đặt Phương Hồi xuống đi, để Kiều Nhiên thay cho cậu một lúc!”.

“Ừ, để tớ cõng cho!”. Kiều Nhiên sốt sắng nói.

“Không sao, không cần đầu”. Trần Tầm lắc đầu, tay càng túm chặt hơn.

Lúc đó trong đầu cậu đã có một suy nghĩ rất quả quyết là không giao Phương Hồi cho ai khác.

Thực ra nghĩ lại, cảnh tượng đó không hề lãng mạn, mặc dù Phương Hồi không mập, nhưng dáng cô cao, chắc chắn cõng sẽ rất vất vả. Nếu bế chắc sẽ thoải mái hơn, nhưng trước bao thầy cô, bạn bè trong trường, ai dám làm vậy! Tuy nhiên, trong sự việc không lãng mạn này, những tình cảm nhỏ lãng mạn đã âm thầm nảy sinh.

Mấy đứa lếch thếch kéo đến phòng y tế, tất cả đều rất căng thẳng. Bác sĩ khám một lúc rồi bảo không có vấn đề gì lớn, chỉ bị hạ đường huyết, nghỉ ngơi một lát là ổn.

Vừa tỉnh lại, Phương Hồi liền nhìn thấy ngay Trần Tầm. Cậu và Kiều Nhiên, Tiểu Thảo đang nhìn cô chằm chằm, nét mặt rất thậm xưng.

“Cô ơi! Tỉnh rồi ạ! Bạn ấy tỉnh rồi ạ!”. Trần Tầm ngoảnh lại gọi.

Bác sĩ liền bước đến, đặt tay lên trán Phương Hồi, nói: “Em còn thấy khó chịu không?”.

“Dạ bình thường ạ”.

“Em chưa ăn sáng đúng không?”.

“Vâng…”

“Lần sau nhớ phải ăn sáng nhé! Không sao, chỉ tụt huyết áp thôi”. Bác sĩ vừa ghi lại bệnh án vừa nói: “Em nào đi mua cái gì đó cho bạn ấy ăn, bánh mì và nước ngọt là được, nhớ mua loại có đường nhé”.

“Để tớ đi cho!”. Kiều Nhiên nói: “Cậu muốn ăn gì?”.

“Cái gì cũng được, cảm ơn cậu”.

“Đừng khách khí thế”. Kiều Nhiên cười rồi chạy đi.

“Haizz, cậu cũng thật là! Trong người không khoẻ sao không nói ra?”. Tiểu Thảo cau mày nói.

“Tớ tưởng cố chịu một lát là ổn…”

“May mà Trần Tầm phản ứng kịp thời, nếu cậu ấy không đỡ cậu thì chắc cậu đã ngã rồi!”.

“Vậy à, cảm ơn cậu..

Trần Tầm khua tay, nói với Tiểu Thảo: “Cậu sang lấy thuốc đi!”.

“ Ừ, thế Phương Hồi cứ nằm một lát đi nhé!”.

Tiểu Thảo liền theo bác sĩ đi ra, Trần Tầm kéo chăn cho Phương Hồi rồi nói:

“Nghỉ thêm lát nữa đã, tiết một đừng học nữa!”.

“Ừ ”.

Chỉ có hai đứa ngồi với nhau, Phương Hồi thấy rất căng thẳng, cuối cùng cô liền nhắm mắt lại không nhìn Trần Tầm nữa.

“Vừa nãy cậu làm tớ sợ quá”.

Trần Tầm như đang lẩm bẩm một mình, bất giác Phương Hồi đỏ bừng mặt.

“Cậu có biết tại sao tớ lại lo cho cậu như vậy không?”.

“Cậu… là người tốt”. Phương Hồi nói nhỏ.

“Hả? Tớ là người tốt? Người khác ngất tớ sẽ không như vậy đâu! Cô Tưởng đứng sau gọi tớ, tớ cũng chẳng kịp thưa”.

Hàng lông mi của Phương Hồi rung rung, dường như cô đã linh cảm được điều gì đó, nhưng cảm giác này vừa khiến cô ngất ngây, vừa làm cô sợ hãi.

“Cậu không biết thật hay giả vờ không biết?”. Trần Tầm nói với vẻ thất vọng: “Nói thật nhé, tớ…”

Cậu chưa nói hết câu thì Kiều Nhiên đã về.

Kiều Nhiên mua nước táo, bánh hamburger bò và cả một gói kẹo nữa.

“Sốt ruột rồi phải không? Tớ bảo họ phải nướng lại bánh cho nóng”. Kiều Nhiên nói: “Vừa nói chuyện gì mà không khí nặng nề thế?”.

Phương Hồi nhắm mắt lại không nói gì.

“Không có gì, tớ dọa chơi cậu ấy thôi”. Trần Tầm bóc gói kẹo ra, cho một viên kẹo màu xanh vào miệng.

Viên kẹo đó chua chua, giống như tâm trạng hiện giờ của cậu, giống cả câu nói dở vừa nãy.

8

Cả ngày hôm đó, Phương Hồi luôn ở trong trạng thái mơ mơ màng màng.

Câu nói ngập ngừng đó của Trần Tầm vẫn lởn vởn trong đầu Phương Hồi, lúc thì cô nghĩ, liệu có phải ý cậu ấy là… thích ư? Lúc lại nghĩ, không thể, không thể, làm sao cậu ấy thích mình được, rõ ràng là nói với Kiều Nhiên rằng dọa chơi cô thôi, tốt nhất không nên tưởng bở.

Thực ra chắc chắn Phương Hồi cũng mong chờ một điều gì đó, bình thường trong giờ học, cô thường liếc xuống bàn cuối, buổi trưa thường ngồi bên cửa sổ nhìn xuống sân bóng rổ, lúc làm bài tập cùng Kiều Nhiên cũng thường lén quan sát xung quanh một cách vô thức. Trong những cái nhìn bối rối đó của cô, bóng Trần Tầm là tâm điểm. Cô rất hiểu, cậu bạn thường xuyên gọi tên cô, thường xuyên nhớ đến cô khi mọi người quên lãng cô, thường xuyên lén chăm sóc cho cô mỗi khi cô không biết phải làm gì, đã âm thầm gieo hạt giống yêu thương trong trái tim cô và hạt giống ấy đã nhú ra một mầm xanh non nớt, nhỏ xinh.

Chuyện thích nhau hồi 16 tuổi bình dị và đơn giản như vậy, những câu chuyện tình yêu với kết cục happy ending hay sad ending trong phim ảnh đã không được họ coi là thật nữa. Họ luôn cho rằng mình sẽ trải qua một mối tình không giống ai, tưởng rằng những ngày tháng lông bông này sẽ kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, sau khi trưởng thành, họ mới phát hiện ra rằng, hóa ra mọi thứ vẫn đi theo lối mòn xưa cũ, những người đã từng ở bên mình mỗi ngày rồi cũng sẽ mỗi người mỗi ngả.

Buổi trưa ăn cơm, từ đầu đến cuối Phương Hồi không ngẩng đầu lên. Trần Tầm cố tình kể mấy câu chuyện cười nhảm nhí, thậm chí là lấy trộm viên thịt trong hộp cơm của cô, nhưng đều không thể khiến cô ngước mắt lên được. Triệu Diệp kéo Trần Tầm đi chơi bóng, Tiểu Thảo kéo Phương Hồi đi lấy thư. Hai người một bên, đi cùng một lúc, nhưng cuối cùng lại rẽ theo hai hướng khác nhau.

Hồi đó máy tính vẫn chưa phổ biến, thế nên không có QQ để chat, cũng không có email để gửi thư điện tử. Điện thoại di động và tin nhắn lại càng khỏi phải nói, chỉ có mấy kiểu điện thoại di động, nhưng vẫn chưa có chức năng nhắn tin bằng tiếng Trung. Bạn bè ở các trường liên lạc với nhau bằng thư từ. Cổng trường nào cũng có sạp hàng bán giấy viết thư, hình các nhân vật hoạt hình của Nhật Bản, rồi các mẫu hoa nhí của Hàn Quốc, thần tượng điện ảnh, loại 5 tệ/ tập, có thể xé ra từng tờ để viết, loại 4 tệ/tập, còn được tặng thêm mấy phong bì nhỏ, vừa rẻ vừa đẹp, tha hồ chọn lựa.

Tiểu Thảo là cô bạn nhận được nhiều thư nhất trong lớp bọn họ, bạn bè của cô nằm rải rác khắp Bắc Kinh.

“Cậu xem tập thư này đi”. Trong phòng văn thư, Tiểu Thảo đưa cho Phương Hồi một chồng thư.

“Ừ”. Phương Hồi bước đến chọn thư của lớp mình, một lát thì tìm thấy hai lá thư của Tiểu Thảo.

“Í! Đẻ tớ xem nào! Không ngờ cậu ấy lại hồi âm nhanh như vậy”. Tiểu Thảo cầm lấy lá thư cười nói: “Ơ, Phương Hồi, sao chẳng bao giờ thấy cậu viết thư gì cả! Bạn cấp hai của cậu không liên lạc với nhau à?”.

“Tớ không thân với bọn họ lắm”.

“Không thân?”. Tiểu Thảo hỏi với vẻ kinh ngạc: “Cậu đùa à?”.

Phương Hồi xếp lại chồng thư, đứng bên đợi bạn, đằng xa hình như có cậu nào đó ghi được một cú 3 điểm, mọi người reo hò, vỗ tay rất ồn ào, bất giác cô lại dõi mắt về phía đó.

“Tớ bảo này… Phương Hồi…”. Tiểu Thảo cầm lên một lá thư, giơ lên trước ánh nắng, nhìn tờ giấy viết thư gấp thành hình trái tim bên trong.

“Hả?”. Phương Hồi ngoảnh đầu lại, lá thư đã che kín đôi mắt Tiểu Thảo, cô nhìn thấy mặt sau của phòng bì có nét chữ rất dễ thương: “Cảm ơn chú đưa thư”.

“Cậu… có phải cậu thích Trần Tầm không?”.

Tiểu Thảo hỏi nhỏ.

“Hả?”.

“Đúng không?”.

“Không… làm gì có!” Tim Phương Hồi đập thình thịch, cảm giác bị người ta nói trúng tim đen khiến cô vô cùng sợ hãi: “Cậu đừng nói linh tinh!”.

“Hi hi! Tớ biết rồi!”. Tiểu Thảo đặt ngay lá thư xuống, vui vẻ nói: “Thực ra là cậu thích Kiều Nhiên, đúng không?”.

“Cậu nói gì lạ vậy! Nhảm nhí quá!”. Phương Hồi lườm Tiểu Thảo một cái rồi quay đầu đi ra.

“Đừng giận, đừng giận mà!”. Tiểu Thảo kéo cô lại, nói với giọng rất bí ẩn: “Tớ cam đoan sẽ không nói cho ai biết đâu!”.

“Tớ xin đấy, đừng nói linh tinh nữa!”. Nét mặt Phương Hồi tỏ vẻ bất lực.

Bị Tiểu Thảo dọa như vậy, Phương Hồi phát hiện ra rằng, trước cái gọi là tình cảm đẹp, cô vẫn cảm thấy sợ. Cảm giác này, tự nhiên khiến cô cảm thấy vô cùng chán chường.

Tưởng như thế là xong, nhưng trước khi tan học, Trần Tầm lại đến chỗ cô.

Phương Hồi luống cuống thu dọn ba lô, trong lúc chuẩn bị với lấy túi đựng bút thì bị Trần Tầm ấn tay xuống. Cậu không nói gì, chỉ nhét một tờ giấy vào trong đó, Phương Hồi sửng sốt nhìn, Trần Tầm liền cười nói: “Về nhà hãy xem”.

Phương Hồi không đợi được đến lúc về nhà mà đã xem trước, thực sự cô không chịu được cảm giác thót tim này, đi đến giữa đường liền mở ra xem. Tuy nhiên, sau khi đọc xong, cô lại càng thót tim hơn.

Mẩu giấy viết rằng:

“Phương Hồi, buổi sáng chưa nói được hết, sở dĩ tớ lo cho cậu, không phải vì tớ là người tốt, cũng không phải vì chúng mình là bạn thân của nhau. Mà là vì, TỚ THÍCH CẬU. Tớ không đùa đâu, tớ thật lòng đấy. Nếu cậu thấy tớ được thì hãy viết tên tớ vào vở bài tập lịch sử. Tớ đợi cậu!”.

Phương Hồi là tổ trưởng phụ trách môn lịch sử, lần đầu tiên phát vở bài tập lịch sử, có một cuốn vở không ghi tên, cuốn đó chính là vở của Trần Tầm. Ít nhiều Trần Tầm có ý tiếp cận cô, lần thứ hai nộp vở, cậu vẫn không ghi tên, Phương Hồi biết nên đã trả thẳng cho cậu. May mà bài tập môn lịch sử không nhiều, nên Phương Hồi cũng âm thầm dung túng cho trò đùa có phần mờ ám này của cậu. Ngày mai có giờ lịch sử, bài tập tuần trước lại phải trả và lần này, cô có nên viết tên vào vở rồi trả cho cậu ta hay không?

Giữa nắng thu, Phương Hồi nhìn theo con đường phủ đầy lá ngân hạnh[4] vàng, trong tay nắm chặt tấm lòng của một cậu bạn, nhưng lại không biết phải làm gì.

[4] Còn có tên là Bạch quả là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoales.

Hiện tại, khi được nghe Phương Hồi kể về câu chuyện của cô ngày trước, tôi rất hiểu tâm trạng rối bời của cô lúc đó. Tôi hiểu cô đã phải lưỡng lự, đấu tranh tư tưởng thế nào, nhưng vẫn không thể viết ra tên của cậu bạn mà rõ ràng cô rất có cảm tình đó.

Tuy nhiên, chắc chắn hồi đó Trần Tầm không hiểu được những điều này. Chính vì vậy, ngày hôm sau, cậu cầm cuốn bài tập lịch sử trên tay mà lòng tràn đầy hi vọng, đến khi phát hiện ra rằng vạch chấm phía sau chữ họ tên vẫn để trống, cậu thấy vô cùng chán nản. Cậu rất muốn đi hỏi cô, rốt cuộc là tại sao, tại sao rõ ràng đã nhìn thấy vẻ cảm tình hiện lên tong ánh mắt của cả hai người mà cô vẫn cố tình né tránh.

Nhưng rõ ràng Phương Hồi đang tránh mặt cậu, mấy ngày hôm đó gần như cô chỉ chuyện trò với Tiểu Thảo hoặc Kiều Nhiên mà không liếc cậu cái nào, cũng không nói chuyện với cậu. Nhưng Trần Tầm có cảm giác rằng, chắc chắn Phương Hồi không ghét mình. Vì từ đó trở đi cô không hề cười, trong đôi mắt trong trẻo đó, chất chứa một vẻ u buồn khó có thể miêu tả bằng lời.

Cuối cùng Trần Tầm không nói được với Phương Hồi câu nào, dĩ nhiên là câu hỏi tại sao đó cũng không nói ra được. Lúc tan học, cậu nhìn theo Phương Hồi và Kiều Nhiên cùng ra khỏi lớp, bước chân của họ rất đều nhau, rất ăn ý, ngay cả lúc bước ra khỏi cửa lớp cũng là bước chân trái trước.

Phương Hồi liếc trộm Trần Tầm, cô biết chắc chắn cậu đang nhìn cô. Nhưng cô không ngoảnh đầu lại, cho dù chỉ là mỉm cười với cậu cũng không.

Không phải cô không muốn, mà là không dám.

Trong lúc Phương Hồi định tiếp tục im lặng và lặng lẽ bước đi, cô không thể ngờ rằng, ngày hôm sau, trên bảng lại có một dòng chữ đang chào đón cô.

Đó là nét chữ nghiêng nghiêng ngả ngả, không nhận ra là chữ của ai, nhưng lại vô cùng nặng nề: “Phương Hồi thích Trần Tầm”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách