"Áp khâm" phụ kiện yêu thích của phụ nữ Trung Hoa xưa

| 3K|cobekiquac_92
Trong các phim truyền hình về cung đình của Trung Quốc, người phụ nữ thường mang một thứ như  dây chuỗi hạt, túi hương,... ở bên vạt áo bên phải, vậy người Trung Quốc gọi thứ đó là gì?

//static.kites.vn/upload//2021/16/1618842006.f9f70d54a92f1bfe7efca46140b88ca3.jpg

Thứ đó được gọi là "Áp khâm", nói đơn giản thì nó có nghĩa là thứ để chặn vạt áo. Đây là một món đồ trang sức mà người phụ nữ xưa thường đeo trước ngực bên phía bên phải, phần lớn được làm bằng bạc. Nó ra đời vào thời Đường nhưng tới mãi đến thời Minh Thanh thì mới lưu hành rộng rãi.

Mọi người đều biết, trang phục của phụ nữ thời xưa khá rộng, gió thổi thì sẽ bay nên cần thứ gì đó chặn lại. Bởi lẽ ngày xưa, khi trang phục của người phụ nữ bị thổi tung thì không hề quyến rũ như thời bây giờ mà ngược lại bị xem là hành vi phóng túng, thất lễ. Do đó món trang sức bạc có thể hạn chế trang phục tung bay lại vừa đẹp mắt đã được sử dụng và dần hình thành nên "Áp khâm" .

//static.kites.vn/upload//2021/16/1618842140.43315e2b5ae6a4189eb28f8655c91f8e.jpg

Phụ nữ nhà Thanh thường buộc "Áp khâm" vào nút thứ hai của sườn xám. Xét về cách sử dụng thì "Áp khâm" phần nào đó khá giống với cài áo của phương Tây.


Cấu tạo của "Áp khâm" gồm ba phần: phần trên, phần giữa, phần dưới. Phần trên thường là sợi dây bạc hay sợi chỉ để buộc "Áp khâm" vào áo. Phần giữa thường là phần chính bao gồm các hạt hay mặt ngọc tạo sức nặng. Phần dưới thường là các tua rua hay chuông nhỏ phát ra tiếng dễ nghe khi di chuyển.

//static.kites.vn/upload//2021/16/1618842196.87fbcd8d56382b78b1fa4634efa59e89.png

Bài viết theo sohu


0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...