Câu đố chưa lời giải về Chân Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng Phần 1

| 2K|cobekiquac_92
Trong cuốn tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” có một nhân vật như thế này: 80 hồi trước đó anh chưa từng xuất hiện một cách chính thức nhưng lại được người khác nhắc tới.

Ngoại hình và tính cách của anh cùng nam chính Giả Bảo Ngọc vô cùng tương đồng. Lời bình của Chỉ Nghiên Trai cùng một số nhà bình luận khác cũng đã nói rõ ở những hồi sau nhân vật này sẽ chính thức xuất hiện và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cốt truyện.
Nhân vật có diện mạo tương đồng với nam chính chính là cháu đích tôn của nhà họ Chân ở Giang Nam tên gọi Chân Bảo Ngọc.

Hành văn trong“Hồng Lâu Mộng” thường gắn với các chữ như “mộng”, “ảo”, “thật”, “giả”… làm người đọc mê muội, trong trường hợp này “Chân Ngọc” và “Giả Ngọc” cũng là một ví dụ như thế. Nhưng do các bản thảo các hồi sau hồi 80 bị thất lạc một phần nên truyện vẫn còn có nhiều câu đố chưa lời giải về Chân Bảo Ngọc. Rốt cuộc anh và nam chính Giả Bảo Ngọc có quan hệ gì? Tại sao tác giả Tào Tuyết Cần lại chọn tên “Bảo Ngọc”? Có người nói anh mới thật sự là Thần Anh thị giả xuống trần đầu thai còn Giả Bảo Ngọc là hóa thân của viên đá vá trời, vậy đâu mới là sự thật?
//static.kites.vn/upload//2021/12/1616922082.42695758df99e0bbed596b43c81f93e4.jpg

Chân Bảo Ngọc

Trong “Hồng Lâu Mộng”, lần xuất hiện đầu tiên của anh chính là ở hồi 1. “Hôm kia đầy những bạc vàng. Phút đâu hành khất bên đường là ai?” Chân Ngọc, Giả Ngọc cùng là một kiểu người.

Hồi 2, khi Giả Bảo Ngọc còn chưa xuất hiện, tác giả đã mượn lời Giả Vũ Thôn để nói về hai đứa bé dị dạng, trong đó có một người chính là Chân Bảo Ngọc. “Không cần nói đâu xa, chỉ cần nói ngay nhà họ Chân, làm chức Tổng tài viện Thể nhân ở Kim Lăng thôi.”

Vũ Thôn cười nói: “Tên học trò ấy tuy mới vỡ lòng, nhưng khó hơn là dạy người lớn để đi thi. Nói ra thật đáng buồn cười, tên học trò bé con ấy thế nói này: “Phải có hai bạn gái bé cùng học với tôi, tôi mới nhận được chữ, hiểu được nghĩa; nếu không thì bụng tôi cứ mờ đặc đi”.

Nó lại thường nói với bọn người nhà: “Hai chữ “nữ nhi” đối với tôi rất tôn quý, rất trong sạch, không gì sánh kịp, hơn cả phật Di Đà và Ngọc Đế. Các người là hạng thối mồm thối miệng, chớ có nông nổi coi thường hai chữ ấy. Khi nào cần nói đến phải lấy nước chế thơm súc miệng kỹ đã rồi mới được nói; nếu mà nói bậy, sẽ bị bẻ răng khoét mắt”.

Lúc thường thì nó ngỗ nghịch trâng tráo, bướng bỉnh, ngốc nghếch là thường; nhưng khi gặp mấy bạn gái, nó lại ôn hòa văn nhã, láu lỉnh thành một con người khác hẳn. Bố nó nhiều lần đánh rất đau mà nó vẫn không chữa. Mỗi lần bị đánh đau không chịu được, nó gọi ầm lên “chị em ơi”.

Bọn con gái nghe thấy thế, cười hỏi: “Tại làm sao khi bị đòn cứ gọi “chị em” ra làm gì? Hay là muốn gọi chị em ra xin hộ? Như thế có đáng xấu hổ không?” Nó trả lời một câu rất kỳ: “Lúc đau quá, tôi nghĩ bụng thử kêu “chị em”, họa may đỡ chăng, quả nhiên khi kêu lên thì thấy đỡ. Vì thế, tôi tìm ra được phép mầu nhiệm: Mỗi khi bị đánh là tôi cứ thế kêu lên. Tôn huynh nghe chuyện này có đáng buồn cười không? Vì bà quá nuông cháu, thường lam rầy rà mà quở mắng người con, nên tôi không ở đấy nữa mà đến dạy học ở nhà họ Lâm, làm Tuần diêm ngự sử tại đây. Những hạng con em ấy tất không giữ được cơ nghiệp ông cha.
“ _ Hồi 2

Từ đoạn văn miêu tả hoang đường cùng cực này những lời nói hành vi của Chân Bảo Ngọc cũng phù hợp với câu “Nếu sinh vào nhà công hầu phú quý, thì là hạng người tình si tình chủng”, cũng chẳng khác là bao với một Giả Bảo Ngọc.

Không chỉ tính cách, tướng mạo mà hai người “Bảo Ngọc” này còn giống như từ một khuôn đúc về mọi mặt. Trong hồi 56, lúc người nhà họ Chân vào Kinh Thành gặp mặt nhà họ Giả, nhìn thấy Giả Bảo Ngọc trong phủ Giả còn nhầm tưởng rằng công tử nhà mình lén đến Kinh Thành.
//static.kites.vn/upload//2021/12/1616922136.03558b6d4d8740dfb99eaad618b61fd5.jpg

Bốn người nhìn nhau vội vàng cúi người cười đáp: “Ôi, dọa bọn tôi một phen. Nếu chúng tôi không vào phủ mà gặp nhau ở một chốn khác chắc cũng chỉ nghĩ là công tử chúng tôi cũng đẫ theo vào Kinh rồi đấy.”
Dù Chân Bảo Ngọc vẫn chưa chính thức xuất hiện trong hồi 80 nhưng tướng mạo đã được miêu tả cụ thể:

“Mặt như trăng rằm mùa thu, sắc như hoa xuân buổi sớm, mái tóc bằng như dao xén, lông mày rõ như mực kẻ, má như cánh hoa đào, mắt như làn sóng gợn. Lúc giận cũng như cười, dù trừng mắt vẫn có tình tứ.”
“Mặt phấn môi son, nhìn liếc có duyên, nói năng tươi tỉnh, đầu mày cuối mặt, có một vẻ thiên nhiên, trông rất tình tứ.”
_Hồi 3

Ngoại trừ tướng mạo, trong giấc mơ của Giả Bảo Ngọc, Nhà họ Chân cũng có một vườn hoa như thế, Chân Ngọc Bảo cùng các cô gái ở trong đó vui đùa, cũng ngày ngày phát buồn phát phiền vì đám con gái.
“Bảo Ngọc lấy làm lạ nói:
- Trừ vườn Đại Quan của chúng ta ra, còn có cái vườn nào đây?
Đương lúc ngờ ngợ, thấy có mấy đứa gái bé đi đến, đều là a hoàn cả. Bảo Ngọc lại lấy làm lạ nói:
- Trừ Uyên Ương, Tập Nhân, Bình Nhi ra, còn đám nào đây?”
“Một a hoàn cười hỏi:
- Cậu Bảo, sao không ngủ mà lại thở dài thế? Chắc là vì cô em đương yếu, cậu mới buồn bực vớ vẩn chứ gì?
Bảo Ngọc nghe xong cũng giật mình.”
Hồi 56

Đọc những đoạn văn trên, chúng ta như cảm thấy có một phiên bản Giả Bảo Ngọc copy paste khác hiện ra. Hơn nữa, dường như tác giả sợ người đọc sẽ bỏ qua các chi tiết đó nên càng nhấn mạnh rằng dù là dung mạo, tính cách hay tình huống hai người gặp phải đều vô cùng giống nhau. Điều này chắc khác gì vẽ thêm một nhân vật dư thừa, vậy dụng ý của tác giả là gì đây?
Hãy cùng đón đọc Phần 2 cùng Kite nhé!
Bài viết theo Fenghuangwang

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...