Choáng ngợp trước khung cảnh ngoạn mục của hồ nước ngọt sạch nhất trên thế giới không ai được phép lui tới

| 231|Doccocaubai
Rotomairewhenua hay còn gọi là Blue Lake của Vườn Quốc gia Nelson Lakes của New Zealand chính thức công nhận là nơi có nước ngọt trong nhất trên thế giới.

Blue Lake được cung cấp bởi hồ băng lân cận Constance vào mùa Xuân, và nước đi qua một đập đá vụn tự nhiên được hình thành từ rất lâu trước đây do một trận lở đất. Các mảnh vụn này hoạt động như một bộ lọc tự nhiên giữ lại hầu hết các hạt lơ lửng trong nước băng, làm cho Blue Lake gần như trong như nước cất. Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia của New Zealand (NIWA) đã thực hiện các thử nghiệm khoa học về nước và xác định nó là vùng nước ngọt tự nhiên nhất mà con người biết đến.

//static.kites.vn/upload//2021/32/1628762565.9f2b4c7fcacf137586b17e29dead7e9d.jpg

//static.kites.vn/upload//2021/32/1628762565.9f2b4c7fcacf137586b17e29dead7e9d.jpg

Nhà thủy văn học của NIWA, Rob Merrilees là người đầu tiên nhận ra các đặc điểm nổi bật về mặt quang học của Blue Lake, so sánh nó với suối nước ngọt Te Waikoropupu nổi tiếng trong vắt của đất nước. Chỉ sau chuyến thăm Blue Lake vào năm 2009, ông mới nhận ra rằng Blue Lake còn trong hơn cả Te Waikoropupu, và hai năm sau, thử nghiệm của NIWA đã xác nhận điều đó là đúng.

Nằm ở độ cao 1200 mét so với mục nước biển, và nằm ngay dưới hàng cây sồi mọc quanh vùng đồi núi, nguôn nước ở Blue Lake vào mùa xuân luôn đảm bảo dao động từ 5 đến 8 độ C.

//static.kites.vn/upload//2021/32/1628762563.4d9d00940e04be3a41e21b1f33c9b609.jpg

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm nhìn ở Blue Lake nằm trong khoảng 70 - 80 mét khiến nó gần như rõ ràng về mặt quang học như nước cất. Vùng nước trong suốt này được trông coi bởi bộ lạc người aori, nơi đây như một chốn linh thiêng và con người không được phép vào hồ.

//static.kites.vn/upload//2021/32/1628762563.61b375a932d79ba9da3a566276d645cb.jpg

//static.kites.vn/upload//2021/32/1628762562.60bc53e3ebf97595b9aff6faa9ba5d2d.jpg

//static.kites.vn/upload//2021/32/1628762561.a9419292e6baebce2dc24b1d2d3f8a54.jpg

Vào đầu năm 2013, nhà báo môi trường và nhà báo ảnh người Đan Mạch Klaus Thymann đã được Bộ Bảo tồn Māori, NIWA và New Zealand cho phép đặc biệt để vào Blue Lake và ghi lại độ rõ nét đáng kinh ngạc của nó trên máy ảnh, nhằm mục đích bảo tồn.

Bài viết odditycentral
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...