Con gái Càn Long, Tử Vy Cách Cách, 23 tuổi bệnh nặng qua đời, 200 năm sau mộ phần bị khai quật

| 8K|lebogia
Triều đại nhà Thanh, vua Càn Long học hỏi theo ông nội mình là Khang Hy vi hành Giang Nam 6 lần, trên đường vi hành đã lưu truyền lại rất nhiều câu chuyện, mà Tử Vy cách cách chính là một viên minh châu bị thất lạc. Trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách, mẫu thân của Tử Vy là Hạ Vũ Hà sinh sống bên ven hồ Đại Minh, mà Càn Long trên đường từ Kinh Thành đến vùng Giang Nam, trùng hợp lại đi du ngoạn qua hồ Đại Minh, hai người gặp gỡ và có một đoạn duyên phận ngắn ngủi ở đây, sau này Càn Long tiếp tục vi hành Giang Nam, thế những lại quên lãng đi Hạ Vũ Hà, mười tháng sau, Hạ Vũ Hà sinh hạ Tử Vy.

//static.kites.vn/upload//2019/16/1555590688.62fc39b23f619c795c3c92697c36c204.jpg


Tận đến khi mẫu thân lâm bệnh qua đời Tử Vy mới biết thân phận của phụ thân mình chính là Càn Long, vì vậy thuận theo di ngôn của mẫu thân mà đến kinh thành tìm phụ thân, vượt qua trăm ngàn khó khăn trở ngại, cuối cùng cũng trở thành Công chúa của Đại Thanh, gả cho phò mã là Phúc Nhĩ Khang. Câu chuyện của Tử Vy cách cách chắc hẳn rất nhiều người biết, thế nhưng có một điều mà rất ít người biết được đó là nhân vật Tử Vy không chỉ là một nhân vật trên phim mà được dựng lên từ một nguyên mẫu có thật trong lịch sử, chính là công chúa thứ tư của Càn Long – Hòa Thạc Hòa Gia công chúa. Đương thời Càn Long có 10 vị công chúa, Hòa Gia công chúa tương đối được Càn Long yêu quý.

“Thanh Sử” có ghi lại, mẫu thân Hòa Thạc Hòa Gia công chúa là Hoàng quý phi Tô Thị, Tô Thị là nữ tử người Hán, khi Càn Long còn là Bảo Thân Vương, bà liền được gả vào Vương phủ, năm Càn Long thứ hai được phong làm Thuần Quý Phi, khi sinh thời rất được Càn Long sủng ái, quan tâm. Năm Càn Long thứ 10, Hòa Gia công chúa ra đời, là công chúa thứ tư nên còn được gọi là “Tứ Công chúa”. Không biết vì sao, bàn tay của tiểu công chúa lại có một lớp màng bao bọc, hình dáng như “Phật Thủ”, chính vì thế mà cung nhân đều gọi là “Phật Thủ Công Chúa”, Càn Long nghe được tin này thì rất vui mừng, coi đây là một điềm lành, may mắn.

//static.kites.vn/upload//2019/16/1555590724.b6e1c4b3962a3adce14a237493f386fa.jpg


Năm Càn Long thứ 25, Hòa Gia công chúa đã 15 tuổi, vì vậy Càn Long liền cho tuyển chọn Phò mã. Trong số hoàng thân quý tộc, Phú Sát Thị có thế lực mạnh nhất. Vì vậy cuối cùng Càn Long đã chọn con trai thứ hai của Phó Hằng là Phúc Khang An (nguyên mẫu của Phúc Nhĩ Khang) làm Phò mã. Sau khi Hòa Gia công chúa gả cho Phúc Khang An, đã sinh hạ một con trai là Phong Thân Tế Luân, kể từ đó về sau vào những năm tháng thanh xuân còn lại công chúa không sinh thêm bất kỳ người con trai nào, chỉ có vẻn vẹn một người con trai độc nhất. Năm Càn Long thứ 32, công chúa Hòa Gia mới chỉ 23 tuổi nhưng lại lâm bệnh nặng mà qua đời.

Khi công chúa lâm bệnh qua đời, Phúc Khang An không hề bị giận cá chém thớt, ngược lại còn liên tiếp nhận được một loạt đề bạt, cần nhắc, công chúa lâm bệnh nặng mà sớm qua đời nguyên nhân là do thể trạng yếu ớt, hơn nữa nàng cùng Phúc Khang An tình nghĩa sâu đậm, chính vì vậy Càn Long mới động viên, trấn an Phò mã. Sau khi công chúa mất sớm, được an táng bên bờ sông Thông Huệ, mộ phần nằm ở phía Đông của cửa phụ thành Đông, dân bản xứ từ nhiều đời đều tôn xưng là phần mộ “Phật Thủ Công Chúa”, căn cứ theo những ghi chép về thời nhà Thanh khi đó, mộ phần của công chúa luôn có người canh gác, trông coi, sau khi nhà Thanh suy vong mới từ từ bị quên lãng, không ai trông coi.

//static.kites.vn/upload//2019/16/1555590882.17cdeee0681d60754d4b2d9d78450b38.png


Những nhà khảo cổ học cho biết rằng, vào năm 1965, mọi người đến sông Thông Huệ thăm dò, quan trắc mộ công chúa, trong khu mộ cỏ dại mọc um tùm, nhưng bức tượng đá ông cụ Sâm La, được đặt trên thềm đá Lưu Ly thấp thoáng dưới bóng cây tùng, đặc biệt cổ kính. Vậy mà gạch đá được xây trên bảo đình đã bị rạn nứt, phía bên dưới bảo đình chính là mộ phần, không loại trừ khả năng mộ phần đã từng bị trộm, xuất phát từ mong muốn bảo vệ các văn vật cổ, các nhà khảo cổ học tiến hành đi sâu vào khai quật mộ phần công chúa. Do nằm tiếp giáp bên bờ sông nên trong mộ đọng rất nhiều nước, chứa đầy bùn đất phù sa, quan tài của công chúa và Phò mã sớm đã bị mục nát.

May mắn thay giới khảo cổ học đã tiến hành dọn dẹp và đưa được hài cốt của công chúa ra, thông qua các quan trắc khoa học phát hiện ra so với những người bằng tuổi thông thường, hài cốt của Hòa Gia công chúa hết sức nhỏ, kết hợp với những ghi chép rằng khi nàng sinh ra trên tay có tấm màng bao bọc, không loại bỏ khả năng khi mới sinh ra nàng đã mắc một chứng bệnh khiến cơ thể vô cùng yếu, bởi vậy mà giới nghiên cứu đã phỏng đoán thân thể công chúa Hòa Gia thuộc dạng yếu ớt, nhiều bệnh tật, chính vì thế mà sớm lâm bệnh nặng qua đời. Đây chính là nguyên mẫu có thực của Tử Vy cách cách, số mệnh nàng cũng mang đầy mùi vị bi thương.

Bài viết theo Thanh Sử ký - qq.kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...