Hồng Lâu Mộng - 5 ưu điểm giúp Lâm Đại Ngọc xứng đáng đứng đầu Kim Lăng Thập Nhị Thoa

| 6K|
Dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng, Tiết Bảo ThoaLâm Đại Ngọc là hai cô gái ưu tú cùng trang lứa, ngang sức ngang tài, thế nhưng có nhiều người thích để Đại Ngọc đứng đầu bảng Thập Nhị Thoa bởi vì năm ưu điểm này của cô.

//static.kites.vn/upload//2019/08/1550891756.8152ba84c62133d2870db08613ca6a65.jpg


        Kim Lăng Thập Nhị Thoa là mười hai cô gái ưu tú nhất trong Hồng Lâu Mộng, người được chọn vào bảng này cần có đủ ba tiêu chí: thứ nhất "bỉ gia", nghĩa là các cô đều là nữ quyến trong nhà Giả Bảo Ngọc; thứ hai "trạch kỳ thiện giả", tức là các tài nữ thanh tú thông tuệ, ba hạng được sinh ra do sự kết hợp của chính khí và tà khí là trung, thượng, hạ; thứ ba là "bạc mệnh".

       Hồng Lâu Mộng là bộ tiểu thuyết lấy bi kịch tình yêu của Tiết Bảo ThoaLâm Đại Ngọc  làm chủ đề chính xuyên suốt, tất nhiên nhân vật nữ chính Đại Ngọc phải được "xây dựng, sắp xếp" sao cho ưu tú nhất, nếu không sẽ sinh ra chuyện "giọng khách át giọng chủ". Huống hồ, cái tiếng "tiên nữ thoát tục" cũng là để cô đảm đương nổi danh hiệu "Quán quân bảng thập nhị thoa” này.

       Thứ nhất là mỹ mạo. Lúc Đại Ngọc gặp mặt Bảo Ngọc khi mới đến Giả Phủ, diện mạo của cô đã được miêu tả thế này: “Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; Người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng rưng, thở gấp nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn như hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng như liễu nghiêng trước gió”.

               Phượng Thư khen rằng: “Trong thiên hạ lại có người đẹp như thế này! Bây giờ cháu mới được thấy!”, còn Bảo Ngọc thì cảm thấy: “Cô em mới đến, người đẹp như tiên”. Ngay cả Tiết Bàn "Chợt liếc nhìn một cái, thấy Lâm Đại Ngọc phong nhã dịu dàng, hắn đã say mê say mệt", có thể thấy được dung nhan của Lâm Đại Ngọc xuất sắc thế nào.

       Thứ hai là tài năng. Trong Kim Lăng Thập Nhị Thoa, Lâm Đại NgọcTiết Bảo Thoa được nói đến trong cùng một bài phán từ:

“Khả thán đình cơ đức,
Kham liên vịnh nhứ tài!
Ngọc đới lâm trung quải,
Kim trâm tuyết lý mai.”

“Than ôi có đức dừng thoi,
Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.
Ai treo đai ngọc giữa rừng,
Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày?”


Trong đó “ Thương ôi cô gái có tài vịnh bông”, chính là chỉ tài hoa của Đại Ngọc. "Tài Vịnh nhứ" chỉ tài hoa vịnh thơ của nữ tử, đời sau khen ngợi nữ tử có tài thơ văn là "Vịnh nhứ chi tài".

        Bất kể là thi đề thơ lần Nguyên Xuân thăm nhà hay vịnh thơ ở Hải Đường Xã; Thơ hoa cúc hay Táng Hoa Ngâm, bài Thu Song Phong Vũ Tịch hay bài Đào Ca Hành ai oán; dù là bài thơ tức cảnh ở am Lô Tuyết, hay là đố đèn xuân ở Ổ Noãn Hương, lần cùng Bảo Ngọc và Diệu Ngọc nghe được tiếng đàn ngoài song cửa sổ ở Quán Tiêu Tương hay tấm biển đề tên cho "Đột bích đường" và "Ao Tinh quán", đều là những bằng chứng có tính thuyết phục cao về tài hoa của Đại Ngọc.

Lí Hoàn tán thưởng rằng: "Vả lại dung mạo lẫn tài hoa của em ấy, thật là trên đời ít có, họa chăng chỉ có Thanh Nữ và Tố Nga là giống được vài phần mà thôi".

//static.kites.vn/upload//2019/08/1550891756.99bad0dd7266606e1c89f96a5a23018a.jpg


               Thứ ba là tính tình ngay thẳng. Thường ngày Đại Ngọc hay hờn giận, nhưng cái giận hờn của cô cũng không càn quấy lôi thôi hay ngang ngược khóc lóc om sòm. Sự hờn giận của cô chỉ đơn thuần vì hai nguyên do: ghen tị và nhạy cảm. Hờn giận do ghen tuông đích thị là do Bảo Ngọc mà ra. Hờn giận do nhạy cảm chủ yếu là do cảnh ngộ và sự tự ti của cô tạo thành.

       Tính cách thẳng thắn của Đại Ngọc được biểu lộ qua sự ghen tị và nhạy cảm của cô. Khi có cách nhìn nhận riêng về người hay sự việc nào, có lẽ cô sẽ ra vẻ thể hiện mà nói thẳng quan điểm của bản thân, nhưng chẳng qua chỉ là luận việc theo bản chất, tranh luận xong liền để để qua một bên.

       Nhờ dùng sự thẳng thắn chân thành để đối đãi với người khác mà cô giành được sự yêu mến của đám chị em, không ai coi "cái người động một tí là giận dỗi" như em Lâm là người ngoài. Chẳng hạn như Đại Ngọc và Tương Vân, vì Tương Vân buột miệng nói đứa bé đóng vai nữ hát hí khúc giống Đại Ngọc, khi đó Tương Vân đã tức giận vô cùng; nhưng ở gia yến ngày Trung thu, lúc Đại Ngọc "Ngắm cảnh chạnh buồn, tự mình đứng tựa lan can rơi lệ", hai người tâm ý tương thông, liền hẹn nhau đến Quán Ao Tinh ngắm trăng ngâm đối.


       Tính "Thực" của Đại Ngọc còn thể hiện ở tính "Thiện" của cô, Đại Ngọc và Tử Quyên nghĩa như chủ tớ, tình lại như tỷ muội, tình thâm ý thực. Cô đối xử với hạ nhân rất hào phóng và chiếu cố. Ở hồi thứ mười sáu, đứa hầu nhỏ Giai Huệ tặng lá trà qua, gặp ngay lúc Giả Mẫu chia tiền cho cô Lâm: "Thấy em đến, cô Lâm bốc hai nắm cho em, cũng không biết là bao nhiêu".

       Thứ tư là trong sạch. Trong bài "Táng hoa ngâm" có câu:

“Nguyện nô hiếp hạ sinh song dực,
Tuỳ hoa phi đáo thiên tẫn đầu,
Thiên tẫn đầu, hà xứ hữu hương khâu?
Vị nhược cẩm nang thu diễm cốt.
Nhất bồi tịnh thổ yểm phong lưu”.

[Thân này muốn vẫy vùng đôi cánh,
Nơi chân trời liệng cánh hoa chơi!
Nào đâu là chỗ chân trời,
Nào đâu là chỗ có đồi chôn hoa?
Sẵn túi gấm đành ta nhặt lấy,
Chọn nơi cao che đậy hương tàn.]


       Phẩm chất cao thượng của Đại Ngọc giống như thái độ của nàng với hoa rơi: "Thả xuống nước không được đâu. Anh tưởng nước ở đây sạch à? Khi chảy đến những chỗ gần nhà người ta ở, thì nước chứa đủ hôi thối, vẫn làm hoa dơ bẩn. Ở gò đằng kia tôi đã đào một cái mả để chôn hoa. Nay ta quét hết, bỏ vào cái túi này, đem đến đấy chôn. Hoa lâu ngày hóa ra đất, như thế chẳng sạch hay sao".

       Đối với chuỗi hạt châu thơm của Bắc Tĩnh Vương tặng do Bảo Ngọc đưa tới, Đại Ngọc nói: “Cái thứ mà hạng con trai hôi hám đã cầm rồi, tôi không nhận đâu”; đối với quà tặng của Nguyên Xuân do Bảo Ngọc đưa tới, Đại Ngọc cũng không nhận; nhưng lại coi ba cái khăn cũ do Bảo Ngọc tặng như bảo bối, còn làm ra "Ba bài thơ đề khăn”. Thi lấy vịnh chí "Thâu lai lê nhị tam phân bạch, Tá đắc mai hoa nhất lũ hồn." [Lê đầy nhị trắng đành vay ngọt, Mai sẵn hồn thơm cứ mượn bừa],  cái cô độc mà trong sạch của Đại Ngọc tựa như mạt nhị bạch cùng một lũ mai hồn.

//static.kites.vn/upload//2019/08/1550891757.dca5fabf3150a0ea00d5b5851770fc60.jpg


              Thứ năm là tình cảm sắt son. Lần đầu tiên gặp nhau, Đại Ngọc và Bảo Ngọc đã quyến luyến đối phương, từ đó về sau thì sớm chiều gần gũi như hình với bóng, tâm đầu ý hợp, tâm ý tương thông. Đại Ngọc vô cùng kiên định trong tình yêu với Bảo Ngọc . Cho dù là anh ta là "Hỗn Thế Ma Vương", dù cho anh ta mất ngọc mê mẩn tâm thần, cô vẫn một mực thắm thiết với anh ta như trước.

              Khi Đại Ngọc nghe chị ngốc nói chuyện Bảo Ngọc thành thân với Bảo Thoa, lập tức trở nên mê mê si ngốc, "Sắc mặt tái đi, chân tay bủn rủn, hai mắt sững sờ, đang loay hoay ở đấy", cuối cùng lại loạng choạng đi tới chỗ ở của Bảo Ngọc, hơn nữa "Lúc đó, lại rất lạ, Đại Ngọc không phải yếu đuối như trước nữa. Cũng không cần Tử Quyên vén màn, tự mình vén màn lên mà bước vào".
       Hai con người đang chìm trong trạng thái mê mẩn ngây ngô, "Cả hai người chẳng chào hỏi, chẳng nói năng mời mọc gì cả, chỉ có nhìn nhau mà cười một cách ngây ngô". Sau khi trở về, cô liền "đốt thơ", "tuyệt thực", tuẫn mệnh.

       Lúc hấp hối, Đại Ngọc nghèn nghẹn kêu: “Bảo Ngọc! Bảo Ngọc! Anh thật... Nói đến tiếng “thật”, cả người toát mồ hôi lạnh ra, không nói gì nữa”. Cho đến khoảnh khắc cuối cùng, Đại Ngọc đáng thương vẫn tâm tâm niệm niệm Bảo Ngọc.

       Bi kịch của Đại Ngọc là bi kịch tình yêu, mà bi kịch tình yêu này bắt nguồn từ sự cố chấp của  cô đối với tình yêu. Loại tình yêu thiên về phương diện tinh thần với phẩm chất cao quý này là điều đáng quý và khó có được trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ.
       
Bài viết mang quan điểm cá nhân


0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...