Xe Tang: Chương 15: Cô gái nhảy múa trong bức ảnh đen trắng

| 777|lebogia
Tôi nói: “Bà Phùng, dù bà có tin hay không, thì cháu cũng phải thành thực cho bà biết, cháu có biết Cát Ngọc, do vậy, cháu cũng nên gọi bà là bác hay là dì, bác sống khó khăn, số tiền này bác cầm lấy đi.”

Bà Phùng lắc đầu lia lịa, cầm 500 đồng trên bàn nhét lại cho tôi, bảo rằng bà không cần gì cả, tôi bảo tôi thực sự có quen biết Cát Ngọc.

Bà Phùng nghe xong, một nụ cười thấp thoáng trên gương mặt bà. Đồng thời bà lắc đầu nguầy nguậy, trông có vẻ bà tin câu nói này của tôi.

Sau đó tôi lại đưa lại tiền cho bà, nhưng bà lại lắc đầu liên tục, vẫn không muốn nhận.

Tôi thở dài, thầm nhủ, nhân phẩm bà cụ này thực sự không tệ, xem ra không thể tin tưởng mù quáng những gì người khác nói. Người trong thôn đều nói bà Phùng kỳ lạ như thế nào đó, kỳ dị thế nào, nhưng hôm nay tôi nói chuyện với bà một lúc, phát hiện ngoài chuyện bà không nói được thì bà là một người rất được.

Chính vào lúc này, đột nhiên bà Phùng vỗ cánh tay tôi, chỉ vào tấm ảnh Cát Ngọc treo sau lưng tôi, sau đó bà rất vui vẻ giơ hai tay lên, như thể hiện một động tác vũ đạo đơn giản.

Tôi nghệch lại, không hiểu ý bà muốn gì, tôi hỏi: Bà này, ý bà là Cát Ngọc từng dạy bà múa?

Bà Phùng lắc đầu, ú ớ vài câu.

Tôi lại hỏi: “Cát Ngọc múa rất đẹp?”

Bà Phùng gật đầu trước, rồi sau đó lại lắc đầu.

Điều đó khiến cho tôi càng khó hiểu hơn. Rốt cuộc điều đó nghĩa là sao?

Bà Phùng thấy tôi mãi không hiểu ý, có thể nóng vội, nên bà đứng lên xiu xiu vẹo vẹo, đi thẳng đến trước tấm ảnh đen trắng đó, đưa ngón tay khô ráp chỉ vào tấm ảnh, sau đó lại chỉ vào dưới nền. Cuối cùng bà đứng ngay tại vị trí mà bà đã chỉ vào, giơ cao hai tay khoa tay như đang múa.

Tôi chợt giật mình, thất thanh hỏi: Bác này, ý bà là Cát Ngọc từ trong tấm ảnh bước ra và múa cho bác xem?”

Bà Phùng dừng động tác vũ đạo, đầy vui vẻ gật gật đầu.

Nếu đổi lại là người trong thôn, hẳn sẽ nói bà là mụ điên. Nhưng, tôi tin! Tôi thực sự tin bà ấy.

Lúc này, nước mắt tôi chảy ra từ hai khóe mắt, tôi thực sự quá kích động. Tôi tin chắc có lẽ Cát Ngọc đang ẩn nấp đâu đây. Sau khi hai chúng tôi mất liên lạc, cô ấy cố tình trốn về nhà. Cố tình không gặp tôi, không nghe điện thoại của tôi. Tôi biết tất cả những chuyện này là vì cô ấy không muốn hại tôi. Cô ấy yêu tôi nên muốn rời xa tôi.

Nước non ngàn dặm, tôi không ngại hiểm trở chỉ để tìm kiếm cô gái tóc dài bay bay đó sao?

Tôi không quan tâm người và ma có yêu nhau được hay không, tôi chỉ muốn gặp Cát Ngọc. Lúc này tôi chỉ muốn nhìn lại nụ cười của cô ấy lần nữa.

Bà Phùng và tôi, hai người nói chuyện với nhau khá lâu. Đến khi tôi lạnh không chịu được nữa, tôi từ biệt bà Phùng. Tuy lâu như vậy, Cát Ngọc cũng không xuất hiện gặp tôi. Nhưng tôi tin, tôi nhất định có thể tìm ra cô ấy. Dù là cô ấy có cố tình trốn tôi, tôi cũng có thể tìm ra.

Đến khi tôi ra khỏi nhà bà Phùng, bà Phùng cũng bắt đầu làm việc.

Bây giờ dần dần tôi vỡ lẽ, ban ngày bà Phùng ngủ, tối làm việc là vì bà và người trong thôn không hợp nhau, không thể hòa hợp trong được. Ví dụ nhé, mọi người đều mặc đồ khi ra ngoài, nhưng duy nhất mình bạn không mặc, vậy bạn ra đường thì sẽ bị bao nhiêu con mắt soi vào.

Thêm một ví dụ khoa trương hơn nữa, nếu toàn bộ con người trên trái đất này đều ăn cứt, nhưng bạn không ăn ắt cũng thấy ngại.

Có lẽ điều này đúng là đã sai càng thêm sai. Bà Phùng là người bình thường, chỉ là bà bị người trong thôn bài xích lâu quá, nên trở thành tự cô lập mình.

Tôi nói đơn giản với chú Âu phục về cuộc nói chuyện giữa tôi và bà Phùng. Nhưng có vài điều cốt lõi thì tôi lại giấu nhẹm đi. Tôi cảm thấy không nhất thiết phải kể hết cho chú ấy nghe về mọi chuyện. Tôi phải giữ cho riêng mình.

Khi tôi nói đến ấn tượng của tôi với bà Phùng, chú Âu phục cười nhạt nói: “Cháu nghĩ bà ấy là người tốt?”

Tôi kiên định gật đầu.

Chú Âu phục lại nói: “Cháu vẫn còn trẻ quá, vài câu nói hay thì có thể qua mặt được cháu. Người tốt có thể lấy thịt người cho vật nuôi ăn không? Người tốt có thể lấy máu người bón cây không? Cây dâu trong sân nhà bà ấy, cành lá xum xuê, hơn nữa vỏ cây còn có dấu như là mạch máu ẩn hiện, đây chính là do nhờ được bón máu người mà nó mới trông như vậy.

Tôi nhất thời mơ hồ, không chờ tôi nói tiếp, chú Âu phục lại nói: “Tối hôm qua khi chúng ta nhìn thấy bà ấy, tay trái thì trắng muốt, múp míp, giống như bày tay của phụ nữ 30 tuổi, tối nay gặp lại bà ấy, hai bàn tay đều khô ráp. Người bình thường có khả năng này không?

Nói đến đây, tôi vội vàng tranh luận: “Nhưng khi cháu nói cháu quen Cát Ngọc, bà Phùng chỉ vào ảnh nói với cháu, Cát Ngọc thường từ trong ảnh bước ra, múa cho bà ấy xem.”

Chú Âu phục cười nhẹ, vỗ vai tôi, giọng nói trầm trọng: “Cháu còn nhỏ quá, chưa trải nghiệm nhiều, cháu nghĩ kỹ lại đi. Trong cái thôn nhỏ này, bình thường chẳng có chuyện gì, người lạ bên ngoài đột nhiên đến tìm bà Phùng, ngoài con gái bà, còn có chuyện gì khác nữa không? Hơn nữa, loại ngốc như cháu chắc chắn vùa vào cửa đã nói rõ ràng ý tứ của mình rồi. Bà ấy muốn lừa cháu thực sự quá đơn giản.

Tôi vò đầu nói: “Cháu cảm thấy bà Phùng không giống như đang lừa cháu. Biểu cảm của bà rất thành thực.”

Chú Âu phục lại nói: “Vậy cháu thấy biểu cảm của chú có chân thành không? Hả? Thằng ngốc ngày! Cháu tận mắt nhìn thấy Cát Ngọc chưa?” Tôi đáp chưa thấy.

“Vậy thì được rồi. Nói dối thì ai không làm được. Chú cũng có thể nói, lúc cháu vừa vào nhà thì Cát Ngọc đến tìm chú, nói chuyện rất lâu. Cháu tin không?”

Ôi… tôi lại thở dài thườn thượt, tôi hỏi: “Vậy bây giờ làm thế nào?”

Chú Âu phục suy nghĩ một hồi rồi nói: “Tìm cơ hội, tìm cách, thâm nhập vào nhà bà Phùng, tìm hiểu xem rốt cuộc cái thùng trên xe ba bánh của bà ta đựng cái gì.

Tôi lại hỏi: “Sau đó thì sao?”

“Sau đó tiếp tục điều tra, thứ nhất, xem thử khi nào bà Phùng cho gà ăn. Thứ hai, làm cho rõ tại sao tay trái của bà Phùng từ múp míp trở nên khô cứng chỉ trong vòng một đêm. Thứ ba, việc này thì phụ thuộc vào cháu, nếu Cát Ngọc thực sự ẩn nấp ở đây, cháu nghĩ cách làm cho cô ta hiện thân.”

Tôi nói: “Nói vậy chẳng phải huề cả làng sao? Chắc chắn bà Phùng sẽ không nói với cháu về bí mật tay trái bà ấy. Bà ấy có muốn cho cháu biết cũng không nói được. Bà ấy là người có tuổi, lại chưa từng đi học, không biết viết chữ.”

“Thứ nữa là khi nào bà Phùng cho gà ăn, sao cháu biết được?”

“Tối nay tạm thời như vậy, đã gặp bà Phùng rồi. Đến nhà bà ấy nữa sẽ không tiện. Hai ngày sau hẵng đến.” Chú Âu phục nói xong rồi đưa tôi rời đi.

Hai chúng tôi lúc nãy ngồi ở phía nam ngôi làng, mới đó mà nói chuyện những hai tiếng. Trên đường về lại phố, ánh trăng sáng rực chiếu sáng khắp nơi cứ như thể ban ngày vậy.

Đi ngang qua ngôi mộ mới của Lão Tôn Đầu, hai chiếc đũa cắm trên bát cơm và miếng thịt vẫn còn y nguyên. Tôi thầm nghĩ, có lẽ là Lão Tôn Đầu chấp nhận thành ý của tôi, đang tận hưởng những món ăn này.

Tôi bất chợ nhớ đến những gì người trong thôn đã nói. Họ nói trước khi chết Lão Tôn Đầu nổi điên, vừa chạy vừa nói có hai người vào thôn, trong đó có một người sống, một người chết.

Nghĩ đến đây, tôi len lén nhìn chú  u phục, thầm nhủ, mình vẫn không nên tin chú ấy hoàn toàn. Nhỡ như chú ấy là người chết trong hai người mà Lão Tôn Đầu nói thì sao? Nhỡ như chú ấy là ma thì sao?

Cẩn trọng vẫn hơn, nói không chừng tất cả của tất cả những chuyện này là cái bẫy do một mình chú ấy dựng nên, dụ mình cắn câu rồi, có cơ hội thì ra tay. Nhưng mục tiêu cuối cùng của chú ấy là chuẩn bị làm gì?

Tôi thần người suy nghĩ, đột nhiên chú Âu phục vỗ vai tôi, hạ giọng nói với tôi: “Cháu xem đi! Chiếc xe ba bánh đó có phải là bà Phùng không?”

Nhìn theo cánh tay chỉ của chú Âu phục, chỉ nhìn thấy trên đường đất xa xa, một bà cụ lái chiếc xe ba bánh cũ kỹ, đang chầm chậm tiến về thôn.

“Nhìn thì giống, nhưng xa quá nên không chắc chắn.” Nói xong câu này thì chúng tôi càng lúc càng gần bà Phùng, đến khá gần, chúng tôi nhìn lên, quả nhiên đúng là bà Phùng.

Bà Phùng nhìn thấy tôi, mở miệng cười với tôi. Tôi đang chuẩn bị nói chuyện với bà Phùng thì bất chợt nhìn xéo cánh tay trái của bà Phùng.

Sau khi từ ngoài thôn về, cánh tay trái vốn khô cứng của bà lại đầy đặn tròn trịa, giống như tay của phụ nữ 30 tuổi. Nhưng tay phải bà thì vẫn khô cứng như vỏ cây.

Tôi hoảng sợ, câu nói sắp buông khỏi miệng bỗng tắt tự. Tôi không dám nói, bà Phùng không có lưỡi, không nói được. Khi đi trên chiếc xe ba bánh chạy ngang qua tôi, lại cười với tôi. Lúc này tôi chỉ cảm thấy nụ cười của bà quá kỳ dị.

Còn khi chiếc xe ba bánh đi ngang qua chúng tôi, tôi lại liếc nhìn chiếc thùng gỗ trên chiếc xe ba bánh, đồng thời có cảm giác làn hơi lạnh đang vây phủ toàn thân.

Chú Âu phục chớp mắt nói: “Bây giờ, chúng ta còn thêm một việc phải điều tra nữa, phải xem thử buổi tối bà Phùng lái xe ba bánh đi đâu.”

(Tam Cảo Học Sinh)
Chương 16 đang được cập nhật.
Vui lòng không reup!
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...