Xe Tang - Chuyến xe buýt số 14: Chương 37: Huyền quan rửa tội

| 1K|lebogia
Tôi nhìn theo bóng của bác Hải, quả nhiên chỉ có một. Hơn nữa còn rất rõ ràng, tôi nhìn bóng của Đao Như, rồi nhìn bóng mình. Đều chỉ có một, rất rõ ràng.

Lúc nãy mình bị hoa mắt sao?

Hay Bác Hải cũng là ma?

Tôi kinh ngạc, tự nhiên ý nghĩ đó xuất hiện trong trí não tôi. Nhưng lại bị phủ nhận ngay sau đó. Những điều khác không nói, bác Hải đã cứu tôi hai lần, đều chỉ dựa vào một điều, dù ông là người hay là ma, tôi đều cảm thấy ông không phải cố hại tôi. Hơn nữa bác Hải cũng phơi ngoài nắng bao nhiêu lần.

Nói đến đây, cả ba người chúng tôi lại chẳng nói gì với nhau nữa. Không khí trở nên ngại ngùng khác thường. Chỉ còn tiếng sôi lục cục của nồi lẩu đang cạn.

“Phục vụ, thêm nước lẩu!” Tôi kêu to.

Bác Hải chùi miệng, rồi nói: “Khỏi đi, bác đi trước, hai đứa ăn từ từ.”

Nói xong, bác Hải đứng lên, tôi hỏi bác: “Có cần cháu đưa bác về không?”

Bác Hải phất tay, bảo: “Không cần, cháu ở lại chơi với bạn gái đi.” Sau đó cười với hai chúng tôi.

Tôi còn đang muốn nhóm đi theo, đột nhiên Đao Như giữ tay tôi lại, nhỏ tiếng với tôi: “Anh đúng là thằng ngốc!”

“Tôi làm sao?”

Đao Như chỉ vào xấp ảnh trên bàn, nói: “Em đưa anh những tấm ảnh này là muốn cứu mạng anh, sao anh cứ mỗi chút mỗi cho người khác nhìn thấy vậy?”

Tôi vò đầu, nói: “Chỉ mấy tấm ảnh thôi mà, đâu khoa trương đến vậy đâu?”

Đao Như nói: “Anh có biết anh bị bao nhiêu con ma theo không?”

Tôi tặc lưỡi nói: “Không phải chứ! Tôi thành cái bánh thơm từ lúc nào chứ? Mà phải rồi, những tấm ảnh này là thế nào?

Đao Như đầy vẻ khó chịu, nói: “Đây là huyền quan táng ở Long Hổ Sơn, anh bây giờ bị rất nhiều ma theo, nếu anh còn muốn sống thì chỉ có thể đến đây, người có thể cứu anh chỉ có chính anh mà thôi.

Tôi lại lật xem những tấm ảnh đó. Xem rồi lại xem, tôi thất sắc hết hồn: “Tại sao tấm ảnh cuối cùng lại biến thành thế này?”

Tổng cộng 31 tấm ảnh, 30 tấm ảnh đầu đều lành lặn, chỉ có tấm cuối cùng tự nhiên biến thành một mảng trắng, lúc này vò trong cũng giống như vò một tấm danh thiếp trắng.

Đao Như vỗ đầu tôi nói: “Anh đúng là ngốc, may là em đã bôi nước thuốc đặc thù lên trên một tấm ảnh, lão già đó bây giờ có lẽ không thể nhớ cảnh tượng của tấm ảnh cuối cùng.”

Tôi nói ông ấy chắc chắn không nhớ nổi, bởi vì tôi cũng không nhớ. Hoàn toàn không kịp nhìn kỹ.

Đao Như gom mấy tấm ảnh lại, nhỏ giọng nói với tôi: “A Bố, anh tin em không?”

Tôi nhìn đôi mắt đẹp của Đao Như, đặc biệt là đuôi mắt dài dài, gợi cảm vô cùng. Tôi vội vàng quay đầu đi và nói: “Đừng có nói với tôi là tin hay không tin gì đó, chuyện đó đối với tôi không còn quan trọng nữa. Ngay cả bản thân mình tôi còn chưa tin nữa là.”

Đao Như lại nói: “Được, vậy em nói thẳng với anh.”

Câu nói tiếp theo của cô ấy mới khiến tôi nhận thức được rõ ràng là những tấm ảnh này quan trọng thế nào.

Vốn kiểu mai táng huyền quan này cũng gọi là nhai mộ (mộ ven núi). Có lịch sử cách đây hơn 3000 năm, theo những ghi chép của chính sử, thì khá thu hút. Đao Như trực tiếp nói với tôi trọng điểm, cũng là cách làm thế nào có thể cứu mạng tôi.

Long Hổ Sơn không chỉ là nơi Đạo giáo phát triển, mà tự xưa đến giờ, nó nổi tiếng là vì có hình thức mai táng huyền quan. Người đương thời tin rằng: Đưa người lên càng cao thì càng chí hiếu, người được chôn trên cao thì chắc chắn mang đến điều tốt đẹp. Nhưng từ xưa đến giờ, không ai hiểu rốt cuộc làm thế nào để đưa được những quan tài đó lên trên vực cao như vậy.

Nghe nói trong số hàng nghìn quan tài này, có một quan tài là từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Quan tài này vốn được làm cho một cô gái, nhưng cô gái này tiết liệt, chết rồi vẫn không chôn ở huyền quan Long Hổ Sơn, mà nhất mực chọn cách nhập thổ yên nghỉ, bên cạnh người chồng chưa cưới đã tử chiến nơi sa trường. Sau đó có cao nhân Đạo giáo đi ngang qua nơi này, nghe kể chuyện này xong, bèn trèo lên Long Hổ Sơn tìm ra cỗ quan tài đó, vỗ vào nắp quan tài nói ba tiếng: “Tốt! Tốt! Tốt!”

Từ đó về sau, mỗi khi có những người trồng thuốc đi hái thuốc trong sơn động mà bị nhốt trong Long Hổ Sơn, dù là lạc đường hay là gặp chuyện kỳ lạ, thì đại đa số đều cho rằng do bản thân mang tội nghiệp nặng, bị âm hồn đeo bám. Nhưng chỉ cần tìm ra cỗ quan tài đó, vỗ ba cái nói ba lần “tốt, tốt, tốt” thì có thể rời khỏi Long Hổ Sơn an lành. Hơn nữa là không bao giờ gặp lại chuyện hồn ma tà ác quấy rối. Từ đó, cỗ quan tài đó được gọi là huyền quan rửa tội.

Tôi hỏi: “Đao Như, ý của cô là bảo tôi đến Long Hổ Sơn, tìm ra cổ huyền quan rửa tội đó, rửa sạch tội nghiệt của mình, sau đó có thể vạn ma không nhập được?”

Đao Như gật đầu, nói: “Chính là như vậy.”

Tôi cười rồi nói: “Tôi có tội sao? Lúc vào lớp 1 tiểu học thì đeo khăn quàng đỏ, được đánh giá là học sinh ba ngoan. Lớp 3 tiểu học được đánh giá là tiêu binh nhỏ noi gương Lôi Phong, lớp 6 tiểu nằm tôi nằm trong đội kéo cờ của trường.”

Vẫn chưa chờ tôi nói đến câu sau, Đao Như liếc tôi một cái, chỉ vào bàn ăn và nói: “Mỗi người đều có tội, chỉ cần sống thì là có tội.”

Tôi không hiểu.

Đao Như chỉ vào xương cánh gà mà tôi đã gặm, rồi hỏi tôi: “Gà có tội không?”

Tôi nói tôi không biết.

Đao Như lại nói: “Anh ăn gà, anh không cảm thấy anh có tội sao?”

Tôi cười thành tiếng ha ha: “Chị gái, tôi đã trả tiền rồi nha!”

Vẻ mặt Đao Như vô cùng nghiêm túc, cô nói: “Có lẽ là vì anh không trực tiếp mổ thịt nó, nên anh không có cảm giác tội lỗi. Nếu như bảo anh giết con gà mà anh đang ăn, không biết liệu anh có còn nghĩ như vậy không?”

Tôi trầm lặng.

Người giết người có tội. Nhưng người giết gà, giết lợn, giết chó, giết dê… thì vô tội sao? Chúng được sinh ra là để bị giết? Sinh ra là để bị ăn?

Tôi vẫn còn chưa biết nên nói thế nào.

Đao Như lại nói: “Khi con người đứng trước cái chết, có rất nhiều nỗi sợ hãi, phàm là động vật sẽ sợ hãi rất nhiều. Đạo lý thì em cũng không muốn nói với anh, không có ý nghĩa gì. Tại sao Phật gia không ăn mặn?”

Tôi xoa xoa cổ nói: “Tôi gặp rất nhiều hòa thượng ăn thịt đó. Còn uống rượu nữa, còn ôm gái nữa.”

Đôi mắt đẹp của Đao Như liếc xéo tôi, nói: “Đó là giả. Không phải là tăng nhân tu hành thật sự. Những nhà sư khổ hạnh thật sự thì anh sẽ không bao giờ gặp đâu. Họ chỉ ẩn hiện giữa rừng núi sâu mà thôi.

Tôi tin những gì Đao Như nói. Bởi vì bà ngoại tôi tin Phật. Mẹ tôi cũng tin Phật, từ bé tôi cũng thường nghe kinh Phật. Tôi xem những bao lần truyện Lục Tổ Huệ Năng. Trước sau tôi vẫn cảm thấy Phật gia giáo dục con người, những gì họ nói rất hay rất đẹp. Dạy con người hành thiện, dạy người tích đức.

Sau khi trầm mặc một lúc lâu, tôi hỏi: “Vậy tìm ra cổ quan tài rửa tội đó, thực sự có thể tránh được ma?”

Đao Như không trả lời ngay, cô ấy nhìn ra ngoài cửa sổ, có một chút xa xăm nói với tôi: “Anh nhất định phải sống, em chờ anh cưới em.”

Tôi lại thở dài, nhỏ tiếng lầm bầm một câu: “Nhưng người tôi luôn thích chính là Cát Ngọc.”

Tôi rất nhỏ tiếng, nhưng Đao Như vẫn nghe thấy. Làn môi đỏ của cô lay động, chồm tới trước mặt tôi, nói với tôi vô cùng dịu dàng: “Anh yêu ai? Thì em chính là người đó.”

Đao Như đi rồi, trước khi đi cô ấy còn đeo tai nghe. Tôi thoáng nhìn vào màn hình điện thoại của cô, trước sau vẫn chỉ có mỗi một bài “Đông phong phá”. Tôi không biết tại sao cô ấy lại cực kỳ thích bài này như vậy. Có thể là đằng sau bài hát đó có ẩn tình gì chăng!

Tôi ngồi một mình trong quán lẩu, lật những tấm ảnh về huyền quan xem, tôi hiểu những gì Đao Như vừa nói.

Mỗi người đều có tội, phạm những tội khác nhau. Anh giết gà cũng là tội, ăn gà cũng là tội. Thậm chí anh giẫm chết một con kiến hoặc là nhổ một cọng cỏ cũng là tội. Đương nhiên, những đề tài mang tính lý luận mạnh mẽ thế này thì tôi không mấy bận tâm.

Còn huyền quan rửa tội trong truyền thuyết có thể rửa sạch tội mà mình vô hình chung phạm phải của mỗi người trong cuộc sống thường ngày. Những tội này giống như dấu ấn vậy, thân mang tội, sẽ bị những oán hồn đeo bám. Một khi rửa sạch tội lỗi, giống như được sống lại vậy. Hồn ma sẽ không còn đeo bám nữa.

Tôi nghĩ lại những điều mình đã gặp hiện giờ, đúng là có cảm giác dường như đang có ma ám. Cho đến lúc này đây, tôi vẫn không biết ai là ma, ai là người. Điều duy nhất tôi có thể khẳng định chỉ có cái xác của Cát Ngọc là thật.

Cùng lúc với việc tôi khẳng định điều đó, tôi lại đưa tay sờ vào lồng ngực mình. Nói thật, tôi không thể cảm nhận nhịp tim của mình. Nhưng lúc đến bệnh viện chụp X-quang, rõ ràng bác sĩ bảo nhìn thấy tim tôi còn lành lặn, việc này nên giải thích thế nào đây?

Lẽ nào, tôi đã gặp ảo giác?

Tôi thảng thốt, nghĩ đến một khả năng.

Những gì tôi trải qua trong nhà bà Phùng trong mấy hôm trước liệu có phải là xuất phát từ ảo giác? Ví dụ, khi bác Hải vội vàng đến khách sạn ở ngoài thôn Tang Hòe, đã dùng bí thuật gì đó đưa tôi vào ảo giác?

Rồi vài ngày tiếp theo, những chuyện xảy ra, ví dụ như âm dương thủ cung, và việc tôi vào nhà bà Phùng, nhìn thấy băng thi, không lẽ đều là khung cảnh bác Hải cố tình bước vào tiềm thức của tôi và nhét vào?

Nếu điều này là thật, vậy tôi tỉnh lại từ lúc nào? Khi nào thì tôi bước ra khỏi ảo giác?

Lẽ nào là khi tôi ngồi trên sô pha nhìn thấy tờ giấy dự báo về cái chết mới được xem là ra khỏi ảo giác? Bởi vì lần đầu tiên bác Hải đến khách sạn, hai chúng tôi nói chuyện trong phòng, tôi thuê cho bác một phòng rồi về lại phòng mình, ngồi trên sô pha trầm tư.

Cảnh tượng này vừa khéo có thể kết nối với cảnh mà tôi phát hiện tờ giấy. Nếu bác Hải đã làm gì đó với tâm trí tôi, nói vậy, thực ra là tôi chưa bao giờ vào trong nhà bà Phùng, và cũng hoàn toàn chưa từng nhìn thấy băng thi không tim của Cát Ngọc! Tất cả đều là những ảo giác mà tôi ngồi trên sô pha nghĩ ra thôi.

Còn bác Hải hoàn toàn có thể đặt tấm giấy trên bàn khi tôi đang trong ảo giác, truyền vào trí não tôi cảnh tượng tôi đã về khách sạn, đợi đến khi tôi ra khỏi ảo giác, phát hiện trên bàn có tờ giấy. Tất cả những chuyện này được giải thích hợp lý rồi!

Cứ mơ mơ thật thật thế này, rốt cuộc ai là thật, ai là hư ảo đây?

(Tam Cảo Học Sinh)

Chương mới đang được cập nhật.

Vui lòng không reup!

[xe tang, chuyến xe buýt số 14, chuyến xe số 14, truyện kinh dị, truyện ma]
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...