Xe Tang - Chuyến xe buýt số 14 - Chương 56: Câu đố đèn lồng

| 845|lebogia
Những đầu ngón tay bị kẹp đứt của nha hoàn đó bị đè dưới thảm, không kịp thu dọn.

Đến khi nhai dịch đi khỏi, trên trán lão gia xuất hiện một lớp mồ hôi hột, ông ấy lâu trán rồi nói: “Thu dọn đi!”

Sau đó, vài nha hoàn đỡ ông ta về phòng.

Gia nô dọn dẹp nhà cửa cũng không để tâm điều gì. Duy nhất có một gia nô phát hiện ra điều không bình thường. Khi thu dọn thảm, hắn tìm kiếm thật kỹ nhưng không phát hiện ra ngón tay bị đứt của nha hoàn.

Nhưng hắn không để tâm lắm, và nghĩ rằng có người đã quét đi rồi.

Qua hai ngày nữa, đến tiết đèn ngày 15 tháng Giêng, nhà nhà người người đều giăng đèn kết hoa, treo hoa đăng, gấp đèn lồng. Treo đầy đèn lồng to trong nhà ngoài ngõ. Khung cảnh vô cùng vui vẻ hân hoan.

Khi đó, đang lưu hành một phong cách chơi đèn rất văn nhã, gọi là đoán đố đèn. Hoạt động này cho đến giờ vẫn còn thịnh hành, và vẫn văn nhã như vậy.

Tối hôm 15 tháng Giêng, lão gia nhà vạn hộ này đưa phòng nhất phòng nhì cùng đi dạo phố, đoán đố đèn. Để hòa nhập không khí, ông ta còn ra lệnh cho gia nô, viết đố đèn trên đèn lồng nhà mình, lưu lại đó để ông ta về sẽ giải đáp.

Dạo thật lâu trên phố xá huyên náo, lão gia này rất hài lòng. Và ông ta cũng đoán được vài đáp án, nên rất đắc ý. Sau khi về nhà, nhìn thấy trong sân nhà treo đầy đèn lồng đỏ.

Và đúng là trong những chiếc đèn lồng đỏ to này cũng đã viết đầy câu đố, nhưng ông ta định thần nhìn kỹ, bất giác lắc đầu.

Trình độ văn hóa của gia nô nhà này quá thấp, viết câu đố rõ ràng khó mà nhìn lọt mắt. Dường như đứa bé ba tuổi cũng có thể đoán ra.

Vào lúc lão gia này cảm thấy quá chán nản tẻ nhạt, đột nhiên bà phòng nhất chỉ vào chiếc đèn lồng treo trên cây đào giữa sân nói: “Lão gia, nhìn xem! Câu đố này hay đó!”

Lão gia nghe thấy bèn đi tới, nhìn vào chiếc đèn lồng đó, đi vòng chiếc đèn, rồi bất giác đọc lên câu đố đèn.

“Nhân kiệt địa linh cái vương tướng, châu bảo linh ngọc trủng thiên giáng, hạp gia nhất tâm vị đoàn viên, đãi ý giai hư chủy lưu thương”.

Lão gia đọc xong, đứng yên chỗ cũ, chăm chú quan sát. Liên tục đưa tay sờ cằm. Chớp mắt suy nghĩ rất lâu, cũng không hiểu rõ là ý gì. Nhưng không ngừng khen câu đố đèn này hay.

Từ ý nghĩa từ mặt chữ cho thấy, ý nghĩa của câu này là trong nhà có nhân tài, tài lộc dồi dào, gia đình đoàn viên, bình bình an an.

Một lúc sau, lão gia quay đầu hỏi các gia nô: “Câu đố đèn này là ai viết vậy? Nên đoán thế nào?”

Một đám gia nô ai cũng ngờ nghệch, lão gia hỏi: “Rốt cuộc là ai đã viết câu đố đèn này? Ngại không dám thừa nhận sao?”

Có một gia nô trong số đó nói: “Thưa lão gia, câu đố đèn này là lúc nãy có một ông già mặc chiếc áo rách rưới cho tôi biết. Tôi đang viết không ra câu đố thì ông ấy đi ngang qua cổng nhà chúng ta, rồi nói với tôi câu đố này.”

Lão gia ngẩng người, tò mò: “Ông lão áo rách rưới? Mà lại hiểu biết như vậy? Ông ấy ở đâu?”

Gia nô chỉ ra cửa nói: “Ông ấy đi chưa bao lâu.”

Vị lão gia đó vội vàng đuổi theo, đi theo hướng chỉ của gia nô. Đuổi theo một lúc lâu cho đến bờ sông, cũng không thấy dấu về của ông lão đó, bèn hỏi đứa bé đang thả đèn gần đó. Hỏi đứa bé có nhìn thấy một ông cụ mặc rách rưới không.

Đám trẻ con chỉ về mặt sông nói: “Lúc nãy ông ấy đến bờ sông rồi nhảy thẳng xuống sông luôn rồi.”

Lão gia chấn động, chỉ xuống mặt sông, run rẩy hỏi: “Nhảy… nhảy xuống sông sao?”

Người ta nói trẻ con ngây thơ, bọn trẻ sẽ không lừa người. Có lúc bọn trẻ nói ra rất khoa trương, luôn khiến người ta không đoán được.

Lão gia về đến nhà, hỏi những gia nô về chuyện liên quan đến ông lão. Gia nô nói: “Sau khi lão tiên sinh nói câu đố đèn này thì không đòi hỏi gì cả, chỉ mang vỏ ba ba mà mấy hôm trước nhà chúng ta ăn còn đi thôi.”

Nghe đến đây, cả người tôi thon thót, lập tức hỏi chú Âu phục: “Lão già đó mang vỏ ba ba đi làm gì?”

Chú Âu phục và tôi, khi hai người đã đi đến miếu cũ đầu thôn, sau khi vào trong miếu, ông ấy nói: “Tìm đại chỗ nào nghỉ ngơi đi. Sáng sớm mai chúng ta về nhanh. Sau khi về, cậu phải nhớ giả vờ như không có chuyện gì xảy ra cả. Tiếp tục lái chuyến xe đêm số 14, ta sẽ ngấm ngầm giúp cậu trừ khử mấy con ma đó.”

Tôi gật đầu, “dạ” rồi nói: “Chú mau kể tiếp câu chuyện đó đi.”

Chú Âu phục đờ người, tắt hẳn nụ cười, rồi nói: “Cậu nghe đến nghiện rồi sao?”

Tôi cũng ngẩng người, nói: “Đúng vậy. Chú đừng nói với tôi đây là câu chuyện chú dựng lên đó.”

Chú Âu phục lắc đầu nói: “Không, chuyện này không phải ta dựng lên đâu. Đây là chuyện có thật. Câu chuyện về sau dài quá, sau này có cơ hội ta sẽ kể tiếp cho cậu nghe. Ta buồn ngủ quá, ngủ đã.”


Nói xong, chú  u phục vội vàng kéo chặt cổ áo, hai tay ôm lại, dựa vào bệ thờ thiếp đi. Tôi phát hiện từ sau khi ông ấy được tiếp chất tẩy từ cây thần Bamiyan, thì giống người bình thường hơn, cũng biết buồn ngủ.

Trước kia, tôi cảm thấy ông ấy cả ngày đều trong trạng thái như được chích máu gà, vẻ mặt lúc nào cũng như mọi người đều nợ tiền ông ấy.

Tôi cũng dựa vào bệ thờ, tôi cũng kéo kín đồ, rồi ngủ thiếp đi.

Khi tỉnh lại đã là sáng sớm. Hai chúng tôi vào nhà dân ăn chút đồ, vội vàng ra phố mua vé về luôn.

Trên tàu hỏa, tôi nghĩ lại mọi chuyện từ đầu đến cuối.

Hiện tại Đao Như là một câu đố mà tôi hoàn toàn không hiểu được. Nếu có cơ hội gặp Cát Ngọc, tôi nhất định sẽ hỏi cô ấy. Xem thử cô ấy có biết Đao Như lai lịch thế nào không.

Còn về bác Hải, xem như tôi hoàn toàn không thấu rõ, người ta nói con người khi sắp chết sẽ nói thật. Khi Đao Như sắp chết, đã bảo tôi cẩn thận với bác gì đó. Tôi nghĩ có lẽ sẽ là bác Hải.

Dù sao trong số người tôi quen biết, tôi cũng không mấy gọi ai là bác. Cái thế giới nghèo khó chính là như vậy. Hoàn toàn không bạn bè. Bao nhiêu năm qua, tôi chỉ có một mình. Ngày nào cũng ăn, ngủ đi làm, lặp đi lặp lại. Một cuộc sống chỉ có một đường thẳng mà đi.

Còn về chuyện bà Phùng, tuy bà ấy nuôi âm dương thủ cung, nhưng tôi không nghĩ bà ấy là người xấu. Chú Âu phục nói gà con nuôi trong vườn nhà bà là tứ mục môn đồng được  tạo ra từ bí thuật gì đó. Tôi cũng chưa chứng thực được việc này. Nhưng lần thứ hai, khi bác Hải đưa tôi vào nhà bà Phùng, tôi không mang theo chó. Phá vỡ âm dương thủ cung, thì tôi đã xông vào nhà bà Phùng thành công. Do vậy tôi cảm thấy tứ mục môn đồng là do chú Âu phục dựng lên, hoặc là trong lịch sử cũng có thật, nhưng trong nhà bà Phùng thì không.

Cuối cùng, chính là con ma tôi gặp ở Long Hổ Sơn. Ban đầu hắn muốn giết tôi, tôi bình tĩnh hỏi hắn có phải hắn có thù với tôi không, hắn nói không. Đã không có thù, vậy có lẽ là đến vì lời nguyền trăm năm mà tôi đang gánh.

Nhưng vấn đề là tại sao khi tôi vừa nhắc đến bác Hải thì hắn vội bỏ đi?

Tôi nghĩ, có thể có ba điểm.

Thứ nhất, hắn sợ bác Hải, khi nghe thấy tôi nhắc đến bác Hải nghĩ rằng tôi với  bác Hải có quan hệ với nhau, nên không dám ra tay.

Thứ hai, hắn biết bác Hải, hoặc là bạn bè. Đã là bạn của bạn, vậy cũng là bạn của mình.

Thứ ba, hoặc là con ma đó chính là bác Hải.

Nghĩ đến lần tôi ăn cơm cùng với bác Hải, Đao Như đột nhiên nói ông ấy có ba cái bóng.

Bây giờ tôi không còn linh hồn nữa, cũng không còn bóng nữa. Kết hợp đạo lý dó mà suy đoán, cũng có nghĩa là bác Hải có ít nhất ba linh hồn?

Vậy ông ấy có phải là người nữa không?

Tôi chợt hiểu ra, con ma nói chuyện với tôi bằng tay có thể là một trong những linh hồn trên người bác Hải.

Nhưng nếu nghĩ như vậy, nếu Đao Như cùng một bọn với bác Hải, tại sao khi đó cô ta lại vạch trần bác Hải?

Tôi lắc lắc đầu, cố không nghĩ nữa. Im lặng ngủ thiếp trên tàu hỏa.

Nói ra cũng kỳ lạ, tuy tôi không còn tim và linh hồn nhưng ăn thì vẫn ăn, ngủ thì vẫn ngủ, không khác gì với người bình thường. Tôi cũng từng hỏi chú  u phục về chuyện này, nhưng không nói gì mà chỉ nói một câu: “Trên đời này, còn nhiều thứ mà cậu không biết lắm.”

Khi về lại bến xe, Trần Vĩ hỏi tôi chơi có vui không. Tôi cười nói: “Cũng không tệ, mấy hôm nay anh Trần thế nào?”

Ý của tôi là mấy hôm nay anh lái chuyến xe cuối cảm giác thế nào.

Trần Vỹ nhất thời đờ người, cười nói: “Cũng tạm. Đi thôi! Chúng ta đi uống vài ly đi.”

Khi lôi tôi đi uống rượu, tôi nhớ đến chuyện không thể lấy máu trong người Trần Vỹ. Thể chất của anh ta khiến tôi nghĩ đến chú Âu phục. Trước khi tiếp nhận chất tẩy của cây thần, chú Âu phục cũng có thể chất như vậy. Tôi không chắc chắn liệu hai người có gặp cùng một chuyện hay không, nhưng tôi cảm thấy chắc chắn có nhiều điểm tương đồng trong đó.

Nhưng, nếu bên trong cơ thể chú Âu phục không có máu, vậy khi gặp quỷ dựng tường trong sơn động, sao ông ấy lại trích máu tươi từ ngón tay được? Rốt cuộc máu tươi của ông ấy từ đâu ra?

(Tam Cảo Học Sinh)

Chương 55 - Chương 57

Vui lòng không reup.

[ xe tang, chuyến xe buýt số 14, truyện kinh dị, truyện ma ]
1 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...
Cái chú Âu phục này chán quá! Sao kể nửa chừng dừng vậy. Tui mà là ku Bố chắc tức hộc máu.
ThíchTrả lời11:27 20-07-2019