Xe Tang - Chuyến xe buýt số 14 - Chương 57: Mảnh giấy thứ ba

| 969|lebogia
Tôi cảm thấy máu tươi của chú Âu phục có lẽ là giả. Có thể là ông ấy giả vờ cắn đầu ngón tay rồi nhè ra ít nước bọt, cũng có thể là dùng kỹ xảo gì đó. Khi đó trong sơn động rất tối, chẳng ai để ý. Hơn nữa trong nước bọt cũng có mùi tanh. Tôi không định suy nghĩ nhiều về chuyện đó nữa, dù sao chú Âu phục nếu muốn lừa tôi thì có cả hàng tá lý do.

“Tiểu Lưu, thẩn thờ gì đó?” Khi Trần Vỹ rót rượu, nhìn thấy tôi ngây người bèn hỏi.

Tôi bừng tỉnh, cười nói: “Không có gì, chỉ nghĩ chút chuyện.”

Trần Vỹ chỉ vào tôi, đong đưa ngón tay, nói đầy ẩn ý: “Chà, chà, cái cậu này, có đến tám chín phần là nghĩ đến gái đúng không? Hay là tối nay anh Trần đưa cậu đi xả láng? Ôi… tôi cho cậu biết, bên chỗ Đế Hoàng vừa có một loạt em mới, ôi… có Nga này, rõ ràng là sữa bò đó. Tối đi với tôi không?”

Tôi đáp: “Không đâu. Cảm ơn anh Trần, mấy hôm nay tôi không được vui cho lắm.”

Trần Vỹ bật tay, nói: “Uống rượu xong, chắc chắn tâm trạng sẽ khá hơn.”

Cuối cùng, cứ uống một hồi thì Trần Vỹ vẫn như mọi lần, đầu gục lên bàn. Cứ thế ngủ đi.

Tôi đỡ anh ta vào trong phòng nghỉ. Đang lúc tính đi ra khỏi bến xe thư giãn, thì tôi thấy chị tạp vụ đang nhìn tôi, chị ấy cười nói: “Tiểu Minh à, cậu được lắm đó!”

Tôi ngây người hỏi: “Dì à, sao vậy?”

Dì tạp vụ chỉ vào chiếc ENCINO đặt ở góc bến xe, rồi nói: “Kìa! Công ty mình thưởng cho cậu đó.”

Lúc tôi về nhìn thấy chiếc xe hơi mới toanh đó rồi, có lẽ cũng phải 100 nghìn tệ. Tôi cứ nghĩ là xe riêng của ai mua. Không ngờ đó là phần thưởng dành cho tôi? Tính kỹ thì tôi đúng là đã làm việc đủ nửa năm rồi.

Trời!

Phúc lợi nói ban đầu là thật sao?

Làm đủ nửa năm sẽ cấp xe riêng, làm đủ một năm sẽ cấp căn hộ trên 100 mét vuông.

Những u ám trong lòng dần vơi sạch. Lúc đi ra khỏi bến xe, cứ thấy tự đắc thế nào, Lưu Minh Bố tôi nghèo rớt mồng tơi hơn 20 năm, ngay cả cái vô lăng xe riêng còn chưa bao giờ sờ tới được mấy lần, năm đó thi bằng lái, tôi học lái xe cũng là nhờ anh em của bố giúp. Nếu không thì giờ tôi đã là một kẻ khuân vác gạch.

Tôi đón xe buýt, vào trong phố dạo một vòng, thầm nghĩ lúc nào đó sẽ đến nhà Cát Ngọc một chuyến, gửi cho bà Phùng ít tiền. Bà cụ sống không dễ dàng gì. Từng ấy tuổi rồi, phải mua cho bà ít sữa đậu gì đấy để bồi bổ sức khỏe.

Đói bụng, tôi vào KFC mua một phần, một cái hamburger, một bao khoai chiên, một cặp cánh gà rán, một cốc coca.

Tôi ngồi bên cửa sổ, vừa ăn vừa ngắm. Dòng người qua lại đông đúc, trên đường lễ Quốc Khánh chẳng có gì đặc biệt, chỉ thấy đầu người.

Tôi vừa ăn được nửa cái bánh hamburger, vừa nhai vào miệng, tôi cảm thấy không bình thường, giống như cho thứ gì vào trong bánh. Không nhai được.

Tôi quay đầu nhìn xung quanh, không ai chú ý, tôi nhổ miếng đang nhai trong miệng ra. Tôi vạch tìm trong miếng vừa nhổ ra ngoài, nhất thời kinh ngạc.

Không ngờ trong miếng bánh hamburger có kẹm một mảnh giấy.

Tay tôi run rẩy, vẫn chưa kịp mở mảnh giấy, thì dự cảm không lành xâm chiếm toàn thân tôi.

Tôi vô cùng cảnh giác, kéo mảnh giấy đó ra, khi chắc chắn không ai chú ý, tôi giả vờ cúi đầu uống coca, rồi lặng lẽ mở mảnh giấy đang nằm trong tay ra xem.

Trên mảnh giấy, viết một câu như thế này:

Ánh nếu sáng lên trong đèn lồng, bạn phải che kín trái tim, xuất hiện bóng rối trong mưa, bạn sẽ bất tử.

Tôi vội vàng vò nát mảnh giấy đó. Lòng vô cùng kinh hãi, đến giờ vẫn chưa thể hoàn hồn.

Mảnh giấy thứ nhất bảo tôi phải tiếp tục lái xe buýt, bắt buộc phải lái, nếu tôi không lái thì linh hồn tôi lái.

Đây có lẽ là lời cảnh cáo tôi, nếu như tôi đi thì bắt buộc phải chết. Do vậy có mấy ngày tôi không lái, lại phát hiện linh hồn tôi đang lái.

Trên mảnh giấy thứ hai lại nói: Khi thấy băng thi rơi lệ, cá vàng bơi ngược, máu nhuộm mây xanh, nghĩa là ngày tôi thật sự sẽ gặp cái chết.

Tôi cảm thấy mảnh giấy này có lẽ là do chú Âu phục đặt vào. Dù sao ông ấy cũng thừa nhận là ông ấy cho tôi một mảnh. Và khi ông ấy lấy linh hồn tôi ở Long Hổ Sơn, cũng có nghĩa là mảnh giấy của ông ấy khẳng định tôi có liên quan đến Long Hổ Sơn. Tôi bây giờ không có tim, cũng không có linh hồn, tuy trông giống như người sống, nhưng về mặt lý luận tôi chẳng khác gì người chết đâu?

Còn trên mảnh giấy thứ ba này lại nói: Ánh nến trong đèn lồng sáng lên. Tôi nghĩ tới nghĩ lui, bây giờ rất ít khi thấy đèn lồng mà?

Thời bây giờ, đủ mọi loại kỹ thuật công nghệ về đèn. Đèn nê-ông, đèn Led, đèn tiết kiệm năng lượng… đủ mọi loại đèn. Nhà ai còn dùng đèn lồng để chiếu sáng nữa? Không nói tới đèn lồng, chỉ nói đến nến, giờ ai còn rảnh rang đâu mà dùng nến?

Nhưng nghĩ lại thì tôi thoáng giật mình. Không đúng! Vẫn còn người dùng nến. Và có một tình huống bắt buộc phải dùng.

Lúc cúp điện.

Giả như khi cúp điện, điện thoại không còn pin nữa, trong nhà không chuẩn bị các loại đèn khác, nhưng mình lại muốn xem sách hoặc là làm việc khác, vậy vẫn cần phải dùng nến để chiếu sáng.

Còn nửa câu sau là ý gì? Xuất hiện bóng rối trong mưa thì tôi sẽ bất tử?

Tôi không hiểu rõ lắm về bóng rối. Tôi chỉ biết có một loại kịch rối, là một hình thức văn hóa dân gian được lưu truyền từ xưa.


Tức là trên một màn hình, thắp đèn, sau đó những nghệ sĩ cầm những mành trúc, điều khiển những người nộm, diễn đủ mọi loại động tác.

Nhưng điều kiện diễn những vở kịch rối này rất khó khăn, bắt buộc phải thực hiện trong tối. Kết hợp với những gì trên mảnh giấy viết, bóng rối sao lại xuất hiện trong mưa chứ? Chuyện này tuyệt đối không thể.

Nhìn chăm chăm vào phần bánh hamburger còn lại, đúng lúc tôi đang nghĩ về chuyện này, trong đầu tôi chợt lóe lên ý nghĩa. Tôi quay đầu thật mạnh về phía bàn lớn của KFC.

Mẩu giấy trong chiếc hamburger này là ai đặt vào?

Tôi đứng lên, dợm người bước về phía bàn đặt món. Thầm nghĩ: lẽ nào con ma luôn định hại tôi đó lại là nhân viên của KFC?

Tôi nghĩ vậy cũng không đúng. Không chừng là ma nhập, khống chế nhân viên nào đó, bỏ mảnh giấy kẹp vào chiếc bánh.

Nếu nói như vậy, không chừng con ma này vẫn chưa rời khỏi nơi này?

Tôi nhìn vào đám người đông đúc, hoàn toàn là những gương mặt xa lạ. Đang lúc tôi đang nhìn thì có người vỗ vào lưng tôi.

A!

Tôi giật mình, lập tức quay người lại.

Coi cháu nhát gan chưa kìa! Ban ngày đã bị giật mình hoảng sợ rồi. Về nhà chơi chim đi!

Bác Hải đến rồi.

Ông ấy bê một mâm, ngồi ngay vào chỗ đối diện tôi. Cầm chiếc bánh hamburger và cắn một miếng to.

Tôi thầm hoảng hốt, thầm nghĩ, mẩu giấy tôi vừa nhận, bác Hải xuất hiện bên cạnh tôi, lẽ nào mẩu giấy này là do bác Hải đặt vào?

“Thằng nhóc, lại đực mặt ra vì chuyện gì nữa?” Bác Hải hỏi tôi.

Tôi không nói gì, chỉ suy nghĩ chút chuyện.

Bác Hải cười hi hi ha ha chồm vào nói nhỏ với  tôi: “Nhóc, chuyến này cậu đi Long Hổ Sơn, cảm thấy thế nào?”

Tôi nghệch lại, nói: “Cũng tạm.”

Bác Hải đưa tay, lại vỗ vào lồng ngực tôi, nhỏ giọng cảnh báo: “Mấy hôm nay, lái xe buýt cẩn thận vào.”

Tôi vẫn chưa hiểu rõ ý bác Hải, bèn hỏi: “Bác Hải, sao bác đột nhiên đến đây?”

Bác Hải cắt hai miếng bánh rồi nói: “Ông bà ông vải chúng nó, khu vực nhà bác mấy bà cô già ra quảng trường nhảy, âm thanh to quá, ở nhà ồn ào, nên bác ra ngoài dạo.

“À, ra là vậy. Vậy tại sao cháu phải cẩn thận khi lái xe?” Tôi không hiểu tại sao đột nhiên bác Hải lại xuất hiện ở đây, rốt cuộc ông ấy nói với tôi những điều đó là có ý gì?

Bác Hải nói: “Bác nhìn mày một phát là biết ngay thằng ngốc nhà mày lại bị người ta lừa nữa  rồi. Nên lần này mới nhắc nhở mày.”

Tôi kinh ngạc, thầm nghĩ không phải là chú Âu phục lại lừa tôi nữa chứ?

Tôi biết bản lĩnh lớn nhất của chú Âu phục chính là nói nhăng nói cuội nhưng vẻ mặt rất nghiêm túc, giống như rất có lý. Thực ra đều là biên dựng nên.

Bây giờ tôi rất cảnh giác đối với những gì bác Hải nói. Tôi rất sợ ông ấy, một nỗi sợ mơ hồ xâm chiếm tâm trí tôi. Nhưng có những điều tôi lại không dám nói.

Bác Hải ăn xong hamburger, sau khi chùi sạch miệng, bác đứng lên đi. Trước khi đi, đứng bên cạnh tôi, rồi vỗ vai tôi. Khom người nói nhỏ: “Có vài người muốn đưa cháu vào hố sâu, bác phải cứu cháu ra khỏi hố sâu, kẻ thù của bạn bè rồi thêm kẻ thù của chính mình. Đó là chính là kẻ thù mãi mãi.

Nói xong, bác Hải móc từ trong túi áo ra một cái kính đen, đưa cho tôi rồi nói: “Nếu hôm nào tim cháu không chịu nổi, khi lái xe hãy đeo cái kính đen này vào.”

Bác Hải đi rồi, để lại cho tôi một mối tơ vò.

Mở chiếc kính râm đó ra xem, cũng rất ngầu. Giống như kính của Spider Man, loại kính hay xuất hiện trong phim. Nhìn chiếc kính bác Hải đưa cho tôi khá giống như kiểu trong phim, loại nếu muốn tỏ ngầu thì phải có.

Nhưng vấn đề là chiếc kính này có gì khác?

Tôi đang định lật ngược kính lại xem, thì liếc thấy trên bàn nhà ăn, một cảnh tượng đập ngay vào mắt tôi khiến tôi hoảng hốt kêu lên thất thanh, đứng bật dậy.

(Tam Cảo Học Sinh)
Chương 56 - Chương 58
Vui lòng không reup!

[ xe tang, chuyến xe buýt số 14, truyện kinh dị, truyện ma ]
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...