Hiện thực trọng nam khinh nữ tàn khốc được phản ánh rõ nét qua góc nhìn điện ảnh

| 1K|Ciyu
“Tô Minh Ngọc, con là con gái, sao có thể so bì với hai anh trai con được? Sau này con còn phải đi lấy chồng, bố mẹ chỉ có trách nhiệm nuôi dạy con đến 18 tuổi. Khi về già, bố mẹ cũng không cần con nuôi.”

Trong phim truyền hình Đều rất tốt, nữ chính Tô Minh Ngọc từ nhỏ đã bị đối đãi khác với hai anh trai, mẹ có thể bán căn phòng của cô để anh hai đi du học, cô muốn thi vào Đại học Thanh Hoa nhưng lại bị ép học trường sư phạm miễn phí.

//static.kites.vn/upload//2019/10/1552101993.b6689c78346ebb2c78fb335db37b57df.jpg

Lên đại học, mẹ lại bán thêm một căn phòng mua phòng tân hôn cho anh ba. Tô Minh Ngọc tức giận về chất vấn mẹ, nhưng chỉ nhận được câu trả lời như ở trên.

Tô Minh Ngọc buột miệng nói: “Mẹ chê bai con là một đứa con gái, tại sao mẹ lại sinh ra con?”

Tô Minh Ngọc quá thất vọng cuối cùng quyết định bỏ đi, hơn mười năm sau không về nhà, cho đến khi mẹ qua đời.

Mẹ chê bai con là một đứa con gái, tại sao mẹ lại sinh ra con?

Trước kia Hoan Lạc Tụng từng dẫn đến vô số bình luận, bộ phim Đều rất tốt của Chính Ngọ Dương Quang này từ đầu đã được định sẵn là “chủ đề hot”. Gia đình nguyên sinh (con cái vẫn chưa lập gia đình), trọng nam khinh nữ, mẹ làm chủ, dù là khía cạnh nào cũng dẫn đến thảo luận gay gắt.

Bởi vì đôi khi, hiện thực luôn đặc sắc và tàn khốc hơn trong phim.

Trong nhà họ Tô, từ khi Tô Minh Ngọc hiểu chuyện đã bị đối xử bất công, hai người anh trai tận hưởng sự thiên vị của bố mẹ như là điều hiển nhiên.

//static.kites.vn/upload//2019/10/1552101999.2fb211750b18dfa2664d529a3e3bca45.jpg

Là người được lợi nên không ai trong hai người họ hiểu được sự uất ức của em gái. Thậm chí anh ba còn cảm thấy, lúc em gái ôn bài giặt quần áo cho anh là chuyện hiển nhiên. Sau khi mẹ mất, em gái bỏ tiền ra mua mộ phần cũng là điều tất nhiên.

Nguồn gốc mâu thuẫn của nhà họ Tô đến từ cường thế của người mẹ, nhưng lúc mẹ Tô còn trẻ cũng là vật hi sinh của lối trọng nam khinh nữ. Trong nguyên tác, sở dĩ mẹ Tô lấy bố Tô là để chuyển hộ khẩu của anh trai từ nông thôn lên thành phố. Sau khi kết hôn, bà vẫn luôn chu cấp cho anh trai mình.

Nhưng dường như bà không nhận thức được điều này có gì không đúng, cũng vì thế mà hình thành việc dung túng con trai, hà khắc với con gái.

Tháng 7 năm 2018 có một tin tức thế này, ở thị xã Lữ Lương huyện Trung Dương tỉnh Sơn Đông, 11 người chị góp 32 vạn tệ làm hôn lễ cho cậu em trai út. Sức khỏe người bố không tốt, trong nhà không có bao nhiêu tiền, ngày thường đều là người lớn giúp người nhỏ, con gái trợ cấp nhà ngoại. Lúc nhận trả lời phỏng vấn, người chị nói đây hoàn toàn là tự nguyện, trong nhà không có chuyện trọng nam khinh nữ, nhưng dân mạng vẫn thấy bất bình thay họ.

Có người cho rằng, gia đình trọng nam khinh nữ luôn đồng nghĩa với con gái bị mất tích + con trai bị tàn phế. Cũng như anh ba Tô Minh Thành, dưới sự cưng chiều của người mẹ trở thành một “đứa trẻ to xác”.

Trong “Legal Report” còn có câu chuyện như sau, một cặp vợ chồng ở Hoài An, Giang Tô vì trọng nam khinh nữ mà tặng con gái thứ hai cho người khác. 16 năm sau, vì con trai út bị bệnh máu trắng cần hiến tủy, mới nhớ đến cô con gái này.

Bố nuôi của cô con gái đồng ý hiến tủy, nhưng nghĩ đến con gái tuổi còn nhỏ nên đề nghị tiết kiệm một số tiền cho bên thứ ba, xem như tiền bảo hiểm sức khỏe cho con gái. Ai ngờ mẹ ruột không đồng ý, còn chạy đến trường học của con gái định cướp con đi. Sau khi thất bại còn dán giấy chỉ trích người bố nuôi không hề nghĩ đến cảm nhận của con gái.

Tô Minh Ngọc từ chối trở thành vật hi sinh, nhưng rất nhiều người con gái khác không có sự lựa chọn. Mã Hân (thay tên) có một người chị gái và một người anh trai, lúc học đại học, nhà nói không có tiền, chỉ cho cô 2000 tệ làm phí sinh hoạt. Bốn năm đại học, cô đi khắp nơi làm thêm kiếm tiền. Sau khi tốt nghiệp, cô đến Thẩm Quyến làm việc. Khó khăn lắm mới có được tiền tích lũy của chính mình, nhưng luôn bị yêu cầu chu cấp cho anh trai. Mã Hân (nickname) không có khí phách như Tô Minh Ngọc, tuy trong lòng không muốn, nhưng vì mẹ cũng không thể bỏ mặc.

“Mẹ chê bai con là một đứa con gái, tại sao mẹ lại sinh ra con?” Trên thực tế, không chỉ có mỗi câu này của Tô Minh Ngọc, những đứa con gái còn từng hỏi nhiều hơn thế.

Tại sao từ nhỏ con đã phải nấu cơm, giặt quần áo, còn anh trai và em trai chỉ lo chơi bời?

Tại sao mọi người đều nói con sớm muộn cũng phải lấy chồng, học nhiều quá cũng vô dụng?

Tại sao con làm việc kiếm tiền không thể dành dụm cho mình, mà phải đưa em trai trả góp nhà?

Tại sao con đã có gia đình nhỏ của mình, còn phải có nghĩa vụ trợ giúp nhà mẹ?

……

Con người có thể lựa chọn nửa kia, bạn bè, sự nghiệp của mình, nhưng duy nhất không thể lựa chọn bố mẹ. Bố mẹ đã làm hết trách nhiệm chưa, gia đình có hòa hợp không, giữa các anh chị em đã công bằng chưa, đây gần như là một câu hỏi xác suất.

Tuy sự nghiệp thành công, nhưng gia đình vẫn luôn để lại ám ảnh cho Tô Minh Ngọc. Sau khi mẹ mất, cô lại lần nữa bị ném vào vòng xoáy của nhà họ Tô.

Ngoài người mẹ cường thế, Tô Minh Ngọc còn có một người bố nhu nhược. Lúc nhỏ, mỗi khi mẹ đánh mắng cô, ông chỉ biết đi vệ sinh, đọc báo. Ông không hề có chút trách nhiệm của người làm bố, sau khi vợ mất, càng chỉ biết sống vì mình, luôn chỉ biết lấy của con cái và mặc kệ cuộc sống của chúng.

Bố mẹ yêu thương con là phải suy nghĩ sâu xa lâu dài. Nhưng dù là mẹ Tô hay bố Tô, đều không làm tròn nghĩa vụ của người cha người mẹ.

Gia đình khiến Tô Minh Ngọc tự lập từ sớm, trở thành một nữ cường nhân độc lập, nhưng cũng khiến cô hình thành tính cách quật cường ngang bướng, bị người nhà hiểu lầm là kẻ lạnh lùng.

Điều mà Tô Minh Ngọc luôn không bác bỏ được chính là vấn đề gia đình nguyên sinh, thuật ngữ của lĩnh vực tâm lý học này đang càng ngày càng thu hút mọi người quan tâm.

Từ năm 2008 hình thành nhóm “Bố mẹ đều là tai họa”, đến Phàn Thắng Mỹ trong Hoan Lạc Tụng bị bố mẹ anh trai “hút máu”, rồi đến “phụ huynh kiểu Trung Quốc” trong “Cẩu Thập Tam”, bình luận về gia đình nguyên sinh ngày càng nhiều.

Cao Hiểu Tùng từng nói về gia đình nguyên sinh của mình trong chương trình, cả đời anh chưa từng hỏi bố mẹ vấn đề gì, chính là vì anh bất mãn với gia đình nguyên sinh trong 20 năm dài đằng đẵng, đặc biệt là quan hệ với bố không tốt, dẫn đến thời trẻ của anh xuất hiện rất nhiều vấn đề.  

Rất nhiều người còn trích dẫn câu nói của tác giả tiểu thuyết Nhật Bản Isaka Kotaro: “Hễ nghĩ đến việc mình là bố mẹ thì không cần suy nghĩ gì mà chỉ cảm thấy thật quá đáng sợ”.

Và rất nhiều bình luận cũng nhắm vào điểm này, khi bố mẹ không còn quyền uy tuyệt đối thì có thể bị phủ định và phê phán.

“Mẹ sinh con ra lại không muốn nuôi con, sinh con ra làm gì, lẽ nào làm thùng rác cho mẹ trút giận sao?” Câu hỏi lúc trẻ của Tô Minh Nguyệt, mẹ Tô không thể nào trả lời, chỉ lớn tiếng quở trách bắt con im miệng.

Với mẹ Tô mà nói, có lẽ sự ra đời của Tô Minh Ngọc từng có ký ức không vui, có lẽ là bà ấy thật sự cảm thấy con gái vô dụng, có lẽ có nguyên nhân khác. Nhưng đây không phải lý do bà hà khắc với đứa con gái, con cái không phải công cụ để bố mẹ thực hiện tham vọng của mình, cũng không phải con rối mặc cho bố mẹ bày trí.
Làm bố mẹ thì phải có trách nhiệm nuôi dạy. Nhưng rất nhiều bố mẹ lại chưa từng nghĩ đến việc tại sao lại sinh con?

Tất nhiên, gia đình nguyên sinh không thể giải thích tất cả, đem trắc trở của mình đổ cho gia đình nguyên sinh cũng không đúng. Con trẻ sau khi trưởng thành cũng phải đối mặt với sự tôi luyện của xã hội để kịp thời “cai sữa”.

Dù bạn từng bị đối xử hà khắc thế nào, bị chê bai ra sao nhưng bạn phải biết phải trở nên mạnh mẽ hơn, rồi mọi thứ sẽ tốt lên thôi. Cũng như nhà sản xuất Hầu Hồng Lượng của Đều rất tốt từng nói: “Gia đình nguyên sinh nợ bạn, bạn phải tự mình lấy về.”

Bài viết theo Sina
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...