Giải mã hậu trường "Tây Du Ký bản 82" ít ai biết đến

| 1K|Ciyu
Tây Du Ký bản 82 có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ, những lần ‘Bạch Long Mã’ gặp nguy hiểm cũng khiến người ta cảm động, nó ‘hiểu tính người’.” Nhiếp ảnh gia duy nhất của Tây Du Ký bản 82 Vương Sùng Thu tiết lộ trong buổi họp ký giả gần đây.

Tây Du Ký bản 82 là bộ phim kinh điển trong lòng mấy thời đại, diễn viên diễn xuất tinh tế, tuy có hơi “quê mùa” nhưng diễn rất có tâm, là những kỷ niệm không bao giờ phai trong lòng khán giả.

//static.kites.vn/upload//2019/09/1551336503.100852f31b7c5d3cb8d5e54a43c9a2bf.jpg

Hình ảnh từ “Hồ sơ lưu trữ ghi hình Tây Du Ký bản 1982"

Cách đây không lâu, quyển sách “Hồ sơ lưu trữ ghi hình Tây Du Ký bản 1982” đã được xuất bản, trong đó có rất nhiều hình ảnh xưa, tư liệu cũ cũng ghi lại chân thật quá trình ghi hình bộ phim này năm xưa.

Giải nghĩa: Tại sao gọi là “Tây Du Ký bản 82”?

Ngày 03 tháng 07 năm 1982, Tây Du Ký chính thức khai máy ở Dương Châu.

“Hôm đó trời rất nắng nóng, không ngừng quay từ sáng sớm đến khi trời tối. Ánh đèn trong đêm tối tỏa ra ánh sáng chói mắt, rất nhiều con thiêu thân bay đến…” Rất nhiều năm sau, Vương Sùng Thu nhớ lại cảnh tượng lúc khai máy Tây Du Ký bản 82, vẫn như hiện rõ ràng trước mắt.

Rất nhiều người quen gọi bản Tây Du Ký đầu tiên của đạo diễn Dương KhiếtTây Du Ký bản 86, và nghĩ rằng bộ phim này được hoàn thành vào năm 1986 nhưng thật ra không phải vậy.

Bởi vì lúc đó đoàn phim đi khắp nơi trên cả nước lấy cảnh thật, điều kiện rất gian khổ, cộng thêm thiết bị có hơi “thiếu thốn”, nên tiến độ khá chậm. Nhưng sau khi lên sóng tập thử nghiệm, khán giả lại rất hưởng ứng, vậy nên lúc đó quyết định vừa quay vừa chiếu.

“Từ năm 1982 đến năm 1985 đã phát sóng các tập ‘Trừ yêu ở Ô Kê quốc’, ‘Thu nhận Trư Bát Giới’, ‘Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh’. Mùa xuân năm 1986 chiếu đến tập 11 theo tuần tự.” Vương Sùng Thu nói, đến năm 1988 toàn bộ 25 tập phim Tây Du Ký đã được xử lý hậu kỳ và tiếp tục phát sóng.

Vậy nên, Vương Sùng Thu giới thiệu, năm quan trọng nhất phải là năm 1982, năm phát sóng tập thử nghiệm, nên mới gọi là “Tây Du Ký bản 82”, đây cũng là cách nói mà đạo diễn Dương Khiết hài lòng nhất.

Bản gốc tập thử nghiệm “Trừ yêu ở Ô Kê quốc” chỉ chiếu một lần

Đối với Tây Du Ký bản 82, vì tần suất chiếu quá cao nên mọi người không thể quen thuộc hơn nữa. Nhưng có thể rất ít người biết, có vài diễn viên trong bộ phim đã được thay đổi, tập thử nghiệm là một ví dụ rất rõ ràng.

//static.kites.vn/upload//2019/09/1551336500.eae8e83fc4ca7eb74e59ab8c8dab24bd.jpg

“Thái tử bái kiến quốc vương” là cảnh đầu tiên trong tập thử nghiệm

“Lúc quay tập thử nghiệm ‘Trừ yêu ở Ô Kê quốc’ là quay nội cảnh trước rồi quay ngoại cảnh, cảnh phim đầu tiên là ‘Thái tử bái kiến quốc vương’, đây cũng là cảnh quay đầu tiên trong quá trình ghi hình Tây Du Ký.” Vương Sùng Thu nói, nhưng lần ghi hình này vì một vài nhân tố tình cờ nên không thể hoàn toàn thuận lợi.

Ông nói, vì Lý Duy Khang không thể đến đoàn phim đóng vai “vương hậu”, sau đó đoàn phim phải mượn diễn viên Trịnh Sở Kỳ của đoàn kịch nói thành phố Nam Kinh, khiến thời gian khai máy dự định vào ngày 01 tháng 07 bị dời đến ngày 03 tháng 07.

“Lúc mới bắt đầu ghi hình, tạo hình các nhân vật Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới vẫn đang không ngừng cải tiến.” Vương Sùng Thu nói, năm 1986 đã tiến hành quay lại các cảnh trong tập này, diễn viên đóng vai vương hậu cũng đã thay đổi.


Vương Sùng Thu giải thích, tập thử nghiệm lên sóng vào ngày 01 tháng 10 năm 1982, bản gốc chỉ được chiếu một lần. 30 năm sau đó, bản phát lại đều là chiếu bản đã thay đổi.

“Bạch Long Mã” mãi nằm trong ký ức

Nguyên nhân Tây Du Ký bản 82 trở thành kinh điển, là vì đoàn phim và diễn viên đều hết lòng vì tạo hình nhân vật, làm sống dậy mỗi một nhân vật trong nguyên tác từ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới đến Đường Tăng.

//static.kites.vn/upload//2019/09/1551336501.5d64fbf1de213e833c249b88d226cdd8.jpg

Ảnh cắt trong phim “Tây Du Ký bản 82”

Diễn xuất của các vai chính có khuôn khổ, các vai phụ cũng vô cùng xuất sắc, đặc biệt là các nhà nghệ sĩ gạo cội nổi tiếng thời đó như Trịnh Dung, Triệu Lệ Dung đều không hề làm giá, cũng chưa từng yêu cầu đãi ngộ đặc biệt.

Thực ra, trong bộ phim này, còn một “vai diễn” mà khán giả thường nhìn thấy, nhưng có thể vô tình lướt qua, đó chính là Bạch Long Mã.

Con ngựa này được lựa chọn vô cùng tỉ mỉ. Lúc mới bắt đầu, trợ lý đạo diễn không dễ gì mới “mượn” được một con ngựa trắng, nhưng vừa lùn vừa ốm, thực sự thiếu mất khí thế của Bạch Long Mã trong nguyên tác, chỉ đành đối phó tạm một tập. Về sau, mới tìm được một con ngựa trắng đạt chuẩn.

“Trong lúc ghi hình, nó đã nhiều lần vượt qua nguy nan. Có một lần lúc vượt sông, chân bị đá ngầm kẹp lại, ngã xuống dòng chảy xiết không đứng dậy được, vô cùng nguy hiểm, sau đó người khác hỗ trợ mới đứng lên được.” Vương Sùng Thu nói, trong lòng mỗi một người trong đoàn phim, con ngựa này hiểu tính người, “Chúng tôi và nó có tình cảm sâu đậm. Nó cũng sống trong lòng mỗi một “người Tây Du”.

Xuất bản sách mới ghi chép quá trình ghi hình Tây Du ký bản 82

Chớp mắt đã hơn 30 năm trôi qua, cách thời gian khai máy Tây Du Ký bản 82 đã rất lâu rồi. Sau khi Dương Khiết qua đời, Vương Sùng Thu sắp xếp lại đồ cũ, phát hiện rất nhiều tài liệu liên quan đến “Tây Du Ký” như hình ảnh, danh sách cảnh quay, nhật ký… mỗi một trang giấy đều gợi lại chuyện trước kia.

//static.kites.vn/upload//2019/09/1551336501.caf7718dd4e08180692056d85e9df33c.jpg

Ảnh bìa “Hồ sơ lưu trữ ghi hình Tây Du Ký bản 1982

“Có người nói với tôi, đây là tài liệu vô cùng quý giá. Nhưng lúc đó Dương Khiết không hề để ý nó, những bản thảo viết tay, báo cáo, ca từ, bà tiện tay vứt đi đã được tôi “cứu vãn”, nhưng chỉ có một phần nhỏ.” Vương Sùng Thu nói, để kỷ niệm Dương Khiết và ghi hình Tây Du Ký bản 82 mới xuất bản “Hồ sơ lưu trữ ghi hình Tây Du Ký bản 1982”.

Đối với một mức độ nào đó, tuy bên trong có rất nhiều hình ảnh nhưng không phải album mang ý nghĩa thông thường. Vương Sùng Thu giải thích, rất nhiều hình ảnh phim, hình ảnh công việc trước kia chưa từng được tiết lộ và công khai trên mạng; rất nhiều nội dung tư liệu, ông chưa từng nghĩ sẽ mang ra phát biểu.

“Tôi có thói quen viết nhật ký ghi hình. Lần này, cũng đã trích một ít nội dung nhật ký. Ngoài ra, trong sách còn có lượng lớn phân cảnh đầu phim, thư từ qua lại, bút tích đạo diễn, danh sách dự toán, hình thiết kế mỹ thuật… cố gắng khôi phục một số quá trình ghi hình chân thật.” Vương Sùng Thu cho biết, “có thể nói ra chuyện hậu trường, để càng nhiều người biết đến câu chuyện ghi hình năm đó, cũng xem như là tâm nguyện bao nhiêu năm nay của tôi”.

Bài viết theo QQ

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...