Hé lộ sự thật "hương thơm tự nhiên" của Hương phi dưới thời Càn Long

| 3K|cobekiquac_92
Hai bộ phim “Như Ý Truyện” và “Diên Hi Công Lược” đều miêu tả những câu chuyện hậu cung đời vua Càn Long, trong đó sự xuất hiện của “Hương phi” đều gây được sự chú ý rất lớn.

http://n.sinaimg.cn/ent/transform/152/w550h402/20181005/PAKy-hkrzyam8840468.jpg

Hương phi được cho là phi tử đẹp nhất của Càn Long, trong lịch sử có tên là “Dung phi”, xuất thân tộc Duy Ngô Nhĩ, ngũ quan sâu sắc, gương mặt tú lệ, sau khi Lệnh hoàng quý phi mất, vị phần thăng lên hạng 3. Khi học giả phát hiện lăng mộ của bà, thi thể đã bị phân tán khắp nơi, sau khi mang đi kiểm tra cuối cùng cũng giải đáp được câu đố “hương thơm tự nhiên” lưu truyền mấy trăm năm.

Câu đố về Hương phi là đề tài trà dư tửu hậu của nhiều người, vốn tưởng bà được chôn trong mộ Hương phi nằm ở Tân Cương nhưng có học giả trong một lần tình cờ phát hiện, thật ra Hương phi trước sau đều được chôn trong lăng Thanh Đông của hoàng đế Càn Long. Lúc đó một ngôi mộ bị sập dẫn đến ngập nước, sau đó phát hiện ngôi mộ này đã bị những kẻ trộm mộ cướp sạch, ngay cả xương cốt của chủ ngôi mộ cũng không còn.

Lúc này, có người phát hiện ra hai vien đá mắt mèo, học giả dựa vào phục chế phi tần thời nhà Thanh để phán đoán, chỉ có vị phần 'phi' trở lên mới có thể sử dụng đá mắt mèo, đoán rằng chủ ngôi mộ có lẽ là phi tử của Càn Long, sau đó lần lượt tìm thấy xương cốt thi thể bị phân tán, duy chỉ có xương đầu là mãi vẫn chưa phát hiện ra. Dưới sự tìm kiếm không bỏ cuộc của nhân viên, cuối cùng đào được một bộ xương đầu người trong một vũng bùn, sau khi được chuyên gia nghiên cứu, xác nhận tất cả xương cốt đều là của cùng một người.

Ngoài ra, trên trang phục của chủ ngôi mộ mặc sau khi chết, có viết tên của quan dệt nhậm chức sau năm thứ 53 Càn Long, sau khi phán định chủ ngôi mộ chết vào năm thứ 53 Càn Long, lại phát hiện ngôi mộ không phải được làm theo kiểu “một quan một quách” truyền thống của dân tộc Mãn mà là “một quách” của đạo Hồi, trên quách còn viết câu đầu tiên trong “Cổ Lan Kinh” là “dùng tên của chủ thật” bằng chữ Hồi, tất cả manh mối đều cho thấy chủ ngôi mộ chính là Hương phi đến từ Hồi giáo.


Thật ra trong lịch sử, hậu cung của Càn Long không hề có phi tử tên “Hương phi”, mà chỉ có “Dung phi” có thân thế trùng khớp với Hương phi , Hương phi có lẽ là xưng hô dân gian của bà. Dung phi họ Hòa Trác Thị, 27 tuổi nhập cung trở thành quý nhân, đồn rằng khi bà tiến cung, cây vải được cấy ghép từ phương nam ra hơn 200 trái, khiến bà được cho là người có phúc, Càn Long không chỉ sủng ái bà có vậy, mà còn xây cung điện riêng cho bà, cho phép bà mặc trang phục của dân tộc mình ở trong cung, mời đầu bếp người Hồi…

Về lời đồn “hương thơm tự nhiên”, học giả mang xương cốt Dung phi đi kiểm nghiệm, phát hiện quả thật không phải bà mang thể chất có hương thơm tự nhiên, đoán rằng vì bà xuất thân Tân Cương, thích dùng hương liệu, thêm vào đó bà thích hoa táo, gần như ngày nào cũng mang theo bên mình, loài hoa này có mùi thơm đặc biệt, là mùi hương hiếm có của Trung Nguyên, mới bị hậu cung hiểu lầm là người bà tỏa ra mùi thơm.

Không giống với trong “Diên Hi Công Lược”, Thuận tần và Lệnh phi cùng đến từ dị vực đều có tâm cơ, Dung phi trong lịch sử tính tình dịu dàng, không thích tranh sủng, biết tiến biết lùi, có quan hệ tốt với hậu cung, ngay cả hoàng thái hậu cũng rất thích bà, chỉ là bà tiến cung hơn 20 năm nhưng không sinh được cho Càn Long một người con nào, 55 tuổi thì bị bệnh qua đời, hơn nữa chân dung của bà bị trộm nên mới để lại cho hậu thế nhiều câu đố như vậy.

Bài viết theo Sina
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...