Khán giả bất mãn với cái kết của "30 Chưa Phải Là Hết", đạo diễn dốc lòng phân tích đúng sai

| 1K|hai2an
Tối qua, bộ phim tình cảm đô thị 30 Chưa Phải Là Hết đã chính thức khép lại trên đài truyền hình Đông Phương.

Kể từ khi bộ phim được phát sóng, rating luôn nằm trong top đầu và các chủ đề liên quan đến phim hơn 200 lần lọt top được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo. Gần đây, đạo diễn Trương Hiểu Ba của bộ phim nhận trả lời phỏng vấn và cho biết: "30 Chưa Phải Là Hết nói về những khó khăn và trắc trở của phụ nữ thành thị, chúng tôi hy vọng sẽ truyền tải được thông điệp tôn trọng sự lựa chọn đa dạng của phụ nữ, không định nghĩa phụ nữ và không áp đặt tiêu chuẩn."

//static.kites.vn/upload//2020/33/1597219033.c25a426a1284d8da4793ff08b157ba9f.jpg

30 Chưa Phải Là Hết kể về câu chuyện của ba người phụ nữ có hoàn cảnh, nghề nghiệp và tính cách khác nhau, gặp khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp ở tuổi 30 đã tìm ra bước đột phá và tìm lại chính mình. Cô gái trẻ độc thân Vương Mạn Ni (do Giang Sơ Ảnh thủ vai), người vợ toàn thời gian Cố Giai (do Đồng Dao thủ vai) và Chung Hiểu Cần đại diện cho đa số cô gái bình thường trong cuộc sống (do Mao Hiểu Đồng thủ vai). Câu chuyện của ba người phụ nữ tuổi 30 diễn biến chậm chạp theo cốt truyện, tác động đến tâm trạng của khán giả và tạo nên một làn sóng thảo luận.

Trương Hiểu Ba từng đạo diễn các bộ phim truyền hình chủ đề nam giới như Anh Chàng Độc Thân, Người Đàn Ông Tuyệt Vời,  Anh Chàng Bảo Mẫu, 30 Chưa Phải Là Hết là bộ phim chủ đề nữ giới đầu tiên anh làm đạo diễn. Trong phim, "gã đàn ông ngoại tình" Hứa Huyễn Sơn, anh chàng thẳng thắn tâm tình khó hiểu Trần Dữ, "Hải vương" tán gái khắp nơi Lương Chính Hiền, "em trai ăn chơi" Chung Hiểu Dương... hầu như tất cả các vai nam đều khiến dư luận bàn tán sôi nổi. Trương Hiểu Ba nói: "Trong các phim đề tài phụ nữ, nhân vật nam là một phần rất quan trọng. Trong phim, các nhân vật nam mà chúng tôi khắc họa không phải chỉ để làm nền, mà họ có những đặc điểm cá tính riêng." Anh tập trung vào Trần Dữ: "Thực ra, Trần Dữ cũng rất có tình cảm, rất lãng mạn, chỉ là chúng tôi không tập trung sự lãng mạn mà tập trung vào những tình huống khó xử. Càng theo dõi về sau, bạn sẽ phát hiện ra Trần Dữ còn có những điểm đặc biệt đáng quý và nổi bật."

//static.kites.vn/upload//2020/33/1597219033.0b039994b210772a32383e3225db3ee9.jpg

Diễn biến đến cuối phim, Vương Mạn Ni tuy làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không thể bén rễ ở Thượng Hải như mong muốn, Cố Giai tuy biết chồng Hứa Huyễn Sơn ngoại tình nhưng vẫn muốn giúp anh ta giải quyết hậu quả, Chung Hiểu Cần dùng tiền bán sách của mình để mua nhà cho mẹ chồng ... Những tình tiết này khiến nhiều khán giả cảm thấy bất mãn, cho rằng bộ phim này lại quay trở lại vòng luẩn quẩn bắt phụ nữ cống hiến vô hạn. Đáp lại, Trương Hiểu Ba trả lời rằng: "30 Chưa Phải Là Hết không phải là một bộ phim nhẹ nhàng dễ chịu, điều chúng tôi muốn thể hiện là phản ánh hiện thực. Rất nhiều vấn đề hôn nhân xuất hiện ngoài đời đôi khi cũng không thể giải quyết một cách ổn thỏa."

Theo quan điểm của Trương Hiểu Ba, nhà máy pháo hoa nổ, Hứa Huyễn Sơn vào tù vì là pháp nhân, Cố Giai bán nhà để bồi thường cho công nhân, không phải cô ấy trả tiền cho Hứa Huyễn Sơ mà là thực hiện trách nhiệm của một giám đốc kinh doanh, ý thức trách nhiệm thì không phân biệt giới tính; Chung Hiểu Cần làm gì với số tiền bán sách là lựa chọn cá nhân của cô ấy, và cô ấy tự do kiểm soát thu nhập của mình.

Trương Hiểu Ba cho biết: "Thông qua 30 Chưa Phải Là Hết để thể hiện một số hoàn cảnh khó khăn của phụ nữ thành thị hiện đại, chúng tôi hy vọng mọi người tôn trọng sự lựa chọn đa dạng của phụ nữ, không định nghĩa phụ nữ và không áp đặt các tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn như 'mẹ hiền vợ ngoan' và 'nữ chiến sĩ toàn năng' có thể đều là những thứ ràng buộc phụ nữ, hy vọng rằng phụ nữ có thể sống tự do hơn, không cần phải quá để ý đến tiêu chuẩn đánh giá của người khác."

Bài viết theo Sina

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...