Nam cảnh sát Nhật trộm tiền công đức ở đền thờ tiêu xài vì 10 năm vợ không cho tiền tiêu vặt

| 354|sis_wanabe
Các ngôi đền và đền thờ ở Nhật Bản hoạt động dựa một phần vào doanh thu mà họ nhận được từ việc bán bùa hộ mệnh và vận may, nhưng cũng dựa trên số tiền quyên góp mà những người bảo trợ ném vào hộp đồ lễ trước khi cầu nguyện. Nghi thức là ném một đồng xu, thường là đồng 5 yên vào hộp để thu hút sự chú ý của linh hồn hoặc vị thần của ngôi đền, sau đó vỗ tay và cúi chào khi bạn cầu nguyện. Điều cấm kỵ là không nên làm là mở hộp và lấy tiền ra để chi tiêu cho bản thân, đặc biệt nếu bạn là cảnh sát.

//static.kites.vn/upload//2021/51/1639994304.3b9338fa8b869d7eaf795bcc6ff6283d.jpg

Mới đây truyền thông Nhật Bản đưa tin, một sĩ quan Nhật Bản ở độ tuổi 40 do quá tuyệt vọng với một số thay đổi của cuộc sống nên anh ta đã làm chuyện động trời đó. Trung sĩ 42 tuổi giấu tên, thành viên của Sở cảnh sát Nabari ở Komono, tỉnh Mie, được cho là đã sử dụng tuốc nơ vít để mở hộp quyên góp của một ngôi đền ở Komono và lấy trộm khoảng 200 yên (khoảng 40.000 đồng) vào tháng 3 năm nay. Các cáo buộc trộm cắp đã được chi nhánh thành phố Yokkaichi của Văn phòng Công tố Quận Tsu đệ trình vào ngày 10 tháng 12.

//static.kites.vn/upload//2021/51/1639994303.29ffbb03de0a8074093e93ba6e062c30.jpg

Người đàn ông đã thừa nhận các cáo buộc và nói rằng: "Tôi chỉ muốn có tiền để mua thuốc lá và cà phê." Trung sĩ cảnh sát này còn nói với các nhà điều tra rằng vợ anh đã không đưa cho anh ta bất kỳ khoản tiền tiêu vặt nào trong 10 năm qua, đó là nguyên nhân khiến anh phạm tội. Ở Nhật Bản, phụ nữ thường quản lý tài chính gia đình và giao tiền chi tiêu cho chồng và trong trường hợp này, có vẻ như anh chưa bao giờ nhận được bất kỳ khoản chi tiêu nào từ vợ.

//static.kites.vn/upload//2021/51/1639994305.16e7091885532c9b6f70183c30db186a.jpg

Ngoài các cáo buộc đã nộp, trung sĩ này còn nhận được án treo thẻ ngành ba tháng từ đồn cảnh sát, nhưng ngay sau khi bản án này được tuyên bố anh đã nộp đơn yêu cầu tự nguyện nghỉ hưu sớm. Tình huống đáng buồn đã khơi gợi sự đồng cảm từ những người dùng Twitter Nhật Bản, đa số cư dân mạng không lên án mà còn cảm thấy không khỏi xót xa cho người đàn ông tội nghiệp:

“Để đi đến khoảng thời gian này… Có lẽ anh ấy nên ly hôn.”

“Vợ anh ấy đã làm gì với tất cả số tiền của anh ấy? Cô ấy làm gì? Và anh ấy đã làm gì để đi uống cà phê trước đây? Tôi có rất nhiều câu hỏi. ”

"Tôi thực sự muốn họ tha thứ cho anh chàng tội nghiệp."

“Anh ấy có lẽ không thể nói bất cứ điều gì với vợ mình… Tôi hiểu cảm giác đó.”

"Có rất nhiều cảnh sát làm những điều xấu, và đây không phải là một điều tốt, nhưng tôi vẫn cảm thấy tội nghiệp cho anh ta."

Bài viết theo Japantoday

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...