Top 10 kỳ án giết người hàng loạt gây chấn động Hồng Kông (Phần 1: Vụ án Tam Lang)

| 15K|Wisteria26
Hồng Kông vào những thập niên 80-90, không ít ngôi sao nổi tiếng từng đóng những bộ phim kinh dị dán mác 18+ như Nhậm Đạt Hoa, Phương Trung Tín, Ngô Trấn Vũ,... thậm chí đến cả Ca Ca Trương Quốc Vinh cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, chỉ có một người duy nhất đoạt giải Ảnh Đế dòng phim kinh dị, đó chính là Huỳnh Thu Sinh. Bộ phim này có tên là "Bánh bao nhân thịt người" được chuyển thể từ một trong mười vụ án chấn động của Hồng Kông - Thảm án diệt môn tiệm cơm Bát Tiên. Hôm nay chúng ta sẽ nói về Top 10 kỳ án giết người hàng loạt ở Hồng Kông và những bộ phim được chuyển thể từ chúng.

Mười vụ án này sẽ được sắp xếp theo năm: Vụ án Tam Lang năm 1962, Vụ án xác chết trong thùng carton năm 1974; Đồ tể trong đêm năm 1982; Mưu sát Giai Ninh năm 1983; Thảm án diệt môn tiệm cơm Bát Tiên năm 1985; Vụ án mạng Braemar Hill năm 1985; Nấu xác Khang Di Hoa Viên năm 1988; Thi thể tiếp viên hàng không bị hóa chất ăn mòn năm 1989, Vụ án giết người đốt xác Tú Mậu Bình 1997; Hello Kitty 1999.

Vụ án đầu tiên: Vụ án Tam Lang (1962)

Vào tối ngày 18 tháng 6 năm 1959, Hoàng Ứng Cầu, con trai của một doanh nhân Hồng Kông giàu có, Hoàng Tích Bân, đi ăn tối với bạn bè và biến mất khi trở về nhà vào sáng sớm ngày 19.  Ba ngày sau, Hoàng Tích Bân nhận được một gói hàng, bên trong là một đôi tai người. Nhà họ Hoàng xác nhận đôi tai đó là của Hoàng Ứng Cầu bên trong còn có chìa khóa xe, sổ tay, bật lửa và các vật dụng khác của Hoàng Ứng Cầu. Ngoài ra còn có một bức thư tống tiền nặc danh "Sói hoang", yêu cầu nhà họ Hoàng trả số tiền chuộc 500 ngàn đô la Hồng Kông.

Hoàng Ứng Cầu sinh ngày 16 tháng 12 năm 1915. Anh từng là phiên dịch viên của phe Đồng minh trong Thế chiến thứ 2. Trước khi mất tích, anh đã giúp cha quản lý công việc kinh doanh. Cha của anh là Hoàng Tích Bân - một thương gia buôn dầu. Ông đã thành lập công ty Tân Anh với tư cách là tổng đại lý Mei Foo Sun Chuen ở Hồng Kông. Hoàng Tích Bân từ chối trả tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc, vợ ông ta đã đưa ra một khoản tiền thưởng 50 ngàn đô la Hồng Kông, nhưng tất cả đều không có manh mối và Hoàng Ứng Cầu biến mất không dấu vết.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 1961, bản thân Hoàng Tích Cầu cũng bị bắt cóc. Bức thư tống tiền gửi cho nhà họ Hoàng cũng có ký hiệu "Sói hoang." Cháu trai của Hoàng Tích Bân là Hoàng Ứng Cơ và Hoàng Ứng Hi đã trả số tiền chuộc 500 ngàn đô la Hồng Kông theo yêu cầu của bọn bắt cóc. 17 Sau nhiều ngày, Hoàng Tích Bân được trả tự do.

Sau hơn một năm kể từ ngày xảy ra vụ án vẫn không có bất kì tiến triển nào mãi cho đến khi có sự xuất hiện của “Xà Tử Minh”. “Xà Tử Minh” tên thật là Đặng Vĩ Minh 21 tuổi, ban đầu hắn là một trong những kẻ bắt cóc, "Xà Tử Minh" đã đến đầu thú với với cảnh sát về vụ án, bao gồm cả vụ sát hại Đặng Thiên Phúc.

Đặng Thiên Phúc 33 tuổi, còn có biệt danh là “Quỷ Tử Phúc”, là đồng hương của Đặng Vĩ Minh cũng là 1 tay xã hội đen, bởi vì nhìn thấy tên nghèo hèn Đặng Vĩ Minh đột nhiên ăn mặc tươm tấp nhất thời nảy sinh lòng tham liền đến tống tiền gã, Đặng Vĩ Minh đã không thể khoang nhượng được nữa nên vào ngày 18 tháng 3 năm 1961 hắn đã bị giết bởi các đồng phạm khác trong vụ bắt cóc. Vì số tiền cướp được gã bị chia ít nhất lại còn cũng bị Đặng Thiên Phúc tống tiền, Đặng Vĩ Minh đã yêu cầu những tên khác đưa thêm số tiền trộm được cho hắn, không những bị từ chối mà còn bị truy sát, buộc phải báo cảnh sát và trở thành một “vết nhơ nhân chứng”.

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Trangg/85c7ec94506e1a7fff913c828e47086e.jpg

Dựa trên manh mối do "Xà Tử Minh" cung cấp, cảnh sát đã khai quật bộ xương của Hoàng Ứng Cầu và Đặng Thiên Phúc trên một sườn đồi ở Vịnh Repulse vào ngày 10 tháng 12 năm 1961. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1961, ba tên tội phạm đã bị bắt và đưa ra trước công lý. Chúng là Lý Vị - 31 tuổi thất nghiệp, Nghệ Bỉnh Khiêm - 32 tuổi huấn luyện viên ô tô và Mã Quảng Xán - 35 tuổi một thợ trang điểm cho điện ảnh. Trong đó Lý Vĩ và Hoàng Tích Bân là họ hàng xa.

Lý Vị sinh ra ở Đại lục năm 1930 và đến Hồng Kông vào năm 1948. Chị của cha Lý Vị kết hôn với em trai của Hoàng Tích Bân là Hoàng Tích Cửu. Vì mối quan hệ này, Lý Vị bắt đầu làm việc trong Công ty Tân Anh vào năm 1955. Do trình độ học vấn thấp, lương tháng của hắn chỉ có 25 đô Hồng Kông. Hắn làm được 2 năm sau đó rời đi và đến một tụ điểm giải trí làm tạp vụ, tiền lương hàng tháng cũng hơn 100 đô. Tuy nhiên, địa điểm giải trí đã đóng cửa trong một tháng sau khi khai trương, kết quả là Lý Vị thất nghiệp.

Bắt cóc cần có phương tiện di chuyển, Lý Vị không biết lái xe nên đã tìm bạn của mình là Mã Quảng Xán nhờ giúp đỡ. Mã Quảng Xán đã giới thiệu Nghệ Bỉnh Khiên cho hắn vì Nghệ Bỉnh Khiêm là tài xế taxi, sau đó trở thành hướng luyện viên ô tô và sở hữu một chiếc ô tô. Vậy là chúng đã cùng nhau gây ra vụ án bắt cóc gây chấn động Hồng Kông.

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Trangg/b6f921c2116511ff0a704caf018ccb94.jpg

Vào ngày 19 tháng 2 năm 1962, phiên tòa xét xử vụ án Tam Lang bắt đầu, hơn chục nhân chứng xuất hiện tại tòa để làm chứng, vợ của Hoàng Tích Bân trong lúc làm chứng vẫn khóc không ngừng còn Hoàng Tích Bân người đã quá nửa trăm tuổi cũng mặt cũng đấy nước mắt. Khi luật sư bào chữa yêu cầu được xác nhận hộp sọ đó có phải là của Hoàng Ứng Cầu không, ông đã kiên quyết từ chối, vì không thể chịu được đả kích lớn như vậy, cuối cùng bằng chứng đã được chấp nhận mà không cần xác nhận. Phân đoạn cảm động này đã mở màn cho cao trào của cuộc thẩm vấn.

Ba bị cáo khai nhận đã bị công an uy hiếp, đe dọa, đánh đập, hoàn toàn không tự nguyện khai nhận toàn bộ tội ác.  Về trọng tâm của cuộc tranh luận: Nguyên nhân cái chết của Hoàng Ứng Cầu, chúng chỉ thừa nhận đều chỉ liên quan đến vụ bắt cóc hai cha con họ Hoàng và không tham gia vào cái chết của Hoàng Ứng Cầu cũng không biết gì về việc này.  Cả bên công tố và bên bị đơn đã xung đột tại tòa và đối chất với nhau.  Cuộc kiểm tra chéo do luật sư bào chữa Lương Vĩnh Liêm thực hiện rất sôi nổi, đã gây náo động cả phòng tranh sôi động.  Toàn bộ quá trình xét hỏi đầy kịch tính, hết lần này đến lần khác những câu chuyện về vụ án gây chấn động được nổ ra trong miệng các nhân chứng và bị cáo.


https://static.kites.vn/upload/2021/13/Trangg/dba94350b68bfcf09d39eae8cfd7a834.jpg

Vào ngày 14 tháng 3 năm 1962, lúc 1 giờ chiều, Tòa án tối cao Hồng Kông chính thức tuyên án bằng cách đeo khăn đen của công tố viên, bồi thẩm đoàn nhất trí kết luận rằng ba bị cáo phạm tội giết Hoàng Ứng Cầu. Chúng bị kết án tử hình thi hành vào ngày 28 tháng 11.  "Xà Tử Minh" bị kết án 15 năm tù vì báo cáo có công.

Vì vụ án đều có liên quan đến cảnh sát và giết người tống tiền, bằng chứng có thể là giả, một số người đã xếp nó vào một trong những vụ án kỳ lạ.

Có hai bộ phim được chuyển thể từ vụ án Tam Lang này, đó là "Lưới trời" năm 1974 và "Tam Lang kỳ án" năm 1989.

Lưới trời 1974
Biên kịch, đạo diễn - Trình Cương
Các diễn viên chính: La Liệt, Hồ Cẩm, Lưu Ngưu Kỳ,...

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Trangg/913f922d1e7fa64019e1eddf01de667d.jpg

Tam Lang kỳ án 1989
Biên kịch: Mạch Đương Hùng, Tiêu Nhã Nguyên
Đạo diễn: Hoàng Thái Lai
Các diễn viên chính: Lương Gia Huy, Trịnh Tắc Sĩ, Trịnh Cẩm Giang,...

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Trangg/ae5749f73bbcab57daee7bb13ef6afd3.jpg

Tinh Giản Quân đã từng giới thiệu các bộ phim của Mạch Đương Hùng trước đây. Đặc điểm của nó là sống động và chân thực. "Tam Lang kỳ án" cũng theo phong cách này. Tuy nhiên, bộ phim đã miêu tả cha con họ Hoàng là những người đàn ông giàu có và Tam Lang là những kẻ đáng thương. Tầng lớp hạ lưu đáng buồn, cộng với kỹ năng diễn xuất tuyệt vời của Lương Gia Huy. Sau khi xem phim, không ít người có một chút thương hại cho ba kẻ bắt cóc kia. Ngoài vụ án, đây là một bộ phim nói về phần dưới của xã hội, với một nỗi buồn da diết.

Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc “Tam Lang kỳ án” tại đây và lần sau sẽ tiếp tục nói về “Vụ án xác chết trong thùng carton năm 1974”.

Bài viết theo Zhihu

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...