Trần Hiểu Húc vẽ chân mày ngang, tô mắt khói khiến Hồng Lâu Mộng bản 1987 mất giá trị?

| 3K|
Em gái xinh như tiên nhưng trang điểm lỗi thì có thể biến thành hồ ly tinh ở hộp đêm chỉ trong tích tắc. Đây cũng là một trong những nguyên do vì sao phim truyền hình trong nước dù tụ hội dàn trai xinh gái đẹp nhưng vẫn không hay. Việc hóa trang không phải chỉ đo ni đóng giày dựa trên các nét tự nhiên của diễn viên và yêu cầu của vai diễn mà còn ấn theo "khẩu vị thẩm mỹ của đại đa số khán giả” (nói cách khác chính là cằm V-line) để sản xuất dây chuyền ra những gương mặt từa tựa nhau, chẳng trách khuôn mặt cũng thường bị “đụng hàng”.

Từ ngày sản xuất đến nay cũng đã có vài chục năm, và trong thời gian đó, các diễn viên sắm vai Giả Mẫu, Lâm Đại Ngọc đã qua đời, mà nguyên nhân bản Hồng Lâu Mộng này trở thành kiệt tác kinh điển cũng đã vô số lần được mọi người tranh luận từ nhiều khía cạnh, cho đến nay độ nóng cũng không giảm bớt.

Hôm nay tôi chỉ muốn lấy một khía cạnh nhỏ trong Hồng Lâu Mộng 1987 để bàn luận vì sao bản 1987 vừa ra mắt đã đạt đến đỉnh cao, tạo nên một kiệt tác bất hủ khó lòng bị vượt mặt trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc.

Chính là chuyện hóa trang cho diễn viên.

Em Lâm phiên bản Trần Hiểu Húc mà mọi người quen thuộc chính là thế này:
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796199.1671866f34df47b7da615bd29650a718.jpg

Bạn còn nhận ra em Lâm tô mắt khói kiểu hiện đại thế này không?

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796200.0638242e1ab986dc54c058722ca12962.jpg

Chúa ơi! Tôi dường như bị lối trang điểm kiểu Hàn Quốc với lông mày to và ngang, lông mi giả chuốt cong như chân con ruồi làm cho sợ hãi. Mỹ nhân cổ đại trong tưởng tượng của chúng ta làm sao có dáng vẻ độc ác như vậy.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796200.2ef4ae99c4d87a2308562e000c2fd556.jpg

Thế nhưng vào thời điểm đó, rất nhiều người bao gồm cả diễn viên, đều không hiểu vì sao không trang điểm theo kiểu hiện đại thịnh hành mà lại trang điểm theo kiểu mộc mạc lại có chút hơi kỳ quặc này.
Mọi người đều biết thời gian bản Hồng Lâu Mộng 1987 tính từ khi được duyệt đến khi quay phim hoàn tất dài đằng đẵng tám năm, dùng tám năm dài quay 37 tập phim một cách tỉ mỉ tinh tế. Ôi, hiện nay có vài bộ phim truyền hình chỉ vỏn vẹn ba tháng quay xong bảy tám chục tập, đã có thể mạnh miệng nói là có tâm rồi.
Để quay được 37 tập phim, đoàn làm phim dựng lại toàn bộ cảnh thật của Đại Quan Viên. Kịch bản được bắt đầu viết từ ngày 6 tháng 3 năm 1983, đến cuối năm thì hoàn thành bản sơ thảo, tháng 3 năm 1984 sửa chữa xong, mãi đến tháng 1 năm 1984 mới hoàn thành bản hiệu đính cuối cùng; thời gian tổng cộng là hai năm lẻ hai tháng.
Để bám sát nhân vật, đạo diễn không muốn chọn diễn viên qua việc tự đề cử mà tiến hành tìm diễn viên trên toàn quốc. Để quay được phân cảnh ngắn ngủi "Bảo Ngọc cùng Đại Ngọc đọc Tây Sương Ký", toàn bộ đoàn làm phim đã ngồi bên Tây Hồ ở Hàng Châu chờ hoa nở hơn mười ngày. Các nhà Hồng học như Châu Nhữ Xương, Tào Ngu, Thẩm Tòng Văn, Vương Mông đảm nhiệm vai trò cố vấn cho đoàn làm phim. Các vị học giả cấp quốc gia này cũng không phải chỉ cố vấn trên danh nghĩa mà tham gia sáng tác, giảng bài cho các diễn viên cùng với nhân viên đoàn phim, và đưa ra các ý kiến mang tính chỉ đạo trong suốt quá trình quay.
Thầy Diên Cần - người phụ trách trang phục lịch sử đã chuẩn bị tổng cộng 2.700 bộ trang phục cho đoàn phim, trong đó Vương Hy Phượng có 74 bộ cho bốn mùa xuân hạ thu đông, chí ít mỗi tập phim có thể thay đổi hai bộ trở lên. Phóng viên đã từng phỏng vấn người phụ trách trang điểm của đoàn phim nên ứng phó ra sao, bậc thầy trang điểm Dương Thụ Vân đã nói: "Nàng ta có bao nhiêu bộ quần áo, tôi sẽ có bấy nhiêu kiểu tóc để phối hợp."
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796201.491768d85924182c7ab09e772ebfe333.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796201.ac4e0be6a67320ae457a060a4ef8e2f0.jpg

Không chỉ mỗi kiểu tóc, dựa vào những phân cảnh và trang phục khác nhau, lối ăn mặc của Vương Hy Phượng cũng được thay đổi ở nhiều mức độ gồm có đại trang (lễ phục theo cấp bậc thời phong kiến), thịnh trang (tiệc long trọng), yến trang (tiệc thường), diễm trang (trang phục diễm lệ), chính trang (đồ mặc các dịp chính thức), gia cư trang (trang phục mặc nhà), tàn trang (trang phục khi sa sút), tù trang (đồ tù), bệnh trang (trang phục mặc khi đau ốm), tử trang (đồ mặc lúc chết) để khán giả nhận biết được các giai đoạn của Vương Hy Phượng thông qua cách ăn vận.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796202.a7dcce9165967d0769924a5e9f7123ee.jpg

Thế nhưng bạn đừng chỉ xem sự tin về sau của Dương Thụ Vân. Lúc mới gia nhập đoàn phim và dấn thân nhận nhiệm vụ này ông ấy thật sự thấy tối tăm, không biết bắt tay làm từ đâu.
Ban đầu người phụ trách trang điểm của đoàn phim vốn không phải Dương Thụ Vân, tuy nhiên trong quá trình quay phim thì người phụ trách trang điểm của đoàn bỏ chạy, mang theo cả ý tưởng về kiểu tóc cho diễn viên. Sau khi vào đoàn, Dương Thụ Vân mới phát hiện ra: Ôi trời, cả mấy trăm diễn viên đều do một mình ông trang điểm.
Điều quan trọng nhất là, ông ấy còn không biết nên trang điểm kiểu gì… Trước khi tham gia Hồng Lâu Mộng, sở trường của Dương Thụ Vân là kiểu dáng trang phục và lối trang điểm thời Đường. Tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Đường Minh Hoàng, Võ Tắc Thiên, Lên nhầm kiệu hoa được chồng như ý… những chuyện này để sau hẵng nói.
Ông vốn chưa từng nghiên cứu về đặc điểm của lối ăn vận thời Minh - Thanh, vậy làm thế nào đây?
Dương Thụ Vân đành phải dùng cách ngốc nghếch nhất là chạy đến thư viện, bảo tàng để xem tranh tìm tư liệu, khiêm tốn thỉnh giáo các vị cố vấn, nghiền ngẫm nguyên tác. Sau khi đọc được đoạn Bình nhi trang điểm ở hồi 44, ông đột nhiên ý thức được mình nên dùng tiêu chuẩn nào để hóa trang cho diễn viên.

Bảo Ngọc đứng một bên cười khuyên nhủ: “Chị cũng nên thoa tí son phấn vào…” Bình Nhi nghe nói có lý, liền đi tìm phấn, nhưng không thấy. Bảo Ngọc vội chạy đến bàn trang điểm, mở cái hộp sứ Châu Tuyên ra, trong hộp đựng một hàng mười thoi phấn hoa ngọc trâm, lấy ra một thoi đưa cho Bình Nhi, cười nói: “Đây không phải là phấn thường đâu, là giống hoa dạ hương nghiền nát ra, chế với thứ bột thượng hảo hạng đấy”. Bình Nhi để lên trên tay xem, quả nhiên vừa nhẹ, vừa trắng, vừa đỏ, vừa thơm, xoa lên mặt thấy da mịn và mát, không bết như thứ phấn khác. Sau thấy một cái hộp ngọc trắng nhỏ, trong đựng một hộp sáp màu đỏ tươi như cao văn khôi, chứ không phải từng tờ một. Bảo Ngọc cười nói: “Sáp bán ở hiệu không sạch, màu lại chóng bay. Đây là hạng sáp tốt nhất, vắt nước ra, lọc sạch rồi hòa lẫn với sương ở trong hoa, đem nấu lên. Chỉ cần lấy cái trâm nhỏ khêu một tí, bôi vào lòng bàn tay, hòa với một ít nước cho tan ra rồi bôi lên môi, chỗ còn lại trong lòng bàn tay thoa lên má cũng đủ rồi”. Bình Nhi cứ theo thế trang điểm, thấy tươi đẹp khác thường và mùi thơm ngào ngạt. Bảo Ngọc lại dùng kéo tỉa cành cắt lấy một nhành hoa huệ tịnh đế ở trong chậu rồi cài chung với cây trâm của cậu ta lên tóc mai cho Bình Nhi.
Ông nghĩ, nếu như bộ phim áp dụng lối trang điểm hiện đại hợp thời, ắt sẽ mất đi phong cách dân tộc vốn có, thoạt nhìn hệt như người hiện đại mặc trang phục của người xưa để quay phim. Một khi lối ăn vận bị khán giả phát hiện là không ăn nhập với nhau, những phân đoạn khác dù có hoàn mỹ đến đâu cũng không được coi là tác phẩm thành công.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796203.ac1580e6ac3981df66a3206fa9666372.jpg

Việc hóa trang cho cả diễn viên nam và nữ trong Hồng Lâu Mộng đòi hỏi phải sử dụng kỹ xảo hóa trang và đồ trang điểm theo lối cổ đại, không thể lộ quá ró ràng vết tích của kiểu trang điểm hiện đại, do đó không thể có các kiểu như lông mi giả, mascara, kẻ viền mắt.
Cuối cùng lối trang điểm của Hồng Lâu Mộng được quyết định sẽ lấy tạo hình nhân vật thời Minh làm nền tảng, hấp thu cái đẹp của lối ăn vận, hoá trang, kiểu tóc của các triều đại khác nhau.
Sau khi xác định được nguyên tắc căn bản, Dương Thụ Vân để từng nhân vật chính làm một tấm thẻ về nhân vật của mình, trên đó viết đầy đủ các miêu tả trong sách về đặc điểm ngoại hình của nhân vật và những hiểu biết về tính cách nhân vật của bản thân người đó; rồi vẽ phác thảo tạo hình cho từng nhân vật tương ứng, cuối cùng mới trang điểm thử cho diễn viên.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796204.36bd18ba1cd3d9fbe77b6ba4cea5def4.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552796205.b5358551af604ccc34817012a37ceae7.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797009.312d67bd33f3bc75a064b318dc16aa02.jpg

Vấn đề nan giải nhất, một là kiểu lông mày của Đại Ngọc, hai là mắt mày của Vương Hy Phượng
“Đôi lông mày điểm màu khói nhạt, dường như cau mà lại không cau” chính là đặc điểm lớn nhất của Đại Ngọc trong nguyên tác, nhưng ai cũng không miêu tả được đây rốt cuộc là kiểu chân mày thế nào. Khi hóa trang, Dương Thụ Vân dùng nhíp để sửa chân mày của Trần Hiểu Húc, kiểu chân mày hình chữ bát trước cao sau thấp dần dần thành hình. Hiểu Húc la hoảng lên: "Tôi không thích lông mày hình chữ bát ngược. Làm sao tôi dám gặp người khác đây.”
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797125.9c62500a85126334f9553536e8c39d3f.jpg

Dương Thụ Vân đành phải thật kiên nhẫn giải thích với cô ấy về thành quả nghiên cứu của mình: "quyến" tức là treo, "yên mi" nói đến kiểu chân mày giống như khói xanh lượn lờ đọng lại trên sườn núi trong dòng tranh thủy mặc sơn thủy của Trung Quốc, chính là chỉ màu sắc của lông mày.
Miêu tả thời xưa về hình dạng của kiểu chân mày nhạt nhòa này, còn có cách gọi khác là lông mày tựa dãy núi xa. Trong “Tây Kinh tạp ký” có ghi chép: “Lông mày của Trác Văn Quân nhạt mà gấp khúc, trông như dãy núi xa, nên gọi là Viễn Sơn Mi”. Đại Ngọc vốn “thân thể lại cực kỳ yếu ớt”, kiểu chân mày nhạt nhòa này phù hợp với đặc điểm sinh lý của nàng.
Để làm tăng thêm sự thường hay đa sầu đa cảm Đại Ngọc, họa sĩ Cải Kỳ thời Thanh đã vẽ cho nàng một đôi “mày cau”, khác với những hoạ sĩ vẽ ra "ngàn người một khuôn mặt". Hậu Hán Thư có ghi chép về đôi “mày cau” như sau: vợ của Lương Ký là Tôn Thọ sáng tạo ra kiểu vẽ chân mày tinh xảo, sửa chân mày kiểu kinh thúy thành chân mày cau. Câu thơ "song mi họa tác bát tự đê” (đôi chân mày được vẽ kiểu chữ bát thấp) của Bạch Cư Dị cũng thấy bóng dáng kiểu chân mày này.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797010.a9a0703b91c24881b38ed31e2ea62160.jpg

Đại Ngọc do Cải Kỳ vẽ, phóng lớn chút nữa có thể thấy được một đôi mày cau hình chữ bát ngược.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797313.db12014625ffd9348863036959aa2b5e.jpg

Chỉ mỗi kiểu chân mày của em Lâm mà chuyên viên trang điểm đã tốn nhiều công sức nghiên cứu như thế, ngoài những cuốn sách tôi đã nêu ở trên, còn khảo chứng thêm “Hồng Lâu Mộng đồ vịnh”, “Dương Thái Chân ngoại truyện”, “Trang Tử”… mới đưa ra quyết định cuối cùng về kiểu chân mày của em Lâm. Sau khi Dương Thụ Vân giải thích, HIểu Húc đã vui vẻ tiếp nhận tạo hình này.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797011.afe97cd790fcc8272823fc1a37801437.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797416.e50bae5ce6e0ad9fe3be8eec969c29e8.jpg

So sánh một chút giữa Trần Hiểu Húc vẽ chân mày đậm và đôi chân mày hình chữ bát ngược vừa nhạt vừa mảnh của Lâm Đại Ngọc giúp làm thể hiện khí chất thần tiên "Lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió”. Quả thực là tác phẩm của thần tiên!
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797556.ea929653275d2815debe1b8df4f0865e.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797014.ed61c565d7da28a0fbf4098cc7c08df8.jpg

Còn Vương Hy Phượng lại là nan đề trong nan đề, Vương Hy Phượng dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần có rất nhiều đặc điểm: Nàng là người "khổ người óng ả, dáng điệu lả lơi”, một thiếu phụ có vẻ phong lưu "làn son chưa hé miệng như cười", cười sảng khoái không bị ràng buộc ngại ngùng, "một đôi mắt phượng xếch lên, chân mày cong vút như lá liễu" của nàng mới là đặc thù về ngoại hình để biểu thị tính cách theo thủ pháp điểm nhãn của tác giả.
Hóa trang cho một nhân vật lợi hại, vừa tàn nhẫn vừa ngả ngớn, so với hóa trang cho các vai nữ khác hoàn toàn không giống nhau, phải trang điểm thế nào mới thể hiện được sự đặc sắc của Vương Hy Phượng đây?
Dương Thụ Vân lần lượt tìm được linh cảm từ hiện đại và cổ đại, trong phim điện ảnh “Quạ đen và chim sẻ” do Hoàng Tông Anh thủ vai, Phu nhân Hầu phủ có một cặp chân mày được vẽ rất cong, rất cường điệu, đặc sắc kiểu "Gian Phi".
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797663.ef2208736c58710525475ad1b15aa25d.jpg

Thẩm Tòng Văn tiên sinh đã từng chỉ vào bức họa thứ bảy trong số “Mười hai mỹ nhân của Ung Chính” mà nói với Dương Thụ Vân: "Người này rất giống Vương Hy Phượng, anh xem, chân mày của nàng ta vểnh lên, mặt mày khôn khéo lợi hại”. Quả thực lông mày của nàng ấy rất đặc biệt, là cặp chân mày cong vểnh lên duy nhất trong số “Mười hai mỹ nhân của Ung Chính”.
Thường thường, phụ nữ có thân phận cao quý đối đãi người ngoài trước nay đều theo kiểu từ trên cao nhìn xuống, bày ra dáng vẻ cao hơn người khác một bậc. Ví dụ trong phim điện ảnh “Địch nhân kiệt”, cặp mày ngài vừa cao vừa mảnh của Võ Tắc Thiên khiến người ta cảm giác được quyền uy mười phần.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797663.86d8a567349143d699af85f500ae4160.jpg

Về mặt mỹ học mà nói, việc tăng khoảng cách giữa mắt và chân mày đủ để thể hiện sự quý phái hay dè dặt của phái nữ; làm tăng độ cong của chân mày lại có thể biểu hiện sự ngả ngớn và yêu mị của phái đẹp.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797809.9938cac1d3ac391f35defd2fb38cb609.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797664.4578d7813828c622962f2df08b90df24.jpg

Như thế vẫn chưa đủ, Dương Thụ Vân còn tết tóc mai ở hai bên thái dương của Đặng Tiệp thành bím tóc nhỏ, kéo về phía sau, treo lên đỉnh đầu, giấu ở dưới tóc nhằm kéo chân mày và khóe mắt của cô ấy cao lên để có được khí thế bệ vệ áp đảo mọi người, chỉ tội cho diễn viên phải chịu khổ.
Đặng Tiệp vẫn còn đỡ, người thủ vai Giả mẫu - cô Lý Đình mới là khổ cực nhất. Lúc gia nhập đoàn phim, bà vốn sắm vai Ni cô Tĩnh Hư của am Thủy Nguyệt. Bởi đủ loại nguyên nhân, người dự tuyển vai Giả Mẫu ban đầu không phù hợp, đạo diễn Vương Phù Lâm bảo Dương Thụ Vân hóa trang thử cho Lý Đình. Lý Đình rất khiêm tốn, bà nói dáng dấp mình vừa xấu lại đen, mập. Đạo diễn bảo Dương Thụ Vân: “Bà ấy diễn rất tốt, dùng bản lĩnh trang điểm của anh để hóa trang cho bà ấy thành Giả Mẫu, tôi sẽ chọn dùng!”
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797665.6a38c1a444d8762f89bd6856c9adce23.jpg

Có thể dùng phấn lót và phấn nền để che màu da đen, chuyện quan trọng ở đây là mắt và chân mày bị sụp do tuổi già. Dương Thụ Vân dùng nhíp để sửa lông mày của bà thành kiểu mảnh trăng lưỡi liềm, chính là “Khước Nguyệt Mi” trong “Thập đại mi đồ” thời Đường; lại dùng lụa sa dán ở dưới mí mắt bị sụp xuống để thành đôi mắt cân đối với cặp chân mày cong. Hình tượng tuy đã thành rồi nhưng vẫn chưa đủ lý tưởng, đành phải dùng cách kéo và treo để giải quyết cửa ải sau cùng, tức là dùng lược chải tóc ở trán và hai bên thái dương, bện thành hai bím nhỏ rồi kéo và treo lên đỉnh đầu, kéo căng chỗ da chùng xuống để biểu lộ cảm giác trắng nhuận, mảnh nhỏ, mềm non; mắt mày kéo dài càng làm nổi bật phong thái của bậc quý phụ thời xưa.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797665.3983a5ed9778cf86d98dd160ac0b8dc1.jpg

Dương Thụ Vân hóa trang thử cho cô Lý Đình.
Vậy nên từ đầu đến cuối cô Lý Đình phải diễn trong tình trạng căng da mặt và chân mày. Người có chút kiến thức về kinh kịch đều biết việc này đau đớn thế nào, chỉ cần vài tiếng đồng hồ đầu đã đau như búa bổ, vậy mà cô Lý Đình đã chịu đựng để nhập vai tận ba năm.

Nói trở lại tấm hình Trần Hiểu Húc tô mắt khói ở đầu bài, rốt cuộc là thế nào?
Tấm hình đó là dạ tiệc “Hồng Lâu Mộng - Trung thu trăng tròn” năm 1987 của  đài truyền hình trung ương, thoạt nhìn phong cách Dương Thụ Vân trang điểm cho Hiểu Húc có sự khác biệt rất lớn so với phim truyền hình “Hồng Lâu Mộng”. Trang điểm kiểu này là do Dương Thụ Vân giao hẹn với Hiểu Húc.
Khi quay Hồng Lâu Mộng năm 1984, kỹ thuật hoá trang của Trung quốc mới vừa bắt đầu, kiểu hóa trang của phim truyền hình Hồng Kông và chương trình nhạc hội tổng hợp có sức ảnh hưởng rất lớn tới tất cả mọi người. Có vài diễn viên đặc biệt thích lối trang điểm kiểu Hồng Kông – Đài Loan này, lúc đóng phim liền len lén thay đổi kiểu trang điểm mà Dương Vân Thụ đã thực hiện xong.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797666.3c462df1b31619710f9a339840067574.jpg

Đều là vợ bé, nhưng cách trang điểm của dì Triệu thô tục, Thu Đồng gian xảo, Bảo Thiềm lỗ mãng và Hương Lăng thật thà chân chất tuyệt nhiên không giống nhau.
Lúc đó có rất ít của hàng mua được mascara, chỉ có một số cửa hàng quốc doanh chuyên phục vụ tầng lớp đặc quyền và một ít khách sạn lớn là có bán, chất lượng cũng không tốt lắm. Có một diễn viên nọ mua một cây mascara từ khách sạn trước cửa, thừa lúc mọi người không chú ý bèn chuốt lên mắt.
Cảnh khóc trong Hồng Lâu Mộng khá nhiều, một vài loại mascara chất lượng kém bị trôi khi gặp nước, khi khóc sẽ làm lem nhem hết lớp hóa trang, khiến cho đạo diễn Vương tức giận đến mức triệu tập diễn viên để mở cuộc họp ngay lập tức. Cô Lý Đình là người đào tạo diễn xuất cho các diễn viên trẻ, đành phải đứng mũi chịu sào khi gặp chuyện, cô nói với những nữ diễn viên nhiễu sự kia rằng: "Thầy Dương ngày nào cũng dậy từ bốn, năm giờ sáng để hóa trang cho các cô, trang điểm đẹp đẽ như thế mà các cô chẳng tôn trọng thiết kế tổng thể và công sức vất vả của thầy chút nào. Lớp hóa trang hoàn hảo lại chuốt mascara kém chất lượng, khóc một cái chỉ thấy "nước mắt cá sấu" chảy xuống!
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797666.b11243b029433cae6f8ae6b43d3bb1ae.jpg

Chảy "nước mắt cá sấu" cũng không hề gì, Dương Thụ Vân lại chỉnh sửa lớp hóa trang cho các cô ấy, tương đương với việc hoá trang lại từ đầu. Bị lem đen nên phải tẩy sạch lớp nền rồi dặm lại, do đó lãng phí rất nhiều thời gian, đem lại phiền phức lớn cho kế hoạch quay hàng ngày của đoàn làm phim.
Khi đó Dương Thụ Vân đã nói với Trần Hiểu Húc rằng: "Hiểu Húc yên tâm, nếu cô thích trang điểm kiểu này tôi cũng làm được, sau này có cơ hội tôi nhất định sẽ một lần trang điểm cho cô như thế”. Kiểu trang điểm trong buổi dạ hội đó chính là kết quả sau khi Dương Thụ Vân thực hiện lời hứa hẹn của mình.
Tuy nhiên Dương Thụ Vân không chỉ hoàn toàn dùng kỹ xảo hoá trang cổ đại để trang điểm cho các diễn viên, ông từng nói quan điểm và kinh nghiệm về thiết kế tạo hình phim truyền hình cổ trang của mình có ba điều: Một là có bằng chứng khảo cứu; hai là không câu nệ với bằng chứng khảo cứu; ba là phải cân nhắc quan niệm thẩm mỹ của mọi người ngày nay.
Năm 1982, Dương Thụ Vân đi Pháp và Italia một chuyến, mở mang được nhiều kiến thức về mỹ phẩm trang điểm thời thượng. Lúc ở Pháp, ông mua được một mớ đồ tương đối rẻ từ một tiệm bán hàng thanh lý do thương nhân người Ả Rập mở, rồi đem toàn bộ về nước, trong số đó có một hộp phấn Max Factor mười hai màu.
Hồi đó Trần Hiểu Húc cực kỳ thích ăn uống, Dương Thụ Vân nói: “Hiểu Húc đừng ăn nữa, mập lên xấu lắm”. Cô ấy nói: “Thầy Dương à, không sao đâu, em biết thầy có màu ô liu mà". Màu ô liu mà Hiểu Húc nói chính là màu xanh ô liu trong hộp phấn Max Factor, dùng để thu gọn cằm và nơi chuyển tiếp của các bộ phân trên khuôn mặt, khi lên hình có hiệu quả rất tốt.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797667.40272a693e18b63f590f9dc92bb46770.jpg

Hiểu Húc có mấy tấm hình chụp sau khi hóa trang xong, trong đó mặt cô lộ vẻ hơi sưng phù, không đủ góc cạnh, thực ra đó là do không dùng phấn trang điểm để chỉnh sửa. Những tấm ảnh sau đây để mọi người cùng lĩnh hội công phu trang điểm điêu luyện một chút.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552797668.110123b6b01e692da3a4138c06c6533f.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798450.555a9481a3fec9630fe2220ab104b5e1.jpg

Có lần Dương Thụ Vân tham quan phòng hóa trang ở nhà hát La Scala – Italia. Khi sắp rời đi, chuyên viên hóa trang ở La Scala nói rằng: “Ngài có thể chọn và mang về tất cả mọi thứ ở đây”. Ông khó mà từ chối thịnh tình, bèn chọn mấy món đồ trang điểm, nhưng không biết những thứ này là dùng để làm gì những thứ giống như son môi đều được đóng gói nhỏ cỡ ngón út, khi đẩy ra có những màu xám nhạt, lục nhạt, còn có cả màu đỏ rỉ sắt, lại phát hiện ra khi dùng ngón tay tán mỏng thì rất nhẵn mịn, thế là dùng làm phấn mắt dạng kem cho các diễn viên Hồng Lâu Mộng.
Ví dụ các cảnh Bảo Ngọc – Đại Ngọc đọc Tây Sương Ký, Đại Ngọc chôn hoa, Tình Văn đương ốm, vùng dậy vá áo cừu, trên mí mắt của diễn viên đều dùng phấn mắt, tác dụng cũng không quá đột ngột.
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798451.c6da17463e830c89b44f4cb33eec15ba.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798452.228e25dab81ef2a1e4dd3b5b4b623261.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798452.0bdc1c79c187d088b4862e1d8d3c6247.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798453.bd33c933f47831275ccf2a95a510b80e.jpg

Ở trong bầu không khí của đoàn làm phim và quan điểm sáng tạo này, Đại Ngọc chắc chắn sẽ không bởi vì "cái này đang là mốt hiện nay" mà vẽ chân mày đậm ngang, tô mắt khói.
Mà bản Hồng Lâu Mộng mới lại diễn cảnh Đại Ngọc chết theo kiểu “Cái chết của Marat” (bức tranh The Death of Marat của Jacques-Louis David); quán quân trong cuộc tuyển chọn người cho vai Bảo Thoa được chỉ định diễn Đại Ngọc, cuối cùng lại thủ vai Vương Hy Phượng; cớ sao chúng ta biết rõ còn cố hỏi lý do bản Hồng Lâu Mộng 1987 là kiệt tác kinh điển không thể thay thế được?
//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798453.303af21e42a145562637579723cd439e.jpg

//static.kites.vn/upload//2019/11/1552798453.0f2c46e8c6dad13dbb20d42c8c6464d9.jpg

Lâm Đại Ngọc, Vương Hy Phượng, Tiết Bảo Thoa đều đội tóc giả kiểu đồng tiền, trang điểm mặt mày hoàn toàn giống nhau thì sao từ đó có thể hiển thị đặc điểm tính cách nhân vật? Càng đừng nhắc tới lối ăn vận hoàn toàn loạn xạ, người như Tiết Bảo Thoa sẽ không bao giờ mặc loại quần áo nửa mới nửa cũ, lại càng không bao giờ chọn mặc những màu chói mắt. Nếu đây bộ phim gốc thì không nói làm gì, nếu đã có nguyên tác thì làm ơn tôn trọng nguyên tác. Vì điều này thôi, trong lòng tôi bản Hồng Lâu Mộng mới sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được.

Nếu bản Hồng Lâu Mộng 1987 được quay giống kiểu bản Hồng Lâu Mộng mới, chắc chắn sẽ không được công chúng thời ấy giờ chào đón, ai còn nhớ được bản Hồng Lâu tụ tập toàn minh tinh? Thời gian chính là chiếc sàng tốt nhất, mọi người cũng đừng quên, thời gian sẽ đào thải những thứ cặn bã và giữ lại những tác phẩm kinh điển chống lại được sự khảo nghiệm của thời gian để cung cấp dư vị lặp lại cho hậu thế.

Bài viết mang quan điểm cá nhân được trích dịch từ baidu.com

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...