Bạn có biết về “Tứ đại xú nữ” cổ đại không? Vận mệnh họ khiến tứ đại mỹ nữ phải đố kị (phần 1)

| 3K|le123
//static.kites.vn/upload//2019/18/1556875697.f2f4ca7ad51bd03bc0e573aa92fcc500.jpg


Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn. Chúng ta đều biết Trung Quốc cổ đại có tứ đại mỹ nữ, thế nhưng bạn có biết gì về tứ đại xú nữ không? Hôm nay sẽ giúp chúng ta kết hợp với những điển tích cổ, cùng nhau thưởng thức một chút “phong thái” của những xú nữ (cô gái có vẻ ngoài xấu xí).

1. Xú nữ thứ 1: Mô Mẫu (thời kỳ viễn cổ, tương truyền bà là người vợ thứ tư của Hoàng đế)
Tây Hán Vương Tử Uyên “Tứ Tử giảng Đức luận” bên trong có nói, “Mô Mẫu Uy Khôi, thiện dự giả bất năng yểm kỷ sửu”. Ý nói Mô Mẫu và Uy Khôi là hai người phụ nữ xấu, mặc dù có một danh tiếng tốt, lương thiện, nhưng thực tế cũng không thể che đậy được vẻ ngoài xấu xí. Cũng có thể giải thích rằng chữ “Uy” biểu thị dáng dấp thấp lùn, “Khôi” để nói về sự cường tráng, vì thế “Uy Khôi” biểu thị vừa lùn vừa cường tráng, nếu như theo cách nói này, thì Mô Mẫu cũng vừa lùn vừa cường tráng, mặc dù có tiếng là thiện lương, tốt bụng thế nhưng vẫn không che lấp được sự thực dung nhan rất xấu. Cho dù có giải thích như thế nào, kết luận đều dễ dàng thấy được.

Tây Hán Lưu An viết trong “Hoài Nam Tử, tu vụ huấn” rằng “Man giáp hạo xỉ, hình khoa cốt giai, bất đãi chỉ phấn phương trạch nhi tính khả thuyết giả, Tây Thi, Dương Văn dã. Quyền khuê sỉ huy cừ trừ thích Thi, tuy phấn bạch đại hắc phất năng vi mĩ giả, Mộ Mẫu, Tỉ Tục dã”. Ý nghĩa của câu này là: làn da nhẵn mịn, tinh tế, hàm răng trắng tinh, thân thể mềm mại, khung xương cân đối, cho dù bỏ đi lớp phấn son vẫn lộ ra dung mạo mê người thì cũng chỉ có Tây Thi và Dương Văn. Mà răng thì thiếu, mắt lé, miệng méo, ngực nhô lưng còng, kể cả khi dùng phấn trắng đánh lên mặt, kẻ lông mày thanh tú thì cũng không thể trở nên đẹp được, mà người này cũng chỉ có thể là Mô Mẫu và Tỉ Tục. Sự miêu tả này, có thể nói là miêu tả đúng như đúc Mô Mẫu, nhắm mắt lại mà tưởng tượng, đêm đến cũng có thể nằm mơ thấy ác mộng.

Thời Chiến quốc, trong “Chương chín – Tiếc ngày tháng qua” của Khuất Nguyên đã nói, “Đố giai dã chi phân phương hề, Mô Mẫu giảo nhi tự hảo”. Ý là Mô Mẫu có tỏ ra bộ dạng kiều mị, nũng nịu, tự cho rằng bản thân rất đẹp, thì thực ra cũng chỉ là một bằng chứng cho sự xấu xí của chính mình.

Vậy nói đến đây, chúng ta có thể đến thưởng thức một chút dung nhan của Mô Mẫu rồi.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1556876843.4f2f94cb774e66fcbec3e4b0bd523279.jpg


Mặc dù có vẻ ngoài không đẹp, nhưng Mô Mẫu lại là một người mẫu mực, đức hạnh xuất chúng, Hoàng đế rất tín nhiệm nàng, đem trọng trách quản lý hậu cung giao cho nàng, khi Hoàng đế đi chu du, tuần tra thiên hạ, Nguyên Phi Luy tổ của Hoàng đế lâm bệnh nặng mà qua đời, Hoàng đế đã giao toàn bộ sự vụ cho Mô Mẫu lo liệu, túc trực bên linh cữu. Có thông tin rằng Hoàng đế đã giao cho nàng chức vị là “Phương tướng thị”, lợi dụng tướng mạo của nàng mà xua đuổi tà ma. Chuyện thần kì nhất là, một con người như vây, lại là người mở ra cho những thế hệ sau này tư thế, dáng dấp của những người theo đuổi cái đẹp – Nàng chính là người phát minh ra gương.

Tương truyền, thời bấy giờ người trong cung thường hay đứng bên mặt nước rồi soi, ngắm gương mặt của mình. Mô Mẫu cảm thấy bản thân xấu xí, từ trước đến nay đều không làm theo. Trong một lần lên núi đào được một phiến đá, Mô Mẫu trong những chồng đá xếp lên nhau có một phiến đá sáng lên một ánh sáng lập lòe, khi ánh nắng chiếu vào thì vô cùng chói mắt, nàng khom người nhẹ nhàng đào phiến đá từ dưới đất lên, cầm trên tay nhìn, không khỏi bị dọa cho giật mình: Đây là vật kỳ quái gì? Hóa ra toàn bộ diện mạo khuôn mặt xấu xí của nào đều được phản chiếu trên phiến đá, đến bản thân nàng còn cảm thấy kì lạ! Nàng lặng lẽ đem phiến đá giấu ở bên mình, sau khi trở về hoàng cung cũng không nói chuyện này cho bất kì người nào biết. Nhân những lúc xung quanh không có người, lại đem phiến đá ra xem, phát hiện bề mặt của phiến đá lồi lõm không bằng phẳng, khi đem phiến đá soi lên mặt thì hình thù cổ quái, Mô Mẫu đem phiến đá đi mài, ma sát, không bao lâu sau, bề mặt của phiến đá trở nên bằng phẳng. Nàng lại đem ra soi lần nữa, rõ nét hơn lúc trước rất nhiều, chỉ là diện mạo của bản thân vẫn xấu như vậy. Nàng lại tiếp tục mài giũa, tiếp tục cầm lên soi, bản thân vẫn xấu như vậy. Mô Mẫu tự nhủ: “Xem ra mặt xấu không thể trách phiến đá”. Từ đó trở đi mỗi buổi sáng thức dậy lại soi vào phiến đá mà sửa soạn, trang điểm cho bản thân, dùng xong lại nhẹ nhàng giấu đi. Sau một thời gian dài, Mô Mẫu lại có chút sơ ý.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1556892929.47153da6c7d68e888ebe0a09d33fad40.png


Có một lần Mô Mẫu giúp Đồng Ngư Thị nướng thịt trên phiến đá, do lửa quá lớn, mặt đá bị thiêu cháy, mặt của nàng bị những mảnh vỡ nhỏ làm bị thương. Mô Mẫu vội vàng quay về mang phiến đá ra, tự soi gương mặt của mình mà bôi thuốc. Không ai biết Hoàng đế quay trở về từ lúc nào, nhẹ chân nhẹ tay bước tới phía sau của Mô Mẫu, phát hiện ra Mô Mẫu đang cầm một vật gì đó tự soi bản thân, một tay tự bôi thuốc lên trên mặt. Ông bước tới sau lưng Mô Mẫu, đầu đặt lên vai của nàng, vừa muốn xem xét tỉ mỉ, không ngờ, Mô Mẫu bị dọa cho giật mình mà hét lên! Nàng phát hiện trên phiến đá xuất hiện thêm khuôn mặt của Hoàng đế, quay đầu nhìn lại, mới phát hiện ra Hoàng đế đứng sau lưng mình. Hoàng đế liền hỏi: “Trong tay nàng đang cầm vật gì vậy?”, một Mô Mẫu luôn thành thực, trung hậu, vừa nghe thấy Hoàng đế hỏi, tự biết rằng không thể đem chuyện này lừa dối Hoàng đế, hoảng hốt quỳ xuống trước mặt ông, đem toàn bộ câu chuyện phiến đá có thể soi được gương mặt từ đầu đến cuối kể cho Hoàng đế nghe, mong ông sẽ khoan dung tha thứ cho nàng. Hoàng đế nghe xong liền cười to, hai tay nhấc Mô Mẫu đứng dậy nói: “Đây là một phát hiện lớn của nàng, nàng không những không sai, còn lập được đại công!” Hoàng đế nói xong, liền phái người gọi Luy Tổ, Phương Lôi thị, Đồng Ngư thị đến, đem phiến đá có thể soi được dung mạo người của Mô Mẫu ra, mở rộng kiến thức một phen cho ba người vợ. Luy Tổ cười nói: “Hoàng đế, chẳng trách đã một thời gian dài không thấy Mô Mẫu đến bên mặt nước trang điểm, thì ra nàng ấy đã có thứ bảo vật này”. Phương Lôi thị tiếp lời nói: “Hoàng đế, phát hiện này, nên ghi nhớ công lao của Mô Mẫu muội!” Hoàng đế hưng phấn nói: “Đương nhiên phải ghi nhận công lao!”.

Trong lịch sử dân tộc Trung Hoa, nhân loại sử dụng gương cũng từ đó mà bắt đầu. Tuy nhiên nhìn người không thể chỉ nhìn diện mạo, so với nhan sắc, đức hạnh, tài năng học vấn, năng lực mới là thứ càng khiến người khác yêu thích.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1556893053.8c2e911a5f43cb62e4dd94d7e6fdd80f.png


2. Xú nữ thứ 2: Chung Ly Xuân (thời Chiến Quốc, Hoàng hậu của Tề Tuyên vương)
Mọi người thường dùng câu “Dung mạo Vô Diệm” để hình dung một người phụ nữ xấu, “Vô Diệm” ở đây là chỉ huyện Vô Diệm, Tề Quốc vào thời Chiến Quốc (hiện nay là huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông) có một cô gái xấu xí là Chung Ly Xuân, còn có tên khác là Chung Vô Diễm, Chung Vô Diệm. Sách có ghi lại nàng là “Bốn mươi chưa gả”, “Xấu xí vô song”, “Đầu lõm mắt sâu”, “Mũi ngang, hầu kết”, “Béo mập, ít tóc”, “Nước da như sơn nướng”. Ý ám chỉ: cái trán phía sau lõm vào, hai mắt hõm sâu, lỗ mũi hướng vểnh lên trên, hầu kết ở cổ so với nam giới còn lớn hơn, đầu to, ít tóc, làn da thì vừa đen vừa đỏ, hơn 40 tuổi nhưng vẫn chưa gả chồng. Năm đó, khi Tề Tuyên Vương đang nắm quyền cai trị thì xã hội mục nát, thối rữa, tính cách thì tàn bạo, lại thích được người khác tâng bốc, nịnh nọt, chính vì thế mà người dân toàn đất nước trên dưới đều hoang mang, lo sợ. Chung Ly Xuân mặc dù có dung mạo xấu xí, nhưng lại đọc nhiều sách, kinh thư, chí hướng rộng lớn, nàng vì muốn cứu lấy nước nhà, liều lĩnh xông vào nguy hiểm có thể bị mất đầu, đi đến kinh đô Lâm Tri, gặp được Tề Tuyên vương.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1556893199.713a3bfc23e95c86a1315931c4c3d60a.png


Chỉ ngước mắt nhìn thấy người phụ nữ xấu xí, mở to miệng, phất tay, sau đó chỉ vào đầu gối mà nói lớn: “Nguy hiểm quá! Nguy hiểm quá!” Tề Tuyên vương bị nàng làm cho trở nên hồ đồ, u mê, muốn người phụ nữ này nói rõ. Người phụ nữ xấu xí tiến lên hành lễ, nói ra: “Tiểu dân đưa mắt, muốn thay Đại vương quan sát sự biến hóa của mưa gió, há to miệng là trừng phạt đôi tai của Đại vương đã không nghe lời khuyên can, phất tay là thay Đại vương xua đuổi bè lũ hùa theo, đập vào chân, là muốn phá bỏ đi Tuyết cung, nơi Đại vương chuyên hưởng lạc, vui chơi. Dân nữ bất tài, nhưng dân nữ cũng nghe nói “Quân mà khuyên thần, nước nhà không suy vong, cha mà khuyên con, nhà không tan nát”, thế nhưng hiện nay Đại vương trầm mê trong tửu sắc, không nghe lời khuyên thành thật, dân nữ mở miệng là vì muốn Đại vương tiếp nhận ý kiến khuyên bảo; quân địch đã áp sát khởi binh rồi, ngài hãy còn bị một lũ khoác lác, vuốt mông ngựa bao vây quanh, như vậy sẽ mất nước, do vậy dân nữ phất tay đem bè lũ bọn chúng xua đuổi đi; Đại vương hao phí một lượng lớn tiền tài, của cải, nhân lực để xây dựng một cung điện hào hoa, đến nỗi quốc khố trống rỗng, dân chúng lầm than, làm sao có thể ngăn chặn được binh lực Tần quốc đây? Đến đây dân nữ mới đập vào chân mong Đại vương dỡ bỏ đi Tuyết cung, nơi làm cho mất nước. Lời nói thật lòng, Đại vương đã mắc phải bốn lỗi lầm lớn. Khi nước nhà đang lâm nguy, dân nữ mạo hiểm nguy hiểm mất đầu mà khuyên giải Đại vương, nếu người có thể tiếp nhận ý kiến của dân nữ, dân nữ có chết cũng không oán thán!”

Nghe một màn phân tích, mổ xẻ đinh tai nhức óc của người phụ nữ xấu xí, đã khiến Tề Tuyên vương như từ trong mộng tỉnh lại, vô cùng cảm động mà nói: “Nếu ngươi không kịp thời đến đây thức tỉnh ta, quả thực ta không biết bản thân mắc sai lầm ở chỗ nào”. Để biểu đạt rõ là bản thân sẽ thay đổi, ông đã ban cho Chung Ly Xuân ngôi vị Hoàng hậu. Người đời con đem câu chuyện của nàng chuyển thể thành kịch, tán dương tinh thần vì nghĩa, vì thiên hạ của nàng.

Còn tiếp

Bài viết theo qq.kandian
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...