Bạn có biết về “Tứ đại xú nữ” cổ đại không? Vận mệnh họ khiến tứ đại mỹ nữ phải đố kị (phần 2)

| 784|lebogia
//static.kites.vn/upload//2019/18/1556893541.cc345afe80a17ec65f1e694da92aebe8.png


3. Xú nữ thứ 3: Mạnh Quang ( Đông Hán, vợ của hiền sĩ Lương Hồng)
Có thể bạn chưa từng nghe đến cái tên Mạnh Quang, thế nhưng cùng với câu thành ngữ “nâng khay ngang mày” (vợ chồng tôn trọng nhau) thì nhất định bạn đã từng nghe. Trích “Hậu Hán Thư – Truyền kỳ Lương Hồng”: “…Vi nhân nhẫm thung, mỗi quy, thê vi cụ thực, bất cảm vu Lương Hồng tiền ngưỡng thị, cử án tề mi”. Ý nghĩa là Lương Hồng dựa vào việc giã gạo cho người khác mà kiếm tiền để cả gia đình sống qua ngày, mỗi lần trở về nhà, Mạnh Quang đều giúp ông chuẩn bị hết đồ ăn, không dám ngẩng đầu, ngước mắt trước mặt Lương Hồng, nàng đem toàn bộ đồ ăn đã chuẩn bị nâng cao đến ngang tầm chân mày dâng lên cho chồng. Câu thành ngữ này sau này được dùng để hình dung quan hệ bình đẳng giữa phu thê, hòa thận và tương thân tương ái.
Mặc dù sự tích rất xán lạn, thế nhưng chúng ta cùng quay về vấn đề chính, nhìn khuôn mặt, tướng mạo để nói: Đồng huyện Mạnh thị hữu nữ, trạng phì sửu nhi hắc, lực cử thạch cựu, trạch đối bất giá, chí niên tam thâp”. Ý là cùng huyện có một người họ Mạnh có một đứa con gái, dáng người vừa béo vừa xấu hơn nữa lại còn đen, sức lực lớn đến nỗi có thể nâng được cối đá giã gạo, nếu vì nàng mà chọn chồng thì thà không xuất giá, nàng đã ba mươi tuổi rồi. Mặc dù tướng mạo có chút khó nhìn, nhưng nàng lại có cách nghĩ riêng của mình, không chỉ là việc lấy chồng, muốn nàng gả cho cũng “dục đắc hiền như Lương bác loan giả”, ý từ là nàng muốn gả cho Lương Hồng, một người hiền đức như vậy, mà sau này ước nguyện của nàng đã thành sự thật.

Thời đó Lương Hồng là một đại danh sĩ, là một mỹ nam nho nhã, lỗi lạc, ở địa phương có không ít quan lại quyền quý, danh môn vọng tộc, đều muốn gả con gái cho ông. Vì thế khi mọi người nghe thấy lời của Mạnh Quang nói, đều chế giễu nàng không biết tự lượng sức mình, cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga, nhạo báng tầm mắt của nàng quá cao. Thế nhưng Lương Hồng lại vừa mắt những phẩm hạnh của Mã Quang, kiên quyết lấy Mạnh Quang làm vợ. Sau hai ngày thành hôn, Mạnh Quang đã trút bỏ bộ quần áo tân nương lụa là đẹp đẽ mà đổi một bộ áo quần bằng vải thô cứng, làm mọi công việc nội trợ.

Có thế thấy rằng mặc dù Mạnh Quang không có dung mạo như hoa, thế nhưng người được mệnh danh là nho nhã, lỗi lạc lại không thể không thích nàng, giống như chúng ta hay nói mấu chốt là phải xem tính tình.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1556893741.e93ece92a0696b1c091b069110a159af.png


4. Xú nữ thứ 4: Nguyễn Thị Nữ (Tào Ngụy, vợ của danh sĩ Hứa Doãn)

Phu nhân của danh sĩ Hứa Doãn là con gái của Vệ úy Nguyễn Cộng, em gái của Nguyễn Khản, nhan sắc vô cùng xấu xí. Trong “Thế thuyết tân ngữ - Hiền Viên” có nói: “Hứa Doãn phụ thị Nguyễn Vệ úy nữ, đức như muội, kỳ sửu. Giao lễ cánh, Doãn vô phục nhập lí, gia nhân thâm dĩ vi ưu”. Ý là vợ của Hứa Doãn là con gái của Nguyễn Vệ úy, em gái của Nguyễn Đức Như, xấu không gì sánh nổi. Sau khi cử hành hôn lễ rất lâu sau đó cũng không tiến hành động phòng, người nhà đều vô cùng lo lắng. Một người con gái lại dọa cho chồng của mình sợ đến nỗi không dám vào động phòng, dung mạo chắc hẳn không cần phải nói nữa. Thế những Nguyễn Thị Nữ lại không hề phó mặc cho số phận, nàng là một người cơ trí, có khi chất, có tài ăn nói, khiến cho chồng phải tâm phục khẩu phục.

“Hứa nhân vị viết: Phụ hữu tứ đức, khanh hữu kỳ kỷ?”, "Phụ viết: Tân phụ sở phạt duy dung nhĩ. Nhiên sĩ hữu bách hàng, quân hữu kỷ?”, "Hứa vân: Giai bị”, "Phụ viết: “Phu bách hàng dĩ đức vi thủ, quân hảo sắc bất hảo đức, hà vị giai bị", Doãn hữu toàn sắc, toại tương kính trùng”. Đoạn đối thoại này có ý nghĩa: Hứa Doãn nói với nàng: “Nàng có tứ đức (lễ giáo phong kiến yêu cầu phụ nữ phải có phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công) nàng có được mấy điều?" Nguyễn Thị Nữ đáp lại: “Thiếp chỉ thiếu hụt dung mạo, thế nhưng nam nhân có trăm loại phẩm chất thanh cao, chàng có đầy đủ các phẩm chất đó không". Hứa Doãn nói: “Ta đều có sẵn trăm loại phẩm chất đó”. Nguyễn Thị Nữ nói: “Trăm loại lấy đức làm đầu, chàng yêu thích mỹ sắc, không yêu thích mỹ đức, làm sao có thể trăm loại phẩm đều có? Hứa Doãn mặt lộ vẻ xấu hổ, từ đó phu thê tương kính tương ái, cảm tình hòa hợp.

Trong cuộc sống sau này, Nguyễn Thị Nữ cũng bằng sự nhìn xa trông rộng của bản thân mà giúp người trong nhà hóa giải rất nhiều khó khăn. Ví dụ như khi Hứa Doãn đảm nhiệm chức vụ Lại bộ thị lang, tuyển chọn quan lại phần lớn là đồng hương của ông, Ngụy Minh đế Tào Duệ vì vậy phái tướng lĩnh, bĩnh sĩ bắt ông giam vào ngục. Vợ của Hứa Doãn là Nguyễn Thị đã đuổi theo nhắc nhở ông rằng: “Một vị quân vương hiền minh chỉ có thể dựa vào lời nói có đạo lý mà làm ông phục, không thể dựa vào cảm tính mà đi xin xỏ". Khi đến đại điện, Ngụy Minh đế chất vấn ông, Hứa Doãn đáp lời: “Khổng Tử đã từng nói phải tiến cử người mà ngươi thấu hiểu, mà những người đồng hương của thần đều là người mà thần thấu hiểu. Bệ hạ có thể quan sát, xem xét xem bọn họ có xứng đáng không. Nếu như không xứng đáng, thần tự nguyện nhận phạt”. Sau khi Tào Duệ xem xét, đánh giá, ghi nhận những người được bổ nhiệm đều là người xứng đáng được chọn, liền thả Hứa Doãn ra. Chúng ta có thể thấy được sự điềm tĩnh, cơ trí của Nguyễn Thị Nữ, nàng thật sự có ảnh hướng rất lớn đến phu quân của mình.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1556894282.3027badf2512830fc22c1c2746657144.png


Trên đây là bốn đại xú nữ cổ đại, có phải các bạn đã có cái nhìn khác rồi không? Đương nhiên rồi, thời cổ đại những cô gái xấu xí có rất nhiều, ví dụ như vợ của Tề Mẫn Vương là Túc Lựu. Vợ của Gia Cát Lượng là Hoàng Nguyệt Anh, cùng với câu chuyện chúng ta quen thuộc về nàng Đông Thi học đòi một cách vụng về. Thế nhưng khi nhìn một người phụ nữ xấu, nghe những lời gièm pha, chỉ trích về họ không phải là mục đích của chúng ta, chúng ta cần học được cách gạt sang một bên những lời gièm pha và những tin đồn nhảm, quay lại với những điển tích đặc biệt là trong sử sách, một bên học những tác phẩm văn cổ, một bên thấu hiểu được truyền thống, văn hóa cổ đại.

Bài viết theo qq.kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...