Công chúa duy nhất vẫn mặc long bào khi đã được chôn cất, lúc khai quật phát hiện vết máu dưới thi thể

| 2K|leader90
Năm 1972, tại Xích Phong - Nội Mông Cổ, đội khảo cổ di chỉ đã đào được một ngôi mộ cổ. Chủ nhân của ngôi mộ cổ này là Công chúa Cố Luân Vinh Hiến. Khi đem thi thể ra khỏi ngôi mộ, đội khảo cổ không ngờ rằng hài cốt của vị Công chúa này lại có thể được bảo quản tốt đến như vậy. Làn da vẫn còn có tính đàn hồi, trông giống như một người sống đang nằm ngủ vậy. Ngoài việc phát hiện thi hài được bảo quản tốt ra, đội khảo cổ còn phát hiện trên người vị công chúa này đang mặc một bộ long bào kết hợp một chuỗi ngọc trai cực kì đẹp. Bạn phải biết rằng, trong thời cổ đại, long bào tượng trưng cho hình ảnh của Hoàng đế, cho dù ai đó được Hoàng đế yêu thương nhiều đến mức nào, cũng đều không được phá quy tắc. Nếu vậy thì vị Công chúa này có lai lịch như thế nào?

//static.kites.vn/upload//2019/15/1554968614.ba7dbfc25ebc27a23adabe8604c89a7e.jpg


Vào thời nhà Thanh, vì để lôi kéo quan hệ với Nội Mông Cổ, nhà Thanh thường gả con gái thuộc hoàng thân quốc thích đến Nội Mông Cổ để liên hôn. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định đây là ngôi mộ của công chúa Cố Luân Vinh Hiển - cô công chúa thứ ba của Khang Hi, được Khang Hi gả cho Ô Nhĩ Cổn ở Mạc Nam - Nội Mông Cổ. Đây cũng là lý do tại sao ngôi mộ lại được phát hiện ở Nội Mông Cổ.

//static.kites.vn/upload//2019/15/1554968642.5a96f78dd56b6f4fd08f019b02c8afd2.jpg


Lúc còn sống, vua Khang Hi rất yêu thương Vinh Hiến. Ông và Hoàng hậu sinh được vài cô công chúa, nhưng đều bất hạnh rồi chết từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại Công chúa Cố Luân Vinh Hiến và tiểu Hoàng tử Hạnh Tồn. Lúc còn nhỏ, công chúa Cố Luân Vinh Hiến ngây thơ, trong sáng, rất được Khang Hi yêu thương. Tuy nhiên, có thương đến đâu rồi cũng có ngày phải gả chồng cho con. Lúc đó, vì để bảo vệ sự yên bình ổn định của quốc gia, Khang Hi gả vị công chúa này đến Nội Mông Cổ để liên hôn. Đồng thời phong vị công chúa này thành Cố Luân Vinh Hiến để thể hiện tình yêu thương và lòng tự hào đối với cô. Sau khi kết hôn, vợ chồng của vị Công chúa này chung sống hòa thuận, cô sống đến năm 56 tuổi mới qua đời.

//static.kites.vn/upload//2019/15/1554968685.d9786195db3dc2e2fce582a32462f578.png


Năm 1972, khi được khai quật, thi hài của vị Công chúa này trong trạng thái nguyên vẹn, được bảo quản rất tốt. Dù đã được mai táng hơn 200 năm rồi nhưng làn da vẫn còn chút đàn hồi, giống như một người đang sống vậy. Khuôn mặt của thi hài này hướng lên trên, đồng thời ăn mặc rất sang trọng, bộ trang phục đó rất đẹp. Qua quá trình tìm hiểu, năm đó, đích thân Ung Chính cởi bộ trang phục này ra mặc lên cho vị Công chúa này. Như chúng ta đã biết, loại trang phục này ngoài Hoàng đế ra thì không ai được phép mặc. Từ đó ta có thể thấy được năm đó Hoàng đế Ung Chính yêu thương cô em gái này nhiều đến mức nào. Nếu không phải như vậy thì đã không mặc bộ long bào này cho công chúa để hạ táng.

//static.kites.vn/upload//2019/15/1554968844.adf3d7e17ab74276bdf9fa597df8d643.png


Chúng ta phải hiểu rằng, việc một cô công chúa khi chôn cất được mặc trên người bộ long bào cực kì hiếm thấy trong lịch sử. Đến cả Từ Hi khi được chôn cất cũng chỉ được mang phượng bào. Hơn nữa, các nhà khảo cổ còn phát hiện dưới chân thi hài này còn có vết máu. Đối với hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng vết máu là kinh nguyệt trong cơ thể của chủ nhân ngôi mộ khi chết còn chưa tiết ra hết. Tuy nhiên, lời giải thích này dành cho một cô Công chúa 56 tuổi thì dường như có chút không hợp lý. Các bạn nghĩ như thế nào?

Bài viết theo Đàm Bảo yêu cái đẹp -  qq.kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...