Đâu là những mẹo tâm lý hay trong cuộc sống? ( phần 3 )

| 315|cobekiquac_92
1. Hiệu ứng phân tán trách nhiệm

Cái này được áp dụng trong các tình huống khẩn cấp, có thể liên quan đến tình mạng. Vậy nên tôi mong rằng các bạn sẽ không bao giờ phải dùng đến nó. Hiệu ứng phân tán trách nhiệm là một hiện tượng tâm lý mà khi có sự có mặt của một nhóm nhiều người khác ở gần đấy, con người ta sẽ có xu hướng ít hành động trước tiên hơn.

Ví dụ, tưởng tượng bạn đang bước đi trên một con đường đông đúc ở một thành phố lớn. Bạn thấy một người đàn ông ngã xuống đất và bắt đầu lên cơn co giật như thể bị động kinh. Nhiều người ngoái lại và nhìn người đàn ông nhưng không ai nhúc nhích giúp đỡ hay gọi cứu thương.

Tại sao? Vì có quá nhiều người có mặt ở đó, không ai bị áp lực phải phản ứng lại tình huống. Mỗi người đều có thể đang nghĩ bụng, “Ồ, ai đó có thể đã gọi giúp đỡ rồi” hoặc “Không ai phản ứng gì, chắc chẳng có gì nghiêm trọng.”

Hiệu ứng này thường được sử dụng để giải thích cho tâm lý của người ngoài cuộc, theo đó, càng có nhiều người hiện diện thì khả năng ai đó đưa tay ra giúp đỡ người hoạn nạn sẽ càng ít đi. Điều này không có nghĩa là vì con người thiếu sự thương cảm mà có lẽ do họ không thể giải quyết một tình huống bất ngờ này, đặc biệt là khi có quá nhiều người xuất hiện xung quanh.

Vì vậy, khi gặp nguy hiểm, việc hét lên "Cứu tôi với!" sẽ không được hữu ích cho lắm. Thay vào đó hãy kể ra những đặc điểm của người gần bạn nhất và yêu cầu giúp đỡ từ phía người này. Làm như vậy sẽ có nhiều hy vọng hơn cho việc được  giúp đỡ, chẳng hạn như hét lên "Cậu bé tóc xoăn màu vàng giúp tôi với".

//static.kites.vn/upload//2021/18/1620297039.43902bdbb18e7b5b533a295b3df68371.jpg


2. Hiệu ứng nho chua

Khi một nhu cầu nào đó của bản thân không được đáp ứng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Để giải tỏa sự khó chịu đó, bạn sẽ bịa ra một số “lý do” để tự an ủi bản thân, loại bỏ căng thẳng, giảm stress, giải phóng bản thân khỏi sự bất mãn và những tâm lý tiêu cực khác. Vậy nên khi đi phỏng vấn xin việc mà không được nhận vào làm, bạn hãy tự nói với bản thân mình rằng lương của công ty này không cao, hoặc không khí trong công ty không vui vẻ và hoàn thuận lắm.

//static.kites.vn/upload//2021/18/1620297076.f0dc94a698c2d642e832c104603372b5.png


3. Hiệu ứng lồng chim

Treo một chiếc lồng chim tinh xảo ở nơi dễ thấy nhất của căn phòng. Sau vài ngày, chủ nhân của nó chắc chắn sẽ phải đưa ra một trong hai lựa chọn: hoặc là vứt lồng chim đi, hoặc là mua chim về bỏ vào lồng. Đây chính là logic của hiệu ứng lồng chim, quy trình rất đơn giản. Thử tưởng tượng bạn là chủ nhân của căn phòng đó. Chỉ cần ai đó bước vào phòng và nhìn thấy lồng chim, họ sẽ không thể không hỏi bạn: "Con chim đâu rồi?

Nó chết rồi à?" Khi bạn trả lời "Tôi chưa từng nuôi chim." thì mọi người sẽ hỏi lại "Vậy bạn treo lồng chim lên đó để làm gì?" Cuối cùng bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn một trong hai phương án trên. Bởi lẽ nó dễ dàng hơn nhiều so với việc phải giải thích nguyên nhân cho từng người đến chơi. Sở dĩ có logic này là vì hầu hết mọi người đều áp dụng tư duy quán tính, do vậy có thể thấy việc trau dồi tư duy logic trong cuộc sống và công việc hàng ngày là vô cùng quan trọng.

//static.kites.vn/upload//2021/18/1620297118.eb27732bf6f88a660caf1a73c865f372.jpg


Nguồn: Bài viết theo Zhihu.

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...