Hai vị hoàng hậu hạnh phúc nhất lịch sử Trung Quốc

| 3K|
Trong ấn tượng của mọi người thì Hoàng đế là người có cả một hậu cung trăm nghìn mỹ nữ. Cho dù đó chỉ là một Hoàng đế bù nhìn thì cũng sẽ có không ít phi tần ở hậu cung. Tuy nhiên, trong lịch sử Trung Quốc có hai vị Hoàng đế cả một đời chỉ yêu một người duy nhất. Một trong hai người đó là Tùy Văn Đế - Dương Kiên, người còn lại là Minh Hiếu Tông - Chu Hữu Đường.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554429898.e722cdff9c399c4ac20c0bbeb72c3910.jpg


Độc Cô hoàng hậu và Tùy Văn Đế là vợ chồng, và cũng là tri kỉ. Hơn nữa, tình cảm của hai người này vô cùng đáng ngưỡng mộ. Trong những đế vương sống ở thời cổ đại, có rất ít người có tấm lòng trước sau như một như vậy với Hoàng hậu, thật sự khiến người khác ngưỡng mộ. Độc Cô Hoàng hậu không chỉ có ảnh hưởng lớn đến bản thân Tùy Văn Đế mà còn có sự ảnh hưởng sâu sắc trong sự nghiệp phát triển chính trị của ông. Mỗi khi Tùy Văn Đế thượng triều, Độc Cô Hoàng hậu đều đi cùng ông, Hoàng đế thượng triều, Hoàng hậu đi vào Hậu cung, sau đó có các thái giám làm liên lạc giữa hai người. “Chính Hữu Sở Thất, Tùy Tắc Khuông Chính, Đa Hữu Hoằng Ý” (việc triều chính mà có gì thiếu sót, theo việc đó mà tu chỉnh thì nhất định có kết quả tốt). Đây chính là điển hình của hình mẫu "phu xướng phụ tùy". Tùy Văn Đế vừa yêu thương chiều chuộng, vừa nể phục Độc Cô Hoàng hậu, có thể nói là bà muốn gì được nấy. Trong cung, hai người cũng được tôn làm “nhị thánh”. Tuy nhiên, có một lần Tùy Văn Đế không kìm được mình trước vẻ đẹp của Uất Trì Thị - cháu gái của Uất Trì Quýnh nên có tư tình với người này. Sau khi Độc Cô Hoàng hậu biết được việc này, nhân lúc Hoàng thượng thượng triều rồi giết Uất Trì Thị. Không ngờ Tùy Văn Đế trong lúc nhất thời tức giận bỏ nhà ra đi, để lại “mĩ danh” sợ vợ.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554429958.b86571b0c2027c35906888a95987999a.jpg


Vị Hoàng đế thứ 9 thời nhà Minh, Minh Hiếu Tông - Chu Hữu Đường cả đời chỉ một lòng yêu thương Hoàng hậu Trương Thị. Trương Hoàng hậu ra đời vào năm thứ 7 Thành Hoa (năm 1471), xuất thân từ một gia đình bình thường; cha là Trương Loan, chỉ là một học sinh của Quốc Tử Giám. Vào tháng 2 năm thứ 23 Thành Hoa (năm 1487), cô Trương Thị xinh đẹp mỹ miều được chọn làm Thái Tử Phi của Hoàng Thái Tử. Cùng năm đó, vào tháng 9, vua Minh Hiến Tông chết vì bệnh tật, Hoàng Thái Tử Chu Hữu Đường kế thừa ngôi vị, Hoàng Thị được sắc phong thành Hoàng hậu. Vua Minh Hiếu Tông dành hết tình cảm của mình cho Trương Hoàng hậu, không những thế, dù đến cuối đời vị vua này cũng không có thêm một người vợ nào khác, không có bất kì một phong vị Phi tần nào trong hậu cung của Minh Hiếu Tông.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554430115.b49dcd2543563dd9bf23ca6438d1f9f3.png


Dù cho nhiều năm trôi qua, Minh Hiếu Tông vẫn luôn giữ thân giữ mình, mỗi ngày cùng ăn chung ngủ chung với duy nhất một người là Hoàng hậu; sống một cuốc sống vợ chồng bình thường như bao dân thường khác. Tổng cộng, Trương Hoàng hậu sinh được ba người con, con trai lớn là Minh Võ Tông - Chu Hậu Chiếu, con trai thứ là Chu Hậu Vĩ qua đời khi còn trẻ, con gái là Thái Khang công chúa cũng chết yểu khi chưa đầy hai tuổi. Mặc dù Trương Hoàng hậu đau đớn mất đi hai người con nhưng bà ấy vẫn là vị Hoàng hậu hạnh phúc nhất. Vì bà ấy, vua Hiếu Tông có phần thiên vị thân thích họ ngoại Trương gia; không những phong Trương Loan làm Xương Quốc công mà còn phong em trai của Trương Thị là Trương Hạc Linh làm Thọ Ninh Hầu và Trương Diên Linh làm Kiến Xương Hầu.

Bạn thấy hai vị Hoàng hậu này như thế nào?

Một chút chia sẻ kiến thức lịch sử để tham khảo nhân dịp xem phim cổ trang.


0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...