Hoàng hậu 50 tuổi vẫn còn được Khang Hi thị tẩm, nhưng tự vẫn khi con trai đăng cơ

| 1K|Eihpos.huyền
//static.kites.vn/upload//2019/14/1554518501.f41615f911be734aa86265b759b33fec.jpg


Thời đại phong kiến, quyền lực của hoàng gia là tối thượng. Thân là quân vương của một nước, việc duy trì được huyết mạch của tổ tiên là điều cơ bản nhất cũng là điều quan trọng nhất. Để bảo đảm được “muôn đời thiên thu” cho hoàng gia, việc nạp thêm Phi tần cho Hoàng đế trở thành việc thiết yếu của mỗi triều đại. Thời phong kiến, hậu cung của Hoàng đế có muôn vàn mỹ nữ, tam cung lục viện bảy mươi hai phi tần đều không phải là lời nói không có căn cứ. Tất nhiên, nơi có nhiều phụ nữ ở thì phải có một người quản lý, người này chính là vợ cả của Hoàng thượng. Người này cũng quản lý cả những việc vụn vặt của phi tần, là chủ của hậu cung - Hoàng hậu.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554518529.4f4e4f5e05c5a6bec40b8d98bb7cd132.jpg


Hôm nay chúng ta nhắc đến một vị Hoàng hậu thời nhà Thanh, chính là Đức phi - mẹ ruột của Hoàng đế Ung Chính, sau này được phong làm Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Những việc to nhỏ lớn bé trong cung, ngay cả việc của mỗi phi tần, đều do Hoàng hậu quản lý. Ban đầu, cấp bậc của Đức phi không cao, cũng không phải con gái của bất kì trọng thần nào, chỉ là một cung nữ bình thường. Nhưng bởi vì nhan sắc vô cùng xinh đẹp nên lọt vào mắt xanh của Khang Hi, được chọn là phi tử. Người này mặc dù địa vị không cao, nhưng nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, nhờ đó mà nhận được vô số ân sủng.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554518584.c5f89a643de105acba4f3856480e9d75.png


Bà cũng rất may mắn, nhanh chóng mang trong mình giọt máu của Hoàng thượng, đó chính là đứa con đầu lòng của Đức phi - Dận Chân, cũng chính là vua Ung Chính sau này. Theo sử sách có ghi, trong mười năm ở trong cung, tổng cộng Đức phi đã sinh hạ cho Khang Hi sáu người con. Trong mười năm mà sinh hạ được sáu người con cũng đủ để thấy được Hoàng thượng vô cùng yêu thích bà. Thời nhà Thanh, khi Hoàng thượng chọn vị phi tần nào để thị tẩm thì sẽ lật thẻ bài của người đó. Thánh ân của Đức phi không hề bị giảm đi cho dù tuổi tác ngày một tăng. Khi đã hơn 50 tuổi, bà vẫn được Hoàng thượng gọi vào thị tẩm. Có lẽ vì trải qua nhiều năm, Hoàng thượng đã có một chút ỷ lại vào vị phi tử này.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554518632.85073aa5e6c33bd08b57ae23439919bf.png


Mặc dù cả cuộc đời của Đức phi nhận được vô số ân sủng, nhưng người này lại tự sát ngay sau khi con trai Dận Chân đăng cơ. Thật ra, tứ a ca Dận Chân và thập tứ a ca Dận Đề đều là con trai ruột của Đức phi, nhưng không hiểu vì nguyên cớ gì, Đức phi vô cùng phản đối việc Dận Chân lên làm Hoàng thượng, một lòng một dạ chỉ muốn đưa con trai thứ Dận Đề kế thừa hoàng vị. Tuy nhiên, đến cuối cùng Dận Đề vẫn không giành được ngôi vua, Đức phi vô cùng giận dữ khi con trai trưởng đăng cơ và cho rằng chính Dận Chân đã cướp mất hoàng vị của em trai. Đồng thời, bà cảm thấy có lỗi với con trai Dận Đề. Kể cả sau khi đăng cơ, Dận Chân phong Đức phi làm Hoàng Thái hậu nhưng bà vẫn không cần. Đến sau này tự trách bản thân mà tự vẫn.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554518804.328820d254d9d3cf22e684b5f2c3e10a.png


Có một điều khiến người đời khó hiểu rằng, đều là con trai của mình, tại sao Đức phi lại thiên vị như vậy. Có người nói nguyên nhân là vì con trai thứ Dận Đề do chính tay Đức phi nuôi nấng, tình mẫu tử sâu đậm hơn, còn con trai trưởng Dận Chân là được người khác nhận nuôi, không thân thiết với Đức phi nên Đức phi mới thiên vị như vậy. Nhưng cũng có người cho rằng, nếu không phải là đích thân nuôi nấng, mới càng cảm thấy áy náy, càng phải yêu thương hơn chứ. Thật sự không hiểu nổi cách làm của Đức phi. Bạn thấy thế nào?

Bài viết theo qq.kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...