Hoàng hậu được gả năm 10 tuổi, 16 tuổi sinh con; vinh hoa phú quý nhưng không có được tình yêu

| 2K|lebogia
Thời cổ xưa, địa vị của người phụ nữ cao hay thấp có một quan hệ nhất định với việc họ có được chồng mình thương yêu không, tuy nhiên không phải tất cả những người phụ nữ có địa vị cao, một đời đều có được sự thương yêu của người chồng, hôm nay chúng ta cùng nói đến một người phụ nữ, bà là Hoàng hậu duy nhất của vua Ung Chính, hơn nữa còn là Hoàng hậu duy nhất của triều nhà Thanh được hưởng những đối đãi như Thiên tử, nhưng mà Ung Chính đối với vị Hoàng hậu này phần nhiều là sự tôn kính, mà không phải loại tình yêu mà phụ nữ hằng mong muốn có được.

//static.kites.vn/upload//2019/17/1556089123.6eb388406d2653b6340bdd54c7ecb1f6.jpg


Vị Hoàng hậu đó chính là Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu, thuộc Ô Nạp Na Lạp Thị, phụ thân là thống lĩnh bộ binh  Phí Dương Cổ, thuộc tộc Mãn Châu. Mặc dù xuất thân từ dòng họ Ô Nạp Na Lạp thi không được tính là hiển vinh nhất, ngước lên thì chưa bằng ai nhưng nhìn xuống thì cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ, hơn nữa địa vị của phụ thân bà trong triều đình cũng rất cao, chính vì thế khi mới 10 tuổi, Ô Nạp Na Lạp Thị đã được Hoàng đế Khang Hi đính ước với người hơn bản thân ba tuổi là Tứ Hoàng tử Dận Chân, không tham gia tuyển tú, trực tiếp trở thành Đích phúc tấn của Dận Chân. Sau khi thành hôn ba năm, Khang Hi ban thưởng cho hai người một tòa Vương phủ, cũng chính là phủ Tứ gia, sau này là Ung Hòa cung.

//static.kites.vn/upload//2019/17/1556089171.7330cbbdfeabdf32377b7b3de9fb91e2.jpg


Khi Ô Nạp Na Lạp Thị gả cho Dân Chân, tuổi tác của hai người không tính là lớn, nếu phải nói là phu thê, không bằng nói là hai người bạn, theo năm tháng tuổi tác lớn dần, Dận Chân đối đãi với người vợ chính thất này phần nhiều là tôn kính. Mà tính tình của Ô Nạp Na Lạp Thị ôn hòa, có tri thức hiểu lễ nghĩa, sau khi gả vào vương phù thì luôn tận tình, tỉ mỉ xử lý mọi việc từ to đến nhỏ, Dân Chân đối với người vợ này không có gì bất mãn cả. Mặc dù giữa bọn có không có cảm giác rung động, mặn nồng, nhưng mưa dầm thấm lâu, từ đầu đến cuối Dận Chân đối với Ô Nạp Na Lạp Thị hoàn toàn tin tưởng.

//static.kites.vn/upload//2019/17/1556089193.e7606d26ca61d38fce875bd63314d65d.png


Sau 6 năm thành hôn, khi 16 tuổi Ô Nạp Na Lạp Thị sinh hạ con trưởng Hoằng Huy, sự xuất hiện của con trai đã tăng thêm rất nhiều kinh ngạc, vui mừng trong cuộc sống của hai người, cũng kéo gần lại quan hệ của hai người. Nhưng đáng tiếc Hoằng Huy lại là một đứa trẻ bạc mệnh, khi mới có 8 tuổi đã gặp bất trắc mà qua đời, đây là một đả kích lớn đối với hai người, đặc biệt đây là con trai duy nhất của Ô Nạp Na Lạp Thị lúc bấy giờ, từ đó về sau trong phủ không còn người có quan hệ gần gũi nữa.

//static.kites.vn/upload//2019/17/1556089251.9e69447ad6e151732494804e96d603a2.png


Khi con trai qua đời, Dân Chân không hề trách phạt bất kì người nào trong phủ, đối xử với Ô Nạp Na Lạp Thị vẫn tốt như trước đây, tương kính như tân. Sau khi Hoằng Huy qua đời không lâu, Ô Nạp Na Lạp Thị được sắc phong là Hoàng hậu, được gọi là Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu. Khi Ô Nạp Na Lạp Thị được sắc phong làm Hoàng hậu, Dận Chân còn phái người đến Hoàng Lăng và núi Trường Bạch tiếp tục tiến hành tế bái, theo lệ thông thường chỉ có khi Hoàng đế kế vị mới cần làm việc này, vì thế Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu là người duy nhất được hưởng những đãi ngộ như của Thiên tử. Từ đây có thể nhận thấy Dận Chân là một người vô cùng niệm tình cũ, là người vô cùng truyền thống. Nếu Ô Nạp Na Lạp Thị đã trở thành Đích phúc tấn của mình, vậy thì cho dù bản thân có thân phận, địa vị gì, thì Đích phúc tấn cũng được hưởng những đãi ngộ của thân phận, địa vị đó.

Sau khi Ô Nạp Na Lạp Thị tiếp quản vị trí Hoàng hậu, từ đó bà và Dận Chân không hề sinh thêm con cái, xuất phát từ điểm này có thể thấy, Dận Chân cho bà địa vị mà bà đáng được hưởng, nhưng đối với bà không có quá nhiều yêu thích và thương xót, hai người tuổi nhỏ thành thân, cùng nhau lớn lên, loại quan hệ này tuy là phu thê nhưng lại càng giống tình thân hơn, Dận Chân đối với Ô Nạp Na Lạp Thị vốn dĩ đã không có tình cảm nam nữ.

//static.kites.vn/upload//2019/17/1556089306.673a7bba2a95a2b190bc428155a8b21f.png


Mà Ô Nạp Na Lạp Thị đối với việc này cũng tự cảm nhận được, cả đời bà không tranh không đoạt, ngồi trên ngôi vị Hoàng hậu luôn làm hết chức trách, Dận Chân cũng nhìn trúng được tính cách bà hiền lành, ôn hòa, chính vì thế mà trong suốt hơn 40 năm địa vị của bà không hề bị lung lay. Ô Nạp Na Lạp Thị qua đời vào tuổi 51, Dận Chân đã tổ chức một tang lễ vô cùng trang trọng cho bà, chỉ là do tuổi tác đã cao mà Dận Chân không thể tự mình tham dự tang lễ của bà.

Ô Nạp Na Lạp Thị trở thành Hoàng hậu duy nhất được sắc phong trong suốt quá trình Dận Chân ngồi trên ngai vàng, sau này Càn Long nối ngôi, mẹ đẻ của ông là Nữu Hỗ Lộc mới sắc phong là Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu, bà do mẫu bằng tử quý, hưởng phúc của con, từ một tiểu nha đầu biến thành một vị Hoàng hậu tôn quý nhất. Ô Nạp Na Lạp dựa vào xuất thân và đức tính hiền lương của mình, đã hưởng một đời vinh hoa phú quý, tuy rằng cả cuộc đời không có được sự độc sủng của Hoàng đế, nhưng những ngày tháng cuộc đời trải qua cũng coi như vừa ý. Đời người chính là có được có mất, không thể chiếm lấy được mọi thứ, Ô Nạp Na Lạp Thị sớm đã nhìn thấu điểm này, từ đầu đến cuối mới giữ gìn một trái tim lương thiện, có được sự tôn kính và tín nhiệm từ Hoàng đế, thật ra đây cũng có thể coi là một thắng lợi của đời người.

Bài viết theo "người tìm hiểu lịch sử" - qq.kandian
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...