Làm thế nào để cải thiện trí nhớ tốt hơn?

| 308|cobekiquac_92
Ai cũng biết ôn thi đại học vất vả như thế nào, có cả tá tài liệu phải học thuộc lòng, cả ngày chỉ ăn và học cũng khó lòng học và nhớ hết số tài liệu đó. Nhưng trong quá trình đó, tôi đã tìm ra các phương pháp hiệu quả cao cho riêng mình, có thể giúp ghi nhớ nhiều thông tin trong thời gian ngắn. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là hiểu chứ không phải học thuộc.

1. Bạn không thể ghi nhớ mọi thứ ngày từ lần đầu tiên đọc chúng, nguyên nhân là vì kiến thức được ghi chép trong sách đối với bạn quá lạ lẫm.

Hãy cố gắng biến những kiến thức đó thành những thứ quen thuộc với bản thân, thông tục một chút cũng được, miễn là dễ nhớ. Phương pháp ghi nhớ liên tưởng này chính là nguyên tắc được những người viết sách dạy ghi nhớ chữ đơn sử dụng.

//static.kites.vn/upload//2021/17/1619967635.748d0ecdbc684f85bf438dcd1ed1d06a.jpg


Thông qua quá trình biến cái không quen thành quen, nó không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chúng ta không cần phải ghi nhớ tất cả nội dung trong cuốn sách, chỉ cần nắm được điểm mấu chốt là đủ.

2. Làm thế nào chúng ta có thể biến ngôn ngữ của sách thành nội dung của chính mình?

Phương pháp của tôi là tìm nội dung chính trong sách, sau đó sử dụng ý tưởng của bản thân để kết nối các nội dung chính này lại với nhau.

//static.kites.vn/upload//2021/17/1619967681.a6d33a4fe52e3cd8c47c521327e5f010.jpg


Ví dụ, các tác phẩm của Lỗ Tấn được giảng dạy trong chương trình Trung học (ở Trung Quốc) có “Nhật ký của người điên", "Khổng Ất Kỷ", "Mẫu chuyện nhỏ", "Cố hương", "Xã hí". Thật không dễ nhớ, nhưng tôi tổng hợp thành câu sau, rất dễ nhớ: “Nhật ký của người điên" viết về "Khổng Ất Kỷ", ông ta đã làm một vài "Mẫu chuyện nhỏ", đó là về thăm "Cố hương" và xem một buổi "Xã hí". (*Xã hí: Kịch dân dã)

Bạn thấy đấy, thực ra không khó chút nào, bạn chỉ cần huy động những kiến thức sẵn có trong não và kết nối chúng thành chuỗi theo mối quan hệ logic nào đó, đảm bảo rằng bạn có thể trả lời bài kiểm tra một cách trôi chảy.


3. Bộ não chúng ta không giỏi trong việc lưu trữ một lượng lớn thông tin.

Nó có khả năng suy nghĩ tốt hơn và giúp chúng ta “ít ghi nhớ” hơn. “Ít ghi nhớ” ở đây có nghĩa là chỉ ghi nhớ những điểm chính, những điểm cốt lõi nhất, sau đó bạn có thể bổ sung những chi tiết còn lại bằng từ ngữ của chính mình.

4. Khi chúng ta giảm bớt lượng thông tin phải ghi nhớ, bộ não của chúng ta được giảm bớt gánh nặng, nhờ vậy làm việc hiệu quả hơn.

Khi có ít điều cần phải nhớ hơn, bạn có thể xem đi xem lại cuốn sách nhiều lần. Với cùng một lượng thời gian, bạn có thể đọc được ba lần trong khi người ta chỉ mới hoàn thành lần đầu tiên. Trong kỳ thi, ngay cả khi bạn có một số khái niệm không nhớ rõ, bạn vẫn có thể sắp xếp các chi tiết còn thiếu bằng ngôn ngữ của mình thông qua việc nắm được bản chất. Sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng không có chữ nào để viết.

Chúng ta hãy cùng tóm tắt nó lại:

1. Về việc ghi nhớ văn, bạn không cần phải nhớ tất cả mọi thứ, bạn có thể diễn đạt nó theo cách của riêng bạn.
2. Hãy ghi nhớ những điều cốt lõi nhất, các chi tiết còn lại, hãy sử dụng khả năng liên tưởng của bản thân để hoàn thành nó.
Hãy tin tôi, làm theo những gì tôi nói, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ quên và dễ dàng ghi nhớ những gì bạn muốn nhớ.

Nguồn: zhihu

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...