Học sinh tiểu học phát hiện ra một chi tiết sơ hở rất thú vị trong truyện "Tây Du Ký" được giáo sư khen tặng

| 1K|cobekiquac_92
Mã Tư Tề, học sinh lớp 5/3 trường tiểu học Cửu Liên, Hàng Châu là người phát hiện ra chi tiết sơ hở: tất cả tên các món ăn trong hành trình từ Đông Thổ Đại Đường đến Tây Vực đều là món ngon vùng Giang Hoài.

//static.kites.vn/upload//2018/49/1544048224.ff135ac3f9ecea541fa295178949049f.jpg

Trong một bài tập làm văn, Mã Tư Tề đã liệt kê tên các món ăn trong các bữa tiệc khác nhau trong "Tây Du Ký", dù đã đến Tây Vực thì món ăn vẫn là món Trung Nguyên.

Hồi thứ 54 Thực đơn tiệc cưới của Quốc Vương Tây lương nữ quốc gồm: Cơm ngọc vụn, bánh hấp, bánh đường, nấm, nấm hương, mộc nhĩ, thạch rau câu, rau Hoàng hoa (hoa hiên vàng),  rong biển khô, su hào, khoai môn, cà rốt, hoài sơn, hoành tinh.

Hồi thứ 67 cơm chay ở Đà La Trang: Mì căn, đậu phụ, khoai môn, củ cải trắng, mù tạt, su hào, cơm gạo thơm, canh hoa quỳ xào chua...

Hồi thứ 69 Chu Tử Quốc: măng nấu mộc nhĩ, nấm, cơm Hoàng lương, cháo nấm, mì nước...

Hồi thứ 79 Tiệc chiêu đãi tại Tiểu Nhi Quốc: nấm, mộc nhĩ, hoành tinh, cơm gạo thơm...

Từ thực đơn có thể thấy rằng gần như bữa ăn nào cũng có: cơm, nấm, Mộc nhĩ, đậu phụ, mì căn, khoai môn, cà rốt… Những món ăn tương tự như vậy xuyên qua mười vạn tám nghìn dặm đến khắp mọi miền, vừa nhanh vừa xa hơn Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không. Tác giả Tây Du Ký Ngô Thừa Ân là người Hoài An, nên những món ăn này đa số đều là món ngon vùng Giang Hoài. Mã Tư Tề nói: "Em đọc 'Tây Du ký' nhiều lần, có những câu chuyện đã đọc đi đọc lại mười mấy lần, những món ăn trong truyện đều na ná nhau, có lẽ là món ăn ở quê hương của Ngô Thừa Ân. Thế là em bèn viết bài văn này."

Mã Tư Tề nói: “ Ở nhà mẹ em thường viết bình luận cho 'Hồng Lâu Mộng', mẹ cũng khuyến khích em lúc đọc sách thì viết lách chút đỉnh. Lúc mới bắt đầu tập làm văn em viết chậm lắm, chữ viết cũng không đẹp, nhưng mà mẹ em luôn luôn làm văn cùng em. Ví dụ như đến mùa xuân thì viết về cảnh vật và con người mùa xuân. Dần dần thì em cũng thích làm văn."

Mẹ của Mã Tư Tề, cô Cát Yên nói: "Bình thường tôi đều tìm thời cơ để Tư Tề làm văn; đối với việc sáng tác văn học mà nói, việc tạo hứng thú rất quan trọng. Thấy con thích 'Tây Du Ký' nên muốn để con viết lách chút đỉnh, không ngờ rằng con lại tìm được góc độ như thế này, thật là khiến cho mọi người vừa mừng vừa ngạc nhiên."

Giáo sư Lâu Hàm Tùng, viện trưởng viện Nhân Văn Học trường Đại Học Chiết Giang sau khi xem xong bài văn của Mã Tư Tề liền nói: “Suy nghĩ của cô bé này rất có giá trị khẳng định, em đọc sách tỉ mỉ, bố cục luận điểm trong bài văn đều hợp lý, những chi tiết dưới ngòi bút của tác giả thường liên quan mật thiết đến kinh nghiệm đời sống, nhưng những món ăn này liệu có phải là đặc sản vùng Giang Hoài hay không thì còn chưa chắc chắn."

Giáo sư Lâu Hàm Tùng còn nói về hai vấn đề đã chia sẻ với Mã Tư Tề: "Thứ nhất, việc Ngô Thừa Ân là tác giả của 'Tây Du Ký' vẫn còn đang tranh cãi; Thứ hai, Ngô Thừa Ân từng làm quan ở mấy vùng Trường Hưng, Chiết Giang, tuy là có đi du lịch một ít, tuy nhiên ông vẫn chưa đi ra nước ngoài nên không thể nào đến những quốc gia nằm trên tuyến đường thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng."

Bài viết theo Sina
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...