Làm rõ nguyên nhân cái chết của Dương Quý Phi: Treo cổ tự tử hay nguyên nhân khác vô cùng bi thảm?

| 2K|ha.bi
Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Luận về dung mạo, có thể nói nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn. Nếu không, liệu có làm cho Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ yêu đến mức chết đi sống lại? Luận về tài năng, tinh thông cầm kỳ thi họa, nếu không cũng sẽ không đến mức nàng đàn chàng ca, sáng lập ra Lê viên rực rỡ. Từ xưa đến nay, cứ nhắc đến cái chết của Dương Quý Phi, mọi người đều thở dài cảm thán. Tại sao cứ luôn đẩy lỗi của đàn ông sang phụ nữ? Và rồi tội của Đường Minh Hoàng không được xóa bỏ, tội của Dương Quý Phi cũng sách ghi không hết giống như vậy. Một thời đại vĩ đại thịnh thế cuối cùng kết thúc trong tay người phụ nữ này, để lại cho hậu thế dường như chỉ là một câu chuyện tình yêu lãng mạn và mang đến cho thế nhân cuộc chiến tranh vô tận, sinh linh đồ thán.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554096964.2e43628afb1f634e3bda515981b93a97.jpg


Dương Quý Phi vốn sinh ra từ gia đình quan lại, cụ tổ từng là quan cao của nhà Tùy, những năm đầu của triều Đường đã từng bị Lý Thế Dân giết hại. Phụ thân bà cũng là quan cao của nhà Đường, và rồi vào năm Dương Ngọc Hoàn 10 tuổi, phụ thân bà qua đời. Do vậy bà chỉ có thể ở nhờ nhà chú ở Lạc Dương. Dương Ngọc Hoàn sinh ra xinh đẹp, từ bé đã được giáo dục tốt. Do tính tình bà khá dịu dàng ôn nhu, lại giỏi đàn ca hát xướng, cộng thêm mười phần xinh đẹp, do vậy bà dược con trai của Đường Huyền Tông là Thọ vương vừa mắt. Thế là theo yêu cầu của Thọ vương, Đường Huyền Tông lập Dương Ngọc Hoàng là Thọ vương phi, sau hôn nhân hai người tình cảm vô cùng ngọt ngào.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554096991.0675a54e9a461e058ec4dafd5031d803.jpg


Sau đó không bao lâu, Dương Ngọc Hoàn được Đường Huyền Tông cướp lại. Do ái phi qua đời, Huyền Tông u uất đau buồn, Cao Lực Sĩ muốn làm cho Huyền Tông vui nên đã bày mưu tính kế triệu Dương Ngọc Hoàn vào cung, Thọ vương vô cùng xấu hổ. Để che tai mắt, Đường Huyền Tông cho Dương Ngọc Hoàn xuất gia làm đạo cô, sau đó phong bà làm Quý phi. Và vô cùng sủng ái Quý phi. Trong thời kỳ đầu Đường Huyền Tông cai trị, chính trị vững mạnh, quốc gia thái bình, Đường Huyền Tông chọn người hiền tài đảm nhiệm các chức quan. Triều đình quốc gia một cảnh phồn vinh. Nhưng từ lúc Dương Quý Phi nhập cung, Đường Huyền Tông dần dần sa vào mê đắm nữ sắc, ngày ngày đàn ca hát xướng. Ông còn đích thân sáng tác “Nghê Thường vũ y khúc”. Khi triệu kiến Dương Quý phi, sai nhạc công đàn bản nhạc mới này, ban cho “kim thoa điền hợp” và đích thân cài trâm lên tóc Dương thị. Huyền Tông nói với hậu cung: Trẫm được Dương Quý Phi cũng như có được báu vật” (trích từ “Cổ kim cung vi mật ký – quyển 3).

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554097007.708eb8506cf994613e510f89678a91e4.png


Thế là Dương Quý Phi được thế trong cung, bà con thân thích của bà đều được phong quan cao. Ngay cả người anh họ xa của Dương Quý Phi là côn đồn ngoài phố Dương Quốc Trung cũng bắt đầu thao túng triều chính, thế lực Dương gia chiếm lĩnh triều đình trong chớp mắt. Người Dương gia tác oai tác quái khắp nơi. Nhưng Đường Huyền Tông thấy mà như không thấy, gia tộc Dương gia lấy hai vị công chúa, hai vị quận chúa, Huyền Tông còn đích thân ngự soạn và khắc bia thư gia miếu cho họ Dương. Dương Quý Phi nhiều lần trực tiếp xin chức quan cho bà con của mình với Huyền Tông, Huyền Tông chưa bao giờ từ chối mà đáp ứng tất cả.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554097031.c2b693c9d51fe44fdb7ee1758c0f9954.png


Sau đó, Huyền Tông nhớ mình còn có một nàng phi khác là Mai Phi, Dương Quý Phi nổi cơn ghen, buông lời bất kính với Huyền Tông và Mai Phi, sỉ nhục mắng nhiếc. Điều này khiến Huyền Tông vô cùng tức giận, đuổi Dương Quý Phi về nhà mẹ, nhưng Dương Quý Phi chưa đi được bao lâu, Đường Huyền Tông lại cảm thấy lòng trống trải, chỉ có thể đón Dương Quý Phi trở về bất kể ngày đêm. Huyền Tông còn đón ba người chị của Dương Quý Phi đến Trường An, phong họ làm nhất phẩm phu nhân, cho phép họ ra vào cung tùy ý.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554097057.2c680363dbe2c93bf57457a07d8bfbe9.png


Dương Quốc Trung làm đảo loạn triều đình, Dương Quý Phi nằm bên Huyền Tông hóng gió, triều Đường thịnh thế tang hoang vào tay anh em nhà này. Năm đó, An Lộc Sơn bao lần lấy lòng Dương Quý Phi để kết giao với Hoàng đế, gửi tặng rất nhiều kim ngân châu báu, nên chiếm được tình cảm của Dương Quý Phi. Cuối cùng nhờ những lời đẹp của Dương Quý Phi, An Lộc Sơn nắm được quyền lực, cuối cùng tạo phản, cùng với Sử Ý Minh tạo ra loạn An Lộc Sơn. Từ đó về sau vương triều Đại Đường suy thoái, qua nhiều năm chiến loạn, hình thành cục diện chia thành nhiều phiên trấn, chia năm xẻ bảy.

//static.kites.vn/upload//2019/14/1554097212.3c72d65fa4fe437a4fea833354231c9a.png


Sau khi phiến quân An – Sử tiến vào Trường An, Đường Huyền Tông và Dương Quý phi tháo chạy, cuối cùng bị quân sĩ ép chết tại Mã Ngôi Dịch. Về cái chết của Dương Quý Phi, có nhiều cách nói: Đỗ Phủ vào năm Chí Đức thứ hai (năm 757 sau công nguyên) đã làm bài thơ “Ai Giang đầu” tại Trường An, nơi An Lộc Sơn đóng chiếm, trong đó có câu: “Minh mâu hạo xỉ kim hà tại? Huyết ô du hồn quy bất đắc”. Ám thị Dương Quý Phi không phải thắt cổ chết ở Mã Ngôi Dịch, bởi vì thắt cổ chết thì không thấy máu. Bài thơ thất tuyệt của Lý Ích Sở “Quá Mã Ngôi” và thất luật “Quá Mã Ngôi 2” có câu “Thác quân hưu tẩy liên hoa huyết” và “Thái Chân huyết nhiễm mã đề tẫn” đều ám chỉ Dương Quý Phi chết do loạn quân giết. Chết dưới binh khí, Do vậy có thể nhận ra, cái chế của Dương Quý Phi không hẳn là do thắt cổ mà chết dưới những binh khí điên cuồng của loạn quân.
[Tham khảo Cựu Đường Thư]

Bài viết theo "phá án kinh kỳ" - qq

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...