Làm thế nào để tắt điện thoại đi và học bài chăm chỉ?

| 255|cobekiquac_92
Bài viết này sẽ thay đổi nhận thức của bạn, giúp bạn hiểu được nguyên nhân sâu xa tại sao bản thân không thể kiên trì theo góc độ khoa học não bộ, đồng thời nêu ra một số biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này.

1. Mỗi chúng ta không chỉ tồn tại một bản ngã

Một nghiên cứu về não bộ chỉ rõ, bộ não của con người được chia làm ba phần: não bò sát, não giữa, não ngoài.

Não bò sát chỉ đạo những phản ứng và hành vi theo bản năng của chúng ta. Ví dụ như hễ nhìn thấy hổ, chúng ta liền quay lưng bỏ chạy, đó chính là bản năng.

Não giữa dùng để tạo ra các loại cảm xúc, nói cách khác là những phản ứng có tính tổng hợp đối với các kích thích bên ngoài. Não ngoài kiểm soát những gì con người gọi là “lý trí”.  

Thử nhớ lại những lần bản thân tranh đấu dùng hay không dùng điện thoại mà xem. Có phải là bạn thường xuyên trải qua cảm giác “tay không nghe lời não” đúng không? Đến đây thì hiểu rõ rồi nhé, bạn không thể chỉ dựa vào lý trí, cảm xúc hay bản năng để điều khiển bản thân. Có người luôn tự nhủ bản thân “Phải chiến thắng chính mình! Vượt qua chính mình!”, nhưng vẫn không có ích gì. Bởi vì mục đích cuối cùng của chúng ta là sự hòa hợp giữa lý trí, cảm xúc và bản năng.

//static.kites.vn/upload//2021/17/1619968248.d21923670f6220759371ebf4d614b99d.jpg


2. Hãy để bộ não tự nguyện làm mọi việc, giống như dỗ dành một đứa trẻ

Việc chúng ta cần làm không phải là đi ngược lại với bản năng, mà là phải hòa hợp với nó. Hãy tượng tượng bộ não chúng ta là một đứa trẻ, bạn phải dỗ dành nó, thậm chí là vừa dỗ dành, vừa nói dối, để nó can tâm tình nguyện làm theo ý của chúng ta.
Như thế nào là dỗ dành?

Bạn muốn ngừng ăn đồ ngọt. Bạn biết ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho sức khỏe. Nhưng bản năng của bạn không nghĩ thế. Ăn đồ ngọt giúp bạn vui vẻ, nên cứ thấy đồ ngọt là bạn lại muốn cho vào miệng. Phải làm sao đây?

Tôi khuyên bạn hãy trì hoãn việc ăn đồ ngọt theo quy luật. Đừng đáp ứng yêu cầu của bản năng ngay lập tức, hãy tự nhủ với bản thân một phút nữa, mười phút nữa, rồi một tiếng nữa hẵng ăn thật.


Nghe qua thì có gì đó sai sai, vì cuối cùng bạn vẫn ăn mà! Nhưng điều khác biệt nằm ở chỗ, bạn không đáp ứng yêu cầu của bản năng ngay lập tức. Bạn trì hoãn sự thỏa mãn, dần dần, cảm giác thèm ngọt của bạn không còn mãnh liệt như lúc ban đầu nữa.
Vậy còn “nói dối” là sao?

Đại não của chúng ta thường tuân theo nguyên tắc “tốn ít sức lực nhưng vẫn đem lại nhiều lợi ích”. Chúng ta thường bỏ qua những lợi ích của một việc cần kiên trì lâu dài, mà chỉ chú ý đến những lợi ích, vui vẻ trước mắt.

Vì vậy, bạn biết ăn đồ ngọt sẽ khiến bạn tăng cân không kiểm soát, nhưng vì nó thỏa mãn sự thèm ngọt nhất thời nên bạn vẫn ăn. Chỉ khi thấy được những lợi ích về sau, thì bạn mới yên tâm làm theo. Hãy tưởng tượng ra một tương lai cụ thể, làm như vậy mới có thể khơi gợi cảm xúc để hoàn thành nó.

Ví dụ, bạn hãy tự nhủ: Nếu hôm nay mình ăn ít hơn một miếng, ngày mai lại ăn ít hơn một miếng, thì chẳng mấy chốc mà gầy đi, sau khi gầy đi thì mình có thể mặc chiếc váy yêu quý của mình và chụp những bức ảnh đẹp!

3. Kiên nhẫn hơn

Chúng ta phải chấp nhận tình trạng hiện tại của bản thân. Chúng ta không thể bắt đầu lại cuộc sống của chính mình, mà chỉ có thể làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thông qua việc trở nên tiến bộ liên tục, thay vì suốt ngày mơ mộng rằng chúng ta có thể ngay lập tức trở thành một người siêu kỷ luật.

//static.kites.vn/upload//2021/17/1619968326.95acf3964aa7706419e71796ee60bfcb.jpg


Tuy nhiên, chúng ta đôi khi sẽ mắc sai lầm, và sẽ có những lúc chúng ta không thể kiểm soát được bản thân. Không quan trọng, tất cả những gì chúng ta phải làm là phát triển từng chút một.

Nguồn: zhihu

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...