Nếu quyết định không sinh con, bạn có hối hận lúc về già?

| 386|cobekiquac_92
"Cho đến ngày hôm nay, bố tôi cũng đã bị liệt 10 năm rồi. Hiện tại ông đang ở nhà dưỡng lão. Bên cạnh đó, chi tiêu hàng tháng của ông tầm 120.000 tệ. Lương hưu của ông cùng với bảo hiểm chỉ có thể chi trả được 1/3 . Còn lại đều là do tôi hỗ trợ.

Cuộc sống hiện tại của ông rất có quy củ:
Sáng sớm, ăn sáng, uống thuốc, tôi đỡ ông ngồi vào xe lăn.
Buổi trưa, ăn cơm, nghỉ ngơi.
Chiều về, tôi lại đỡ ông ngồi vào xe lăn.
Tối đến, uống thuốc, ăn cơm, đỡ ông về giường, đi ngủ.

//static.kites.vn/upload//2021/13/1616988860.4e92d85f01850ac1a152ab26081b79eb.jpg


Mỗi ngày, giống như một quy trình trước khi khởi động một chiếc máy tính vậy. Đánh răng, rửa mặt, đều vào một khoảng thời gian cố định, hoàn toàn phụ thuộc vào con cháu.

Ngày này qua ngày khác, miễn là ông vẫn còn bên cạnh chúng tôi, vậy là tốt rồi.

Thay đổi duy nhất chính là cứ 3 tháng 1 lần, tôi giúp ông tải một bộ phim truyền hình dài tập. Vì xem trên tivi hay bị quảng cáo, nên tôi không thể lúc nào cũng cạnh ông để giúp đổi kênh.

Mẹ tôi lại cảm thấy hoàn cảnh như vậy cũng hay, không ảnh hưởng lắm đến bản thân bà. Còn tôi, dù khó khăn thế nào, tôi vẫn quyết định kiên trì.

Còn việc bố tôi nghĩ gì, ra làm sao, tôi cũng không rõ nữa, mắt của ông giờ cũng yếu và mờ đục đi rồi, đôi mắt ông lờ đờ và thiếu sức sống.

Đối với ông mà nói, cuộc sống này vẫn tràn ngập ý nghĩa nhường nào.
Còn về tôi, tôi vẫn cố gắng duy trì hoàn cảnh này.

Tất nhiên, trong mắt người xung quanh tôi trở thành một người con vô cùng hiếu thảo. “Hầu hết những người trưởng thành, thật ra họ không hy vọng trưởng thành, mà là do hoàn cảnh bắt buộc họ phải vậy.”
Vì thế trước những lời khen ngợi, tôi thường mỉm cười trong im lặng.
Tôi từng nhớ một câu nói thế này: “Sinh con ra, cha mẹ đều mong muốn phòng lúc mình về già có người chăm sóc. Vì thế, cha mẹ chính là chủ nợ đầu tiên của con cái. Đây chính là tình sâu nghĩa nặng, bạn luôn luôn phải cố gắng trả món nợ này.”

Thế nên quan điểm văn hóa này khiến chúng ta luôn phải khom lưng cúi đầu tuân theo. Vậy mới nói, “Trách nhiệm” trong gia đình lại là văn minh nhân loại vĩ đại nhưng lại là cái vô cùng giả tạo.

//static.kites.vn/upload//2021/13/1616988804.8dc44c03c9bb4faef56cb78937135f75.jpg


Vậy nên, câu trả lời của tôi là, tôi tuyệt đối sẽ không để con cái phải can thiệp vào lương hưu và tài chính của tôi lúc về già. Cuộc sống của chúng là do chúng tự quyết định.
Sự già đi và cái chết là thuộc về tôi. Chăm sóc tôi đâu phải nghĩa vụ của chúng. Bởi vì tôi không muốn gia đình mình giống như một cuộc giao dịch. Nếu là một cuộc giao dịch giữa chủ nợcon nợ, điều ấy sẽ khiến tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và tức giận."

Bài viết theo Zhihu



0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...