Tứ đại mỹ nhân, tứ đại danh kỹ, tứ đại tài nữ Trung Quốc cổ đại, bạn biết mấy người? (Phần 1)

| 5K|_Mốc_
Tứ đại mỹ nhân: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Dương Ngọc Hoàn, Điêu Thuyền (Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa).

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026122.d8e95f83419b1290b1dd1a1df6169ed7.jpg

Tây Thi tên Di Quang, là người nước Việt thời Xuân Thu, xuất thân ở thôn Tây Trữ La tại Chiết Giang. Một trong tứ đại mỹ nhân thời cổ đại, cũng được gọi là Tây Tử. Vốn sinh ra đã xinh đẹp. Trong khi đất nước gặp khó khăn, Tây Thi đành chịu nhục, lấy thân cứu quốc, cùng với Trịnh Đán, bị Việt Vương Câu Tiễn hiến cho Ngô Vương Phù Sai, trở thành phi tần được Ngô Vương sủng ái nhất, làm loạn Ngô cung nhằm chiếm Việt.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026220.510c36304bab881971a3f0f0608273e9.jpg

Vương Chiêu Quân (51 TCN - 15 TCN), tên Tường, tự Chiêu Quân, tên mụ Hạo Nguyệt, người Hán, là mỹ nhân chim sa trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Triều Tấn vì tránh húy kị Tư Mã Chiêu, xưng “Minh phi”, Vương Chiêu Quân. Cung nữ thời Hán Nguyên đế, người ở Tỉ Quy thuộc quận Nam Tây Hán, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. người Hung Nô gọi là Hô Hàn Tà Thiền vu Yên thị. Chuyện Chiêu Quân xa xứ đã được lưu truyền lâu nay.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026259.5802d12509715099a0501ad12891e6c2.png

Dương Ngọc Hoàn (719 - 756) hiệu Thái Chân. Vẻ ngoài diễm lệ, giỏi về ca múa, am hiểu âm luật, thường viết nhạc, biên đạo ca múa cho cung đình thời Đường. Tài năng âm nhạc của bà được nhận ra sau khi bà làm phi, được người đời xưng là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Đầu tiên bà là vương phi của con trai của Đường Huyền Tông - Thọ vương Lý Mạo, sau khi nhận lệnh xuất gia, lại được cha chồng Đường Huyền Tông phong làm phi tần.  Năm Thiên Bảo thứ 15 (năm 756), An Lộc Sơn phát động phản loạn, bà theo Lý Long Cơ lưu vong đất Thục, dọc đường đi ngang qua Mã Ngôi Dịch, Dương Ngọc Hoàn chết trong trận loạn An Lộc Sơn vào ngày 14 tháng 6 tại đó, hương tàn ngọc tan.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026277.83f0e23949a70f283213bb3179a58225.png

Điêu Thuyền: là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử “Tam quốc diễn nghĩa”, người ở Mễ Chi, Thiểm Tây (một số nói là ở Hãn Châu, Sơn Tây, sinh ở LẠc Dương). Trong truyền thuyết dân gian, tên thật của nàng là Nhậm Hồng Xương, câu chuyện nàng vì báo đáp ơn dưỡng dục của cha nuôi mà tự nguyện hiến thân cho Đổng Trác để hoàn thành liên hoàn kế được lưu truyền khắp dân gian.

Tứ đại tài nữ: Thái Văn Cơ, Thượng Quan Uyển Nhi, Trác Văn Quân, Lý Thanh Chiếu

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026403.761423e6256ce9bdeb2b4c5f6050c4d6.png

Thái Diễm, tự Văn Cơ, lại có tự là Chiêu Cơ, năm sinh năm mất không rõ. Là người huyện Ngữ quận Trần Lưu, Đông Hán (nay là Kỷ Huyện, Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc). Con gái của nhà văn nổi tiếng thời Đông Hán - Thái Ung, lần đầu kết hôn với Vệ Trọng Đạo, sau khi chồng chết, bà trở về nhà mình, sau đó vì Hung Nô xâm lược, Thái Diễm bị Tả Hiền Vương ở Hung Nô bắt đi, bị ép gả cho người Hung Nô rồi sinh được 2 người con trai. 12 năm sau, Tào Tháo thống nhất phương Bắc, dùng số tiền lớn chuộc Thái Diễm về, rồi gả bà cho Đổng Tự. Thái Diễm giỏi đồng thời văn học, âm nhạc, thư pháp. Trong “Tùy Thư Kinh Tập chí” có một quyển là “Thái Văn Cơ tập”, nhưng đã thất truyền. Bây giờ chỉ còn lại tác phẩm “Bi phẫn thi” và “Hồ già thập bát phách” của bà, chuyện “Văn Cơ quy Hán” được lưu truyền rộng rãi trong các thời đại.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026454.feffaf632d8d1bf010a18b1bc989c025.png

Thượng Quan Uyển Nhi (năm 664 - ngày 21-4-710), họ là Thượng Quan, tiểu tự là Uyển Nhi, còn được gọi là Thượng Quan Chiêu Dung, người Thiểm Tây, quê nội Lũng Tây, là nữ quan, nhà thơ, hoàng phi thời Đường. Sau khi ông nội Thượng Quan Nghị bị xử tội chết thì bà theo mẹ là Trịnh thị vào cung làm nô tỳ. Năm 14 tuổi vì thông minh nên được Võ Tắc Thiên trọng dụng, làm chưởng quản trong cung nhiều năm, mọi người còn gọi bà là “cân quắc tể tướng” (cân quắc: ý chỉ người phụ nữ). Thời Đường Trung Tông, bà được phong Chiêu Dung, quyền lực càng mạnh, có vị trí lững lẫy trong cả chính trị và văn học, từ đó bà dùng thân phận Hoàng phi quản lý nội cung,  các sắc thư bố cáo bên ngoài triều đình. Từng đề xuất mở rộng thư quán, thêm bằng học sĩ, trong thời gian này bà còn chủ trì các chương trình bình phẩm thơ văn trong thiên hạ, thánh thơ một thời. Trong “Toàn Đường thơ” có 32 bài thơ của bà. Năm 710, Lâm Truy Vương Lý Long Cơ khởi binh phát động đảo chính Đường Long, bà bị giết cùng với Vi hoàng hậu.

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...