Tứ đại mỹ nhân, tứ đại danh kỹ, tứ đại tài nữ Trung Quốc cổ đại, bạn biết mấy người? (Phần 2)

| 2K|_Mốc_
Tiêp theo phần 1 về tứ đại tài nữ: Thái Văn Cơ, Thượng Quan Uyển Nhi, Trác Văn Quân, Lý Thanh Chiếu

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026486.c0123936256c26115bb9e3609f2c8cf5.png

Trác Văn Quân (175 TCN - 121 TCN) tên ban đầu là Văn Hậu, người Lâm Cung, Tây Hán (nay là Cung Lai, Tứ Xuyên), quê quán ở Hàm Đan, nhà họ Trác làm nghề rèn. Tài nữ thời Hán, một trong tứ đại tài nữ Trung Quốc cổ đại,  một trong tứ đại tài nữ đất Thục.

Trác Văn Quân là con gái Trác Vương Tôn, một thương nhân lớn ở Lâm Ngang, Tứ Xuyên, dung mạo xinh đẹp, tinh thông âm luật, giỏi đàn, nổi tiếng. Trác Văn Quân có một cuộc tình với văn nhân Tư Mã Tương Tư, giờ vẫn được mọi người bàn tán. Bà có không ít tác phẩm hay như “Bạch đầu ngâm”, câu thơ kinh điển như “nguyện đắc nhất tâm nhân, bạch đầu bất tương ly” (muốn có trái tim một người, về già cũng không lìa xa).

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026513.3d70d02a18821d33166147bd377925b5.png

Lý Thanh Chiếu (13/3/1084 - 1155) hiệu Dịch An Cư Sĩ, người Hán, ở Tề Nam, Tề Châu (nay ở Chương Khâu, Tề Nam, Sơn Đông). Là nhà thơ nữ thời Tống, đại diện cho trường phái “Uyển ước từ”, được xưng là “thiên cổ đệ nhất tài nữ”. Sinh ra ở nhà có dòng dõi thơ văn, cuộc sống sung túc, cha là Lý Cách Phi có nhiều sách, bà lớn lên ở một gia đình như vậy nên cũng có nền tảng văn học rất chắc. Sau khi xuất giá thì cùng chồng là Triệu Minh Thành sưu tầm kim thạch. Lúc quân Kim đồn trú Trung Nguyên, thì lưu lạc phương Nam. Vì vậy trong thời kỳ đầu bà thường viết về cuộc sống nhàn nhã, nhưng về sau bà lại thiên viết thơ than thở về cảnh đời, rầu rĩ đầy tình cảm. Dùng lối viết mộc mạc, ngôn ngữ chọn lọc, từ ngữ nhấn mạnh, duy trì sự thanh lịch. Hiện không còn lưu lại được nhiều bài thơ của bà nhưng có nhiều tác phẩm để đời, từ ngữ hào hùng, khác với phong cách thường thấy. Có “Dịch An Cư Sĩ văn tập”, “Dịch An Từ” đã thất tán. Sau có “Thấu ngọc tử”, hiện có “Lý Thanh Chiếu tập giáo chú”.

Tứ đại danh kỹ: Tô Tiểu Tiểu, Lý Sư Sư, Lương Hồng Ngọc, Trần Viên Viên

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026534.d965350230bcf9be0dc27ca16af0302d.png

Tô Tiểu Tiểu là đệ nhất danh kỹ ở Tiền Đường, thời Nam Tề. Năm 19 tuổi, Tô Tiểu Tiểu vì tương tư mà mắc phong hàn, hơn nữa từ nhỏ đã bị ho ra máu, không lâu sau thì hương tiêu ngọc tán. Sau khi Tô Tiểu Tiểu qua đời, thư sinh Bào Nhân, người đã giúp đỡ nàng từ khi nàng còn nhỏ đã làm theo nguyện vọng của nàng, chôn cất nàng dưới một gốc cây liễu ở Tây Linh, xây mộ cho nàng. Mộ của Tô Tiểu Tiểu ở Tây Hồ, Hàng Châu. Tổ tiên của Tô Tiểu Tiểu từng làm quan Đông Tấn, sau khi trôi dạt từ Cô Tô, Giang Nam đến Tiền Đường, nàng dựa vào cơ nghiệp tổ tiên để lại, tiếp tục kinh doanh, trở thành thương nhân giàu nhất địa phương, cha mẹ nàng chỉ có một người con gái là cô nên rất nuông chiều. Vì cô trông rất nhỏ nhắn nên gọi là Tiểu Tiểu. Năm Tô Tiểu Tiểu 15 tuổi, cha mẹ qua đời, thế là cô bán bỏ gia sản, mang theo nhũ mẫu di cư đến ở bờ cầu Tây Linh Thành Tây. Họ sống trong một căn nhà nhỏ trong rừng tùng, sống nhờ vào tích lũy, thoái mái hưởng thụ nước non. Vì cô rất xinh đẹp nên sau xe cô luôn có rất nhiều chàng trai phong lưu phóng khoáng theo sau. Không có sự quản thúc của cha mẹ, Tô Tiểu Tiểu cũng vui vẻ qua lại với giới tri thức, họ thường tụ họp đối thơ ở nhà cô. Trước nhà cô lúc nào cũng chật xe, Tô Tiểu Tiểu trở thành một nhà thơ nổi tiếng Tiền Đường.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026954.b4f4d25024a0b000b54e10b20b043145.png

Lý Sư Sư (1102-1129) là ca kỹ ở một thanh lâu cuối triều đại Bắc Tống. Người Đông Kinh (nay là Khai Phong, Hà Nam). Thường được nhắc đến trong dã sử, tiểu thuyết. Nghe đồn, Lý Sư Sư từng được Tống Huy Tông yêu quý, cũng lọt vào mắt xanh của nhà thơ nổi tiếng triều Tống - Chu Bang Ngạn, cũng có liên quan đến Yến Thanh trong “Truyện Thủy Hử”, có truyền thuyết cho rằng cô yêu Yếu Thanh, có thể thấy những truyền thuyết về cô khá đa dạng và nhiều màu sắc, từ đó có thể gián tiếp chứng minh Lý Sư Sư là người tài hoa, xinh đẹp. Lý Sư Sư là một danh kỹ ở Biện Kinh, là đối tượng tranh giành của những bậc văn nhã, kỳ tài, vương tôn công tử, cực kỳ có tiếng trong giới quan lại. Mối tình của cô và Tống Huy Tông cũng đã trở thành giai thoại. Ngay cả Tống Huy Tông nghe danh mà cũng muốn âu yếm, vuốt ve cô. Cao Cầu, Vương Phủ cũng tự nhiên giật dây Tống Huy Tông, và phát thệ đảm bảo không làm rò rỉ tin tức.

Cuối triểu Bắc Tống, Tống Huy Tông bị bắt, tung tích của Lý Sư Sư cũng trở thành bí ẩn thiên cổ.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559026977.9cd790949cf069de9152c7b00dbfb49a.png

Lương Hồng Ngọc, quê ở Trì Châu (nay thuộc An Huy), ông và cha đều là võ tướng, Lương Hồng Ngọc từ nhỏ đã theo cha và các anh luyện võ công. Năm Tuyên Hòa Tống Huy Tông thứ hai, Phương Lạp, cư dân Mục Châu, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa nhanh chóng phát triển lên hàng trăm nghìn người, kiềm hãm các châu, quận, các đội quân chinh phạt đều bị đánh bại. Ông và cha của Lương Hồng Ngọc bị thất bại trong chiến loạn bình định Phương Lạp và bị giết do bị buộc tội đã thất bại. Từ đó Lương gia sa sút, Lương Hồng Ngọc cũng lưu lạc làm danh kỹ Kinh Khẩu, tức là quan nô do các quan phủ châu, huyện quản lý.  Nhưng cô tinh thông văn từ, lại trời sinh có thần lực, có thể kéo cung, bách phát bách trúng, khiến cho các chàng trai trẻ bình thường phải thán phục, hoàn toàn không thấy chất kỹ nữ. Hàn Thế Trung là người huyện Tuy Đức Thiểm Tây, vai cọp lưng gấu, can đảm đến Kinh Khẩu, hay làm việc nghĩa hiệp, cứu giúp người khó, là một nhân vật anh hùng chính nghĩa, dũng cảm. Sau khi Đồng Quán bình định Phương Lạp, quay về triều, khi đến Kinh Khẩu, triệu danh kỷ hầu rượu, Lương Hồng Ngọc cùng các kỹ nữ khác vào hầu. Thế là tại đây, cô đã quen với Hàn Thế Trung. Hàn Thế Trung khi đang đối ẩm với các tướng lĩnh thì tự nhiên mất vui, gây chú ý cho Lương Hồng Ngọc. Còn tư thế lẫm lẫm, thần thái khác với kỹ nữ của Lương Hồng Ngọc khiến cho Hàn Thế Trung chú ý, thế là hai người ân cần với nhau, chăm sóc cho nhau, và rồi anh hùng mỹ nhân gặp nhau.

//static.kites.vn/upload//2019/22/1559027025.685add55c255da155dc22edc06b8658c.png

Trần Viên Viên (1623 – 1695), cô vốn họ Hình, tên Nguyên, tự là Viên Viên. Còn có tên gọi khác là Uyển Phương, từ bé được dưỡng mẫu Trần thị nuôi nên đổi sang họ Trần. Cô là người Võ Tiến, Giang Tô cuối đời Minh đầu đời Thanh (nay là Thường Châu).  Sống tại Đào Hoa Ổ Tô Châu, nguyên quán Lê Viên, là người nổi tiếng ở Ngô Trung, một trong “Tần Hoài bát diễm”. Những năm cuối Sùng Trinh bị Điền Uyển kiềm tỏa, sau được giao cho Ngô Tam Quế nạp thiếp. Tương truyền, sau khi Lý Tự  Thành tấn công Bắc Kinh, thuộc hạ là Lưu Tông Mẫn đã bắt Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế bèn dẫn quân Thanh vào thành. Trần Viên Viên tài nghệ song toàn, nổi tiếng Giang Tả. Từ bé cô đã thông minh xinh đẹp, nhan sắc khuynh thành. Năm đó Giang Nam mất mùa, người dượng xem trọng tiền bạc, coi nhẹ nghĩa tình đã bán Viên Viên cho Lê Viên Tô Châu, chuyên hát kịch. Lần đầu lên sân khấu, Viên Viên đóng vài Hồng Nương trong “Tây Sương Ký”, người đẹp như hoa, đi lại lả lướt, âm điệu nhẹ nhàng, dưới sân khấu khán giả cổ vũ không ngớt. Trần Viên Viên mặt hoa da phấn, xinh đẹp tao nhã, có phong độ của bậc danh sĩ, mỗi khi lên biểu diễn, thì nhan sắc xuất chúng, số một thời đó. Khán giả vì vậy mà mê đắm.

Về Tần Hoài bát diễm (8 người đẹp ở Tần Hoài):
Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn
Trường trai tú phật Biện Ngọc Kinh
Hiệp cốt phương tâm Cố Mi Sanh
Diễm diễm phong trần Đổng Tiểu Uyển
Phong cốt tằng tuấn Liễu Như Thị
Hiệp can nghĩa đảm Lý Hương Quân
Khuynh quốc danh cơ Trần Viên Viên
Linh tú đa tài Mã Tương Lan

Bài viết tổng hợp từ internet và kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...