Câu đố chưa lời giải về Chân Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng Phần 2

| 2K|cobekiquac_92
Hàm ý ẩn dụ về Chân Ngọc Bảo

Trong “Hồng lâu mộng” nhiều lần có sự đối xứng giữa “thật” và “giả”. Trước có Chân Sỹ Ẩn và Giả Vũ Thôn đối xứng sau có Chân Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Ngoài ra còn một cặp đối xứng khác, chính là câu đối thật giả:  
"Lúc giả là thật, thật là giả
Nơi không là có, có lại là không."


Câu đối này được khắc trên miếu thờ đá ở trong thế giới mộng tưởng đã xuất hiện tổng cộng hai lần. Lần đầu là lúc Chân Sỹ Ẩn cùng nhiều người khác đi tới trước thế giới mộng tưởng nhìn thấy, lần thứ hai là trong hồi 5 lúc Giả Bảo Ngọc du ngoạn thế giới mộng tưởng, câu đối này lại xuất hiện.

Trong “Hồng Lâu Mộng” rất ít khi có chuyện chi tiết lặp lại không hàm ý. Việc câu đốI xuất hiện nhiều lần, không nghi ngờ gì nữa chính là dụng ý của tác giả Tào Tuyết Cần muốn qua đó gửi gắm một thông tin quan trọng tới người đọc.

Lời bình hồi 2 có viết: Nửa đầu bộ truyện không nhắc đến Chân Bảo Ngọc có dụng ý dùng hình tượng Giả Bảo Ngọc để đối chiếu với Chân. Hễ nhắc đến Giả Bảo Ngọc có nghĩa đó cũng chính là Chân Bảo Ngọc. Đoạn cuối còn có một câu thế này: Ngọc linh chỉ có một mà bảo ngọc lại có tận hai, tính cách như một, giống như ảo ảnh cùng một người.

Từ hai câu bình luận trên kết hợp với hình tượng Chân Bảo Ngọc được miêu tả trong truyện và thân phận của tác giả Tào Tuyết Cần, ta có thể cho ra một suy đoán logic đó chính là Giả phủ chính là Tào phủ. Tác giả ngầm viết nên một nhà họ Chân phản ảnh nên hình tượng nhà họ Tào từng được tiếp đón Hoàng đế 4 lần, sau bị tịch thu hết gia sản. Còn về Chân Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc, ta có thể hiểu rằng đó là một bản thân trong tồn tại ở thế giới song song khác, cũng có thể hiểu rằng đó sự chuyện đổi của hiện thực và ảo tưởng.
//static.kites.vn/upload//2021/13/1617015357.f429d8dc26802f608c01b32db92f1db6.jpg

Kết cục của Chân Bảo Ngọc

Trong hồi 70, tác giả ngầm ra hiệu rằng bối cảnh của nhà họ Chân sẽ dần dần lộ rõ.
“Được, nhắc đến nhà họ Chân, việc che kín sắp sáng tỏ, việc giả dối sắp chấm dứt.” (Hồi 70)

Trong “Hồng Lâu Mộng”, sau khi qua một cơn bệnh nặng, Chân Bảo Ngọc đã tỉnh ngộ lập chí thành công, chuyên tâm đọc sách. Sau đó công thành danh toại, chấn hưng lại cơ nghiệp gia đình. Tuy nhiên bình luận ở hồi 1 có viết “Phút đâu hành khất bên đường là ai?” ta có thể hiểu tác giả Tào Tuyết Cần sẽ không thiết lập nhân vật hóa thân của mình có được một kết cục viên mãn. Sau này, những bản thảo hồi 81 về sau bị thất lạc, nên chúng ta cũng khó mà đoán ra được kết cục của Chân Bảo Ngọc sẽ ra sao.

Nếu giải thích theo hướng Chân Bảo Ngọc là hóa thân của tác giả vậy kết cục đã định sẵn là nhà họ Chân bị tịch thu tài sản, còn Chân Bảo Ngọc sẽ chán nán tuyệt vọng cả một đời. Còn nếu nhìnnhận theo hướng nhân vật là sản phẩm sáng tạo của nghệ thuật, với sự tỉnh ngộ của tác giả chắc chắn anh sẽ có được sự giúp đỡ của tuyến nhân vật dưới, được trở lại với danh phận Thần Anh thị giả và quay về tiên cảnh.
//static.kites.vn/upload//2021/13/1617015405.51944507d4602e4d30a1ace3f68b6a9b.jpg

“Lúc giả là thật, thật lại là giả”

Phân tích về Chân Bảo Ngọc, suy luận ban đầu đến về sau dường như chỉ có những thông tin huyền ảo là có ích. Một phần là do thất lạc mất bản thảo, một phần là do Tác giả Tào Tuyết Cần cố ý sử dụng phương pháp xử lí mơ hồ. Do đó mới có suy đoán Chân Bảo Ngọc là Thần Anh thị giả.
Còn những tình tiết cụ thể hơn về nhân vật này, sau khi tác giả qua đời bản thảo thất lạc chúng ta đều không thể xác thực được nữa, đó sẽ mãi là một ẩn số tùy theo cảm quan của người đọc.
Bài viết theo Fenghuangwang


0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...