Dân mạng sốc nặng vì giới trẻ Hàn biến tấu màn giẫm đạp tại Itaewon thành trò chơi vận động

| 364|chuthithunga
Gần đây, một trào lưu có tên “Itaewon Crush Game” (hay “Itaewon Game”) đang lan truyền trên nhiều tài khoản TikTok khác nhau ở Hàn Quốc.

Trò chơi yêu cầu các học sinh nằm chồng lên nhau để tạo ra một ngăn xếp, và người ở phía dưới chiến thắng tùy thuộc vào số người mà họ có thể chịu được. Trước đây được đặt tên là “Trò chơi bánh mì kẹp thịt” hoặc “Trò chơi bánh mì”, nó đã trở nên nổi tiếng hơn sau khi được đổi tên vì thảm kịch Itaewon.

//static.kites.vn/upload//2022/46/1668747332.907e33d2e314597a854fb40424a857dd.jpg

Về xu hướng này, một học sinh trung học ở Seoul chia sẻ: “Với các video về thảm họa Itaewon lan truyền trên mạng xã hội, trò chơi tương tự như thảm họa này đã được lan truyền trong giới học đường”. Cũng chính những sinh viên này nói thêm rằng mọi người sẽ dọn hết ghế và bàn trong lớp học, sau đó khoảng 10 người sẽ nằm chồng lên nhau mỗi giờ ra chơi. Trong khi đó, một số người dùng TikTok bày tỏ rằng trò chơi đang bị biến tướng thành một hình thức bắt nạt học đường.

//static.kites.vn/upload//2022/46/1668747341.6e32cd909ed13917b8e4c8f03fdc4f60.png

“Học sinh hét lên: Đẩy, đẩy khi xếp hàng dài trong giờ ăn trưa” một người nói, trong khi có người còn kể rằng một học sinh trong lớp của họ đã ép bạn học khác chơi “Trò chơi bánh mì kẹp thịt” dù bạn ấy không hề tự nguyện. Đáng lo ngại hơn nữa, trò chơi có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thể hiện qua sự cố Itaewon. Trên thực tế, một học sinh cấp hai đã qua đời sau khi bị bạn cùng lớp đè lên người vào năm 2011.

//static.kites.vn/upload//2022/46/1668747333.0b31927b840bb1f7e0cf05865bc0151c.png

Nhiều người bày tỏ lo ngại về xu hướng đang gia tăng này, và các chuyên gia cũng cho biết học sinh cần được hướng dẫn cách phản ứng trước những thảm kịch nơi công cộng. “Những hành vi quá khích đang lan truyền trong giới thanh thiếu niên qua mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông khác. Lee Chang Ho, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Thanh niên Quốc gia, cho biết chúng ta nên giáo dục học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện chứ không phải để các em đi sai đường thế này".

//static.kites.vn/upload//2022/46/1668747332.05c1fbe4b34b4daa718143daf83450a4.jpg

Bài viết theo Kbizoom
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...