Sự khác nhau giữa người đọc sách và người không đọc sách?

| 844|cobekiquac_92
Đời sống tinh thần lúc về già của những người chăm đọc sách sẽ phong phú hơn.

//static.kites.vn/upload//2021/18/1620295153.c57328de8cd38a18925fc375c4805a22.jpg


Một lần trên xe buýt trở về Ürümqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), tôi đã được gặp một bà cụ rất thú vị.

Ở trên xe, chúng tôi tình cờ nằm ở hai giường gần nhau. Tôi lên giường và bắt đầu nghịch điện thoại. Bà cụ trông có vẻ hơi buồn chán. Tôi cảm thấy bà cụ này tính tình rất tốt, rất giống người thường đọc sách. Vì vậy tôi hỏi bà ấy có đọc được tiếng Hán không, tôi có mang theo một cuốn sách tiếng Hán, có thể cho bà ấy mượn. Bà ấy nói rằng mình có thể được tiếng Hán và cám ơn tôi sau khi nhận lấy cuốn sách.

Điều này khiến tôi tò mò hơn. Tôi hỏi bà cụ trước đây có từng đi học ở trường Trung Quốc nào không? Bà nói rằng bà từng học đại học ở Bắc Kinh năm 1956. Tôi bị shock toàn tập, vì vậy, tôi đặt điện thoại xuống và trò chuyện với bà. Bà cụ bắt đầu kể về sự nghiệp học hành của mình một cách rất nhiệt tình.

Sau kỳ thi tuyển sinh đại học, bà học tiếng Hán hai năm tại Học viện Dân tộc Bắc Kinh, và sau đó là hai năm rưỡi học chuyên ngành tại Đại học Điện lực Thượng Hải. Bà nói rằng, muốn đến Bắc Kinh, bà phải đi xe buýt đến Lan Châu, rồi sau đó đi tàu đến Bắc Kinh, mỗi chuyến như vậy mất 10 ngày. Vì đường xá xa xôi, nên đến kỳ nghỉ, bà thường không về quê mà ở lại trường, thông thường thì để tự học, nhưng thỉnh thoảng cũng đi du lịch. Bà bảo là đã từng đi Thanh Đảo và Thiên Tân hồi còn là sinh viên. Bà còn từng đi Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ vài năm trước, và dự định sẽ đi Nhật Bản vào mùa hè này. Điều thú vị nhất mà tôi biết được là bà ấy rất thích xem thể thao. Chúng tôi rất tự hào khi nói về chức vô địch CBA của đội Tân Cương, nhưng bà ấy nói rằng môn yêu thích của mình là bi da và quần vợt.

Thực ra, cuộc đời của bà cụ không phải lúc nào cũng êm đềm. Sau khi học đại học xong thì bà về quê làm giáo viên. Thời gian đầu, bà thường xuyên bị nhiều người phê bình. Tuy nhiên, bây giờ, bà luôn có thể tìm thấy những thú vui mới trong cuộc sống, học hỏi kiến ​​thức mới và cảm nhận những trải nghiệm mới. Tôi nghĩ bà cụ có thể tận hưởng cuộc sống như vậy thực ra là nhờ việc đọc sách. Chính vì sau khi đọc sách, bà ấy mới biết thế giới này rất rộng lớn và trở nên thích đi du lịch. Bà biết tiếng Hán, vì vậy bà ấy có thể hiểu các kênh thể thao và say mê các môn thể thao khác nhau.

Trái ngược với ông nội của tôi. Ông chỉ mới đi học được ba tháng. Ngay cả tiếng Kazakh cũng không biết đọc chứ chưa nói đến tiếng Hán. Hơn 80 tuổi, vì không biết chữ nên ông không thể đọc báo, xem phim. Bọn trẻ cũng không thích nói chuyện với ông. Tôi đi học xa nên hiếm khi có thể dành thời gian cho ông, những kể cả mỗi khi về thăm cũng khó nói chuyện. Ông không hiểu được xã hội hiện đại, cuộc sống có nhiều thăng trầm, vất vả chứ không phải sung sướng, nhàn hạ gì nên lúc về già càng cảm thấy buồn chán.

//static.kites.vn/upload//2021/18/1620295193.b115196188947eedc0f8f2c1366311cc.jpg


Sinh lão bệnh tử, sẽ đến một ngày bạn già đi, những người bạn đồng trang lứa sẽ chết, thế hệ trẻ sẽ lớn lên và có những sự nghiệp riêng để theo đuổi, và bạn sẽ ngày càng trở nên cô đơn hơn. Nếu bạn may mắn được trò chuyện với các bậc hiền triết qua những trang sách trước đó thì bây giờ bạn có thể sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Nguồn: Bài viết theo Zhihu.
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...