Tại sao chúng ta lại đốt tiền giấy để tưởng nhớ người xưa?

| 381|cobekiquac_92
Trong “Luận Ngữ” có ghi lại lời Tăng Tử nói: “Đối với lễ tang người mất phải cẩn thận, đối với người mất đã lâu phải không ngừng nhớ đến, như thế có thể giúp cho nếp sống xã hội trở nên dung dị hơn.”

Khi giải thích về đạo hiếu, Khổng Tử cũng nói: “Cha mẹ còn sống, phụng sự cho hợp lễ; Từ trần phải mai táng cho hợp lễ; (về sau) cúng tế cho hợp lễ." Cách nói này đã thể hiện rõ Nho gia ngoài coi trọng cách con cháu phụng dưỡng cha mẹ còn vô cùng chú ý đến việc tổ chức tang lễ, cúng tế cho người đã qua đời. Cứ mỗi độ Tết Thanh Minh người ta lại dắt nhau tới phần mộ tổ tiên ông bà cha mẹ lau dọn, tưởng niệm người xưa, đốt tiền vàng nén bạc.

//static.kites.vn/upload//2021/12/1616832231.f9ee1c718d00bef928da07c737c2752b.jpg

Đối với chuyện thờ cúng, người xưa luôn giữ thái độ vô cùng cẩn thận. Trong “Tả Truyện” có viết: “Việc lớn của đất nước là ở chỗ tế tự và quân sự.” Thế nên, khi thờ cúng luôn phải có đủ các vật quý như ngọc khuê, ngọc bích, tiền bạc, ngọc ngà…

Từ đời Hán đã có phong tục chôn tiền bồi táng và kéo dài mãi cho đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều. Văn nhân đời Nam Tống - Diệp Chỉ từng viết thế này trong cuốn “Ái nhật trai tùng sao”: “Nam Tề Phế Đế thật kì lạ, thường cắt giấy làm thành tiền thay thế cho bó lụa tế, tiền giấy ra đời từ đó.” Người thời đó cho rằng chôn tiền bồi táng là việc quá tốn kém nên cũng không thể chôn quá nhiều được. Nếu bỏ vào đó quá nhiều tiền bạc hay đồ vật quý giá sẽ càng khiến nhiều kẻ trộm mộ dòm ngó. May sao sau thời nhà Hán kĩ thuật làm giấy đã trở nên vô cùng phổ biến cho nên người xưa dần dần dùng tiền giấy thay cho tiền thật. Cách làm đó không những giảm đi chi phí mai táng mà còn giảm bớt nạn đào mộ xâm phạm tổ tiên.

Trong cuốn “Cựu Đường thư” có viết: Đến đời Đường Vũ Tông, do Hoàng đế tôn sùng đạo Lão Tử, ưa thích câu chuyện thần tiên cho nên đến năm Khai nguyên hai mươi lăm người ta đã quen với việc Vương Dư thường kể cho Hoàng Đế nghe các câu chuyện tế lễ trong thư tịch. Từ đó có thể suy đoán rằng lúc đương thời phong tục đốt tiền giấy cũng đã trở nên vô cùng phổ biến, được Hoàng đế và quan triều công nhận.


//static.kites.vn/upload//2021/12/1616832462.03e373f23ddfe2aedf7cf5c64a43ed70.jpg

Ông Hạ Kim Hoa từng chỉ ra rằng: Vào thời Đường, việc quét dọn phần mộ người xưa thường được thực hiện vào tết Hàn Thực. Nhưng do ngày Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh gần nhau nên hai ngày này cũng dần trở thành thời điểm để thực hiện công việc quét dọn phần mộ.

Trong “Hàn Thực Hành” của Vương Kiện có viết: “Ba ngày đều đốt tiền giấy gửi đến chốn Hoàng Tuyền” hay “Bắc Mang Hành” của Trương Tịch cũng viết: “Tết Hàn Thực nhà nhà đều tặng tiền giấy, kết quả những tờ tiền này đều bị chim chóc tha về cây làm tổ mất rồi.” Tất cả đều đã chứng minh từ thời Trung Đường, việc đốt tiền giấy thờ cúng vào Tết Hàn Thực, Thanh Minh đã trở thành một tục lệ phổ biến thời đó.

Bài viết theo Fenghuangwang

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...