Thật ra, Phú Sát hoàng hậu là Lâm Đại Ngọc

| 1K|_Mốc_
Rất nhiều người đều biết, Phú Sát hoàng hậu là vợ chính của Càn Long. Bà là con gái cả của Sát Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo, là chị gái của Văn Trung Công Phó Hằng tiếng tăm lừng lẫy.
Thật ra Phú Sát chỉ là họ mà thôi, nói chính xác, Phú Sát hoàng hậu nên được gọi là “Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu” thì thích hợp hơn.

Có lẽ nhiều người không biết: thật ra, Phú Sát hoàng hậuHồng Lâu Mộng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nói Phú Sát hoàng hậu thực sự chính là Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng, bạn có tin không?

//static.kites.vn/upload//2019/18/1557053023.b04c779d64370bf84772a58ba67bf200.jpg


Trên thực tế, nếu nói “một bộ Hồng Lâu Mộng, nửa bộ Càn Long sử”. Có lẽ toàn Trung Quốc không có một ai dám nói nửa chữ “không”. Nếu bạn không tin, vậy tôi sẽ nói đến một góc trong Hồng Lâu Mộng, chỉ điểm cho bạn xem:

Trong hồi thứ 16 của Hồng Lâu Mộng, tác giả đã viết về chính những chuyện trong gia tộc Phú Sát chứ không phải chuyện của gia tộc Giang Ninh Tào, nó chẳng có liên quan gì đến gia tộc Giang Ninh Tào cả.

Theo trong sách: Giả Nguyên Xuân được phong làm Hiền Đức phi, Giả phủ lập kế hoạch xây một biệt thự, lúc này, Triệu Ma Ma nói “A Di Đà Phật! Ra là vậy. Nói vậy là, nhà chúng ta cũng phải sửa soạn để tiếp đón đại tiểu thư rồi”. (Canh Thần Chi phê: Văn Trung Công chi Ma).

Xin mọi người hãy đọc kĩ, Canh Thần Chi phê “Văn Trung Công chi ma”. “Văn Trung Công” này chính là em trai của Phú Sát hoàng hậu - Phó Hằng. Ông chính là chiến tướng lẫy lừng của nhà Thanh. Năm 1748, Phó Hằng chỉ huy trận Kim Xuyên. Năm 1754, ông tiến đánh Y Lê, dẹp cuộc nổi loạn của Jung Gar.  Về sau, vào năm 1770, ông mắc bệnh rồi chết, hoàng đế Càn Long ban hiệu “Văn Trung”. Tên “Văn Trung công” ra đời như vậy.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1557053287.08eb44228d8fa587fb078417a7e238da.jpg


Bây giờ là điểm then chốt, điều đáng ngạc nhiên là: Triệu Ma Ma - người trông như người hầu già ngồi dưới chân Vương Hi Phượng lại chính là mẹ của “Văn Trung Công” Phó Hằng, cũng chính là mẹ của Phú Sát hoàng hậu. Giờ bạn xem, có phải Phú Sát hoàng hậu có mối quan hệ rất chặt chẽ với Hồng Lâu Mộng không? Có phải như tác giả nói: “Một bộ Hồng Lâu Mộng, nửa bộ Càn Long sử” không?

Nhưng đợi đã, chuyện còn chưa hết đâu. Vì nguyên mẫu của nhân vật “Lâm muội muội” Lâm Đại Ngọc mà các bạn nhớ ngày nhớ đêm, thật ra chính là Phú Sát hoàng hậu.

Theo Đại Thanh sử kí: năm 1748, Phú Sát hoàng hậu đi tuần cùng Càn Long, mắc bệnh rồi băng hà tại một con thuyền ở Đức Châu.

Nhưng thực tế không phải như vậy. Vì sau khi giải được mật mã ở Hồng Lâu Mộng, tác giả đã bất ngờ phát hiện là sau khi cãi nhau với Càn Long, Phú Sát hoàng hậu nhảy xuống sông tự vẫn, chứ không như trong sử sách ghi lại: Phú Sát hoàng hậu chết vì bệnh. Cũng có nghĩa là, nếu mọi người đều biết thì đã không gọi là “Lịch sử bí mật của cung điện Đại Thanh” nữa, mà chỉ đáng để gọi là “Lịch sử Đại Thanh” thôi.

Tác giả của Hồng Lâu Mộng làm như vậy đã dần làm lung lay “Lịch sử bí mật của cung điện Đại Thanh”. Đúng là lợi cho mọi người, để mọi người biết hết cả rồi.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1557053602.f0985581555a68abdb4de3d7e5cc6976.png


Có lẽ sau khi tác giả đưa bài viết này lên, “Lịch sử nhà Thanh” cần phải viết lại thôi.

Vì sau khi Phú Sát hoàng hậu chết, trong một bài điếu văn, Càn Long có viết một câu như thế này: "Tương Giang quý giao phủ, tằng phùng đế tử xa”. Có nghĩa là “Ta rất xấu hổ vì không thể giống như Trịnh Giao Phủ, có thể gặp được nhị nữ thần ở Tương Giang, cũng chưa từng gặp Nga Hoàng, Nữ Anh đón xe mà đến”. Cũng chính là nói Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng sao lại là Tiêu Tương phi, Sử Tương Vân sao lại là Tương phi? Ra là vì thế này.

Tác giả muốn so sánh Lâm Đại Ngọc là Tiêu Tương phi, là Nga Hoàng, là hoàng hậu, so sánh Sử Tương Vân là Tương Phi, là Nữ Anh, là phi tần. Ám chỉ kết cục của Lâm Đại Ngọc và Sử Tương Vân cũng giống như Tương Giang nhị phi, nhảy xuống sông tự vẫn.

//static.kites.vn/upload//2019/18/1557053814.6874f0f2edb1b8855d50492db66a11eb.png


Vậy nên cuối cùng, Phú Sát hoàng hậu tuyệt vọng nhảy xuống sông tự vẫn, bà chết dưới dòng sông cuồn cuộn nước chảy, trở thành “Tiêu Tương phi tử” danh xứng với thực. "Nhất đại khuynh thành trục lãng hoa" là câu mà tác giả viết cho bà. Khiến người đọc thở dài nghĩ ngợi.

Bài viết theo "lật lại lịch sử dân gian" - qq.kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...