Xe Tang - Chuyến xe buýt số 14 - Chương 73: Cô ấy của 20 năm trước

| 875|Doccocaubai
Nước mắt chảy ròng trong khóe mắt, Cát Ngọc quay đầu lại, hai giọt nước mắt trong veo lăn trên má Cát Ngọc.

Chúng tôi cùng hồi tưởng lại quãng thời gian đã qua, 20 năm trước...

Năm đó, có một hộ dân từ bên ngoài vào thôn. Là một người phụ nữ lớn tuổi tầm hơn 50 tuổi, đưa theo một đứa bé gái tầm 10 tuổi đến. Khi đó, bà ấy ăn mặc rách rưới, muốn ở lại thôn, bèn đến gặp Trưởng thôn.

Bác gái lớn tuổi này không thể nào cung cấp địa chỉ gốc của mình, chỉ luôn bảo rằng mình ở trong núi. Sau đó, Trưởng thôn thấy họ đáng thương, bèn cắt mảnh đất, cho họ ở trong nhà người lính già không con cái đã chết từ lâu.

Bác gái đó tên gì, khi đó tôi không biết. Hôm đó tôi mặc quần thủng đấy chạy khắp đường, con nít trong thôn khá ít, hơn nữa những đứa bé hơi lớn chút thì rất nghịch ngợm. Thường xuống sông tắm, hoặc đi trộm khoai. Mẹ tôi sợ tôi học theo hỏng người, không cho tôi chơi cùng chúng.

Và đứa bé gái bác gái ấy đưa theo cũng rất hướng hội, cũng không có bạn bè gì trong thôn.

Có một hôm, tôi đi ngang qua nhà họ, thấy cô bé gái đó đang quỳ vẽ trên nền đất. Cô ấy vẽ một mặt trời, một chiếc xe hơi nhỏ, vẽ rất đẹp.

Tôi nói: “Chị vẽ đẹp như vậy, có thể dạy em không?”

Cô ấy ngẩng đầu lên, cặp mắt sáng lóe lên ánh cười, nói: “Cậu muốn học à? Tôi có thể dạy cậu.”

Kể từ  hôm đó, hai chúng tôi thường chơi với nhau. Bác gái đó thường gọi cô ấy là “nha đầu”, tôi mãi không biết cô ấy tên gì, chỉ gọi là “chị nha đầu”. Khi tôi đến nhà chị ấy chơi, bác gái ấy hay cho tôi kẹo, vuốt đầu tôi, hỏi tôi tên gì.

Được nửa năm, hai chúng tôi từ xa lạ đã trở nên thân thuộc.

Chạng vạng tối một ngày nọ, cô ấy nói muốn lên núi hái ít hoa sứ, rồi hỏi tôi có muốn đi cùng không. Tôi đồng ý, dù sao trong nhà cũng không có việc gì.

Trên cổ đạo chật hẹp ấy, cô ấy nắm bàn tay nhỏ của tôi, đi chầm chậm dưới ánh chiều tà. Tôi vẫn còn loáng thoáng hai bên cổ đạo đó nở đầy những bông hoa cải vàng rực rỡ.

Đang đi, đột nhiên tôi nghe tiếng thút thít, ngước đầu nhìn lên, tôi thấy chị Nha Đầu đang khóc, nước mắt lăn trên hai má, rơi xuống bàn tay nhỏ của tôi.

Tôi ngẩng đầu, hỏi ngây thơ: “Chị Nha Đầu, sao chị khóc?”

Cô ấy lau khóe mắt, nói: “Tiểu Bố, cậu có biết thế nào gọi là ly biệt không?”

Tôi lắc đầu nói: “Em không biết.”

Cô ấy quỳ xuống, vuốt khuôn mặt nhỏ của tôi, lại khóc. “Tiểu Bố, ngày mai chị phải rời khỏi nơi này rồi. Chúng ta sắp chia tay. Có thể là cả đời sẽ không gặp lại nữa.” Nói rồi cô ấy ôm lấy tôi và khóc nức nở.

Khi đó tôi cũng muốn khóc, có thể là tôi đã bị chị Nha Đầu

Khuôn mặt đẫm nước mắt, cô cười: “Tiểu Bố, hợp, tan, ly, biệt là chuyện trẻ con chúng ta không thể hiểu được.”

Tôi nói: “Vậy có cách nào để hai chúng ta mãi mãi ở cùng nhau không?”

Chị Nha Đầu cười cười, quỳ người xuống ôm lấy mặt tôi nói: “Em lấy chị đi, hai chúng ta có thể mãi mãi ở bên nhau.”

Tôi bất chợ thấy vui, tôi nói: “Chị Nha Đầu, em lấy chị thì hai chúng ta có thể mãi mãi chơi đùa với nhau? Vậy được thôi, bây giờ em lấy chị.”

Chiều tối hôm đó, hai chúng tôi cười nắc nẻ, tôi rất vui vì chị Nha Đầu nghĩ ra cách hai chúng tôi có thể mãi mãi bên nhau. Tuy khi đó tôi không biết từ “lấy” có nghĩa là gì.

Chỉ là tôi ngây thơ. Khi ánh chiều tà đến chiều hôm đó, lúc trên núi, chị Nha Đầu khom người, hôn lên mặt tôi, sau đó lại quỳ trên mặt đấu, gục đầu vào ngực đứa trẻ con là tôi, rồi lại khóc.

Tôi ôm lấy đầu chị Nha Đầu và nói: “Chị Nha Đầu, sao chị lại khóc?”

Cô ấy không nói gì, khóc rất lâu, nắm tay tôi dắt đi. Từ trên cổ đạo đó, chúng tôi chầm chậm về nhà. Cả quãng đường, hai chúng tôi không nói câu nào với nhau.

Sang hôm sau, tôi thức dậy, đi tìm chị Nha Đầu chơi thì người trong thôn nói, bác gái đó đã đưa cô gái nhỏ đi rồi. Đã đi khi trời vừa sáng.

Tim tôi giống như bị cây chùy nặng đập mạnh vào. Mấy hôm đó tôi không ăn uống, không ngủ nghỉ. Sau đó bố tôi mới khuyên tôi, nói: “Tương lai không chừng còn có thể gặp lại cô bé đó. Con phải ăn cơm, nếu không con sẽ không cao, chị Nha Đầu sẽ không chơi với con.”

Sự thực chứng minh, cách bố mẹ tôi dỗ con nít rất hữu dụng.

Tôi chăm chỉ học hành, ăn cơm nhiều. Vài năm sau, khi thành tích tăng cao, thì cũng cao lớn, trưởng thành, và tôi cũng dần dần quên mất chị Nha Đầu. Chỉ là thi thoảng nhìn thấy những cô gái tết bím, tôi lại thường ngắm kỹ.


“Chị Nha Đầu là em sao?” Bởi vì năm đó tôi mới bốn tuổi, chỉ có thể nhớ vài chuyện như vậy. Bởi  vì chuyện này khiến tôi nhớ từ “ly biệt” một cách sâu sắc.

Cát Ngọc chùi khóe mắt, “ừ” nhẹ.

Tôi ôm lấy Cát Ngọc, kéo cô ấy vào lòng, ôm thật chặt.

Tôi nhớ ra bài hát tôi từng cùng Đao Như nghe. Lúc này tôi mở nhạc trong xe, bài hát đầu tiên chính là bài này.

Những giai điệu quen thuộc lại vang lên.

Ai đang chơi đàn tì bà khúc Đông Phong Phá, nhìn thấy thuở thiếu thời trên bức tường rêu theo năm tháng, vẫn còn nhớ năm đó chúng tôi vẫn còn nhỏ, giờ đây anh đang chờ tiếng đàn réo rắt mà em chưa từng nghe đến.

Ai đang chơi đàn tì bà khúc Đông Phong Phá, tôi nhìn thấu kết cục câu chuyện lá cây nhuộm thắm, tôi nắm tay em cùng bước trên cổ đạo bên ngoài giậu tre, những năm tháng hoang vắng lạnh lẽo ngay cả chia tay cũng đều trầm lặng.

Tôi chợt hiểu ra, ban đầu khi Đao Như ở trong khách sạn, cùng tôi nghe bài Đông Phong Phá này, có thể là đang ra ám hiệu với tôi, có lẽ khi đó tôi vẫn chưa đi Long Hổ Sơn, Đao Như không dám nói rõ ràng với tôi. Do vậy dùng những lời ca trong ca khúc này để thầm nhắc.

Nhưng tiếc là tôi ngốc quá, hoàn toàn không hiểu là ý gì.

Tôi ôm Cát Ngọc với khuôn mặt đầy nước mắt, tôi thực sự không thể nào tin nổi tôi còn có thể gặp lại cô ấy trong phần đời còn lại của tôi. Và còn có thể ôm chị Nha Đầu năm đó như thế này đây. Cảm giác này vô cùng chân thực.

Đột nhiên, tôi cắn ngón tay mình thật mạnh.

Cát Ngọc hoảng hốt, vội vàng kéo ngón tay tôi ra khỏi miệng, hỏi tôi: “A Bố làm gì vậy?”

Tôi nói: “Anh sợ đây chỉ là một giấc mơ, chỉ có thể trong mơ mới chân thật thế này, mới đẹp đẽ thế này.”

Cát Ngọc nói: “Ban đầu khi anh bị ma đeo bám, em luôn khích lệ anh, động viên anh, khi anh đi Long Hổ Sơn, em bảo Đao Như ra ám hiệu cho anh, để anh biết em là Nha Đầu năm đó, cũng may là anh kiên trì được, anh không bị điên.”

Tối hôm đó, tôi cố kéo Cát Ngọc đi ăn một bữa cơm với ánh nến. Bao nhiêu lương kiếm được trong vài tháng qua, cũng tiêu gần hết. Nhưng tôi rất vui.

Dù sao, làm thêm nữa năm, công ty còn cấp nhà. Tôi tiết kiệm tiền có dùng vào việc gì đâu, cần tiêu cứ tiêu.

Tối đến, khi tôi về đến khách sạn, trước khi lái xe đi, Cát Ngọc gọi cho tôi, nói: “Đồng tiền đưa anh, anh nhất định phải giữ. Sau khi tìm được cơ hội rồi, dùng đồng tiền đó xem thử chữ được khắc trên xương sườn của chú Âu phục là gì sẽ có ích với chúng ta.

Tôi ừ, và cúp máy.

Và khi tôi lái xe, tôi lấn cấn cảm thấy không bình thường. Từ lúc tôi đến nhà cổ, trên xe buýt lại bắt đầu xuất hiện những chuyện kỳ lạ.

Có một trạm, một người phụ nữ ôm một đứa bé trong lòng, tay dắt theo một đứa bé khác. Sau khi lên xe thì hỏi tôi: “Hai đứa con của tôi, một đứa vẫn còn bú sữa, một đứa vẫn chưa tới mét hai, tôi chỉ mua một vé có được không?”

Tôi đáp: “Được, không sao. Dù sao ban đêm cũng không có bao nhiêu người lên xe, chị ngồi đi rồi tôi chạy xe.”

Người phụ nữ đó bỏ một đồng, cảm ơn rối rít. Vào lúc chị ta quay lưng đi ra sau, đứa bé đang bú trong lòng chị ấy đột nhiên mở miệng cười với tôi, không biết là do đèn quá tối hay là chuyện gì, tôi cảm giác đầy miệng đứa bé ấy là máu.”

Không phải đứa bé đang bú sao? Sao lại đầy máu trong miệng?

Tôi kinh ngạc, thầm nhủ là tiêu rồi! Chuyện này tuyệt đối không bình thường. Chắc chắn là oan hồn đã tử vong trước kia trên chuyến xe số 14 này. Có thể tối nay lại gặp chuyện.

Lúc lái xe, tôi gọi cho chú Âu phục, nói với ông ấy bảo ông ấy: Khi tôi đến trạm cuối xưởng Tiêu Hóa, thì chú đến nhanh, nếu như muộn, hai chúng ta sẽ chờ đến trời sáng.”

Xe đến xưởng Tiêu Hóa, đợi vài phút, chú Âu phục gọi taxi đến, tôi đã chuẩn bị sẳn đồng tiền Khang Hy thông bảo, khi còn cách chú  u phục tầm mười mấy mét, lặng lẽ đưa lên mắt...

Khoảng cách quá xa, tôi chỉ có thể thoáng nhìn thấy ánh sáng yếu ớt lấp lóe trên xương sườn thứ 12 của ông ấy, rất nhạt. Khi ông ấy đến gần một chút, tôi giả vờ nhìn rất thân thiết, che đồng tiền lại, và nhìn xuyên qua kẽ tay. Nhìn thế này, tôi bất chợ la thầm: “Sao có thể chứ!”

(Tam Cảo Học Sinh)
Chương 72 - Chương 74

[ xe tang, chuyến xe buýt số 14, truyện kinh dị, truyện ma ]
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...