3 vị hiền thê trong lịch sử, người thứ nhất được Lý Thế Dân yêu cả một đời, hoàng hậu Phú Sát chỉ xếp thứ hai

| 1K|lebogia
Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều vị Hoàng hậu, có người cho dù đã làm Hoàng hậu, mục tiêu vẫn rộng lớn như cũ, thậm chí quyền lực đứng đầu triều đình, cũng có Hoàng hậu tuy đã là mẫu nghi thiên hạ, nhưng vô cùng tài đức, sáng suốt. Hôm nay chúng ta sẽ nói về ba vị Hoàng hậu hiền đức trong lịch sử.

//static.kites.vn/upload//2019/19/1557645736.0d4eab037150a4d6c1f87a5aee841820.jpg

Đầu tiên, chúng ta cùng nói về người ở vị trí thứ 3 là Đậu Y Phòng, Đậu Thái hậu trước đây là một dân thường, sau này được tiến cung là cung nữ. Lữ Thái hậu cầm quyền, chuẩn bị đem cung nhân ban cho các chư hầu, mà Đậu Y Phòng lại nằm trong nhóm cung nhân này. Bà không muốn đi nước Đại, liền nhờ một viên hoạn quan viết tên mình vào những người đi tới nước Triệu, thế nhưng hoạn quan lại quên mất, trời đất xui khiến thế nào Đậu Y Phòng lại phải đến nước Đại.

Đến nước Đại rồi, Lưu Hằng lại yêu thích Đậu Y Phòng, vô cùng sủng ái bà. Đậu Y Phòng cũng dùng tài trí của mình giúp Lưu Hằng lên ngôi Hoàng đế. Về sau, bà còn sinh cho Lưu Hằng một người con trai là Lưu Vũ, Đậu Thái hậu tài đức, sáng suốt, rất được muôn dân tôn kính.

//static.kites.vn/upload//2019/19/1557645821.29c76c2d9818a78a0347d88d9edd692b.jpg

Tiếp theo sẽ là vị Hoàng hậu xếp ở vị trí thứ 2, bà chính là Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, từ nhỏ Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu đã đọc rất thi thư, lại thêm bà là người có nội hàm, đoan trang thục nữ. Năm Ung Chính thứ năm, Ung Chính đế đã ban Phú Sát Thị cho Hoằng Lịch, sau này Hoằng Lịch kế vị, lập Phú Sát Thị trở thành Hoàng Hậu, hai người tương kính như tân, vô cùng ân ái.

//static.kites.vn/upload//2019/19/1557645879.adb72361f6062ed9039bccece5b2035e.png

Trong lúc còn tại vị, Hiều Hiền Hoàng hậu quản lý sáu cung, mọi sự đều ngay ngắn, rõ ràng, bản thân không hề phô trương lãng phí, đối đãi với những cung nữ bên cạnh như con đẻ, là tấm gương cho toàn bộ hậu cung. Đáng tiếc sau này con trai của Hiếu Hiền Hoàng hậu mất sớm, bà vì vô cùng đau thương, vào năm ba mươi lăm tuổi liền rời bỏ Hoàng đế Hoằng Lịch.

//static.kites.vn/upload//2019/19/1557645933.72e05ca7c75fede8a1e1c9c26c413848.png

Cuối cùng, chúng ta sẽ nói đến người đứng thứ nhất Trưởng Tôn Hoàng hậu, Trưởng Tôn Hoàng hậu là con gái của Tôn Thành, vào năm 13 tuổi Trưởng Tôn Hoàng hậu được gả cho Lý Thế Dân, sau này Lý Thế Dân lên ngôi phong bà làm Hoàng hậu. Trong khoảng thời gian bà tại vị, chưa từng can thiệp vào việc triều chính, thế nhưng khi Lý Thế Dân mắc phải lỗi, bà liền kể cho Lý Thế Dân nghe những câu chuyện trước đây, dùng những điều này khuyên can Hoàng đế, còn giữ gìn mối quan hệ giữa Hoàng đế và các đại thần, bà rất được đại thần tán thưởng.

Trưởng Tôn Hoàng hậu cũng không đồng ý cho anh trai ruột của mình là Vô Kỵ làm Tế Chấp, bà không thích phô trương lãng phí, bất cứ việc gì đều lấy tiết kiệm làm đầu. Mặc dù xuất thân từ một gia đình theo Phật, nhưng bà luôn trách cứ những Phật tử cực đoan, bà đối xử với cung nhân bên cạnh rất tốt, vô cùng nhân từ.

//static.kites.vn/upload//2019/19/1557645980.5aacfd5176c2f494da630a37077d963f.png

Sau này, Trưởng Tôn Hoàng Hậu mắc bệnh nặng, Lý Thế Dân vì muốn giúp Hoàng hậu kéo dài tuổi thọ mà đại xá thiên hạ, thế nhưng bị Hoàng hậu từ chối. Cả một đời Trưởng Tôn Hoàng hậu đều rất truyền kỳ, bà rất có trí tuệ, đoan trang hào phóng, lương thiện biết điều. Trong thời gian còn tại vị bà đã sinh cho Lý Thế Dân ba người con, sau khi Trưởng Tôn Hoàng hậu mất, Lý Thế Dân phong bà là Văn Đức Hoàng hậu, đến năm Thượng Nguyên thứ nhất, gia phong thêm thụy hào cho bà là Văn Đức Thánh Hoàng hậu. Cả đời Lý Thế Dân đều yêu sâu sắc người con gái này, sau khi Hoàng hậu mất, Lý Thế Dân thường hay hoài niệm về bà, còn cho kiến tạo Vong Chiêu Lăng, chủ yếu là một nơi để hoài niệm về Trưởng Tôn Hoàng hậu.

Nhân xem cổ trang liên tưởng chuyện sử.
Bài viết theo qq.kandian




0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...