So với người Trung Quốc cổ đại, nội y của hiện đại thua xa

| 3K|_Mốc_
Liệu đồ nội y trong Trung Quốc cổ đại có phải là một cái yếm nhỏ có màu đỏ như chúng ta nghĩ?

Thời Hán: bão phúc, tâm y
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629036.fa6225023b00f46894336fe31cc40926.jpg

Nền móng của “tâm y” là “bão phúc”, phần trên của "bão phúc" không dùng dây đai mỏng để vắt chéo mà dùng mà dùng dây buộc hai đai lại thì sẽ thành “tâm y”. Điểm chung giữa hai cái là đều để lộ phần lưng. Nội y thời Hán thường được dùng loại vải lụa trơn. Trên đó được thêu nhiều màu, nhiều hoa văn khác nhau, về hoa văn thì họ thường lấy chủ đề “tình yêu”, ở thời điểm đó, không nhiều người dùng vải trơn (không hoa văn) để làm nội y.

Ngụy Tấn (thập lục quốc): Lưỡng đương
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629079.7e7b04ed5e196041f7ba2a0f81e2a2bc.jpg

“Lưỡng đương” chỉ khác “bão phúc” và “tâm y” là nó có phần lưng, nó vừa che ngực, vừa che lưng. Chất liệu chủ yếu thường là thổ cẩm dày, chắc chắn,  màu sắc phong phú, có hai tầng, bên trong được lót một lớp bông. Ban đầu “lưỡng  đương”  là trang phục của dân du mục miền Bắc, sau đó truyền đến Trung Nguyên, thuộc văn hóa ngoại tộc.

Triều Đường: Ha Tử
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629102.3e551933d874b31981234e12c0a7ee77.png

Nội y của những triều đại trước nhà Đường đều có phần dây đai qua vai, nhưng đến nhà Đường đã xuất hiện kiểu nội y không dây, được gọi là “ha tử”. Điều này cũng được quyết định từ dáng áo bên ngoài: phụ nữ thời Đường thích mặc  kiểu “lộ nửa ngực”, họ sẽ đặt eo váy lên tận phần ngực, sau đó thắt dây ở ngay dưới phần ngực. phần trên của ngực và lưng sẽ để lộ, bên ngoài khoác một mảnh vải trong suốt, nếu thế nội y sẽ nửa ẩn nửa hiện, vì vậy nội y của họ sẽ có nhiều màu sặc sỡ, khá giống với “nội y mặc ngoài” hiện nay.

Để phù hợp với phong cách ăn mặc như thế này, nội y cần không dây. “Ha tử” thường được dùng vải  “chức thành” phẳng phiu, có tính đàn hồi, dày bền, chắc chắn. khi mặc sẽ buộc dây ở dưới ngực, vải “chức thành” đảm bảo cho phần ngực phía trên “ha tử” sẽ được chắc chắn.

Thời Tống: mạt hung
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629140.340fcf24f65171a0c0420151bcb5021e.png

Mặc “mạt hung” lên sẽ “vừa che được ngực, vừa che được bụng”. Toàn bộ phần ngực và bụng đều được che kín, vì vậy nó còn được gọi là “mạt đỗ”. Được cài bằng khuy hoặc dây đai. Đa số dân thường đều dùng vải sợi bông, tục gọi là vải thô, người quý tộc thì dùng sợi tơ và thường thêu hoa lên, mỗi một tầng lớp đều dùng những loại khác nhau.

Triều Nguyên: hợp hoan khâm
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629163.f1a12411882176cf8e8babb7b64b9ad1.png

“Hợp hoan khâm” có đặc điểm chính là việc thắt đằng sau lưng. Lúc mặc sẽ mặc từ đằng sau ra đằng trước, trước ngực sẽ dùng khuy để gài hai vạt áo lại với nhau, hoặc có thể dùng dây để buộc. Chất liệu chủ yếu của “hợp hoan khâm” là thổ cẩm, hoa văn thường là hình vuông.

Nhà Minh: chủ yêu
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629183.bc64b2e7c5698a0e8a50e7392e134ffd.png

“Chủ yêu” trông khá giống áo sát nách. Hai vạt áo đều có 3 dây buộc,  phần vai có quai, phần bên eo cũng có một dây đai để thắt chặt eo lại, có thể thấy phụ nữ triều Minh cũng có những hiểu biết về dáng người mình.

Nội y của phụ nữ cổ đại phong phú hơn chúng ta tưởng nhiều. Mỗi một triều đại đều khác nhau và cả độ phổ biến cũng khác nhau.

Lý do là do bối cảnh triều đại lúc đó mà có sự thay đổi: tư tưởng của nhân dân khi thì cởi mở, khi thì bảo thủ. Không nói thì không biết, nói ra rồi lại giật mình, có một số kiểu kinh điển đã được biến tấu thành trang phục hiện đại.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629233.6c4577f9dfbd0e670e5b970b8accab62.png

Sau đây, chúng ta hãy xem cách điệu kiểu của người cổ đại làm sao để thật gợi cảm với chúng nhé.

1. Cách mặc nội y độc lạ: mặc ra ngoài

Mặc nội y ở bên trong thì cho dù món nội y đó của bạn có quyến rũ đến đâu cũng không thấy được, thế là phụ nữ cổ đại liền sáng chế ra một cách mặc mới cực kỳ thời trang: mặc nội y ra ngoài!

Không phải loại nội y nào cũng mặc ra ngoài được mà chỉ có một loại “Ha tử”. Nói dễ hiểu hơn chính là nội y không dây hiện tại của chúng ta.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629265.2d98aff9824c8b1bfda9dc88d0c06c60.png

Lần đầu tiên loại nội y này được mặc ra ngoài là vào thời Đường. Thật ra cũng chẳng có mục đích đặc biệt gì, chỉ là vì ngực lớn quá, dây quai thít chặt quá nên bỏ dây quai.

Không ngờ, “ha tử” lại rất thích hợp với phong cách “nửa kín nửa hở” của họ, sau đó lấy dây buộc quanh ngực, nâng hết phần ngực lên, trông rất gợi cảm.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629308.7a9c2ac2f8a08d0d8003a48c3c82f4ab.png


2. Chút “tâm cơ” trên nội y: hoa văn tinh xảo


Phải biết rằng, ở niên đại đó của họ không có “newfeed” để thể hiện bản thân, muốn thể hiện sự khéo léo của mình thì chỉ có thể thể hiện qua quần áo. Thế là, nội y trở thành “chiến trường” tốt nhất của họ.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629499.cc2a87cb104923e59717edba932bac25.png

Muốn sinh em bé thì thêu quả lựu, muốn giàu có phú quý thì thêu hoa mẫu đơn, đã có người trong lòng thì thêu hoa cỏ, muốn tránh tà thì thêu mãnh thú...

Nếu không nghĩ ra hoa văn thì dứt khoát thêu chữ biểu đạt tâm trạng của mình, như thêu chữ “mẫu đơn hồ điệp” để biểu thị hi vọng xinh đẹp, hạnh phúc.

Còn thêu “năng nhẫn giai tự an” để đốc thúc mình phải là một người vợ tốt.

Tâm cơ hơn là, còn có một số cô gái sẽ thêu túi hương lên nội y, đi đến đâu, thơm đến đó, tiện lợi hơn chúng ta xịt nước hoa nhiều.

Nội y của họ không giống với của chúng ta bây giờ, mua một cái mặc hai lần, không thích thì vứt bỏ. ở thời đó, một thứ quan trọng như nội y thì các cô gái đều phải tự tay may thêu.

Có thể nói, trên nội y của họ, phụ nữ cổ đại đã cho hết tất cả vốn liếng vào đó. Và những hoa văn nhỏ nhắn lại độc đáo trên nội y thật ra đều là nhưng tâm tư, mong ước của phụ nữ cổ đại.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629552.b48e8848cd7e6c1482fa256e053c141c.png

3. Chút “tâm cơ” trên nội y: hoa văn tinh xảo

Mặc nội y tinh xảo, đẹp đẽ như vậy ra ngoài, cơ bản là nửa phần thân trên đều lộ ra rồi, cảm giác có chút xấu hổ, thế là họ khoác lên một mảnh áo choàng nội y  mỏng mang tính tượng trưng.
Chất liệu làm áo choàng nội y có rất nhiều: vải sợi bông, nha, vải bố... Tuy nhiên, chất liệu được đông đảo phụ nữ dùng nhất chính là tơ lụa. Thoáng khí, thoải mái, trơn nhẵn, thanh nhã, bóng bẩy, bóng đến phần ngoài của tơ lụa tưởng chừng như có thể phát quang vậy, quan trọng nhất là nó rất mỏng, mặc cũng như không mặc.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629571.0e20d4df6dbd8c4fdf30cb93e2d3076b.png

Ví dụ rõ nhất là vào năm 1972, ở Mã Vương Đôi, Hồ Nam, Trường Sa Trung Quốc có khai quật được một áo choàng nội y như sau.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629601.5bd7a6fe51a1992fa757b70f0a66d9ad.png

Nó vô cùng nhẹ, chỉ có 49 gam, nặng tương đương chỉ với 3 quả nho, hơn nữa còn rất mỏng, cho dù có 10 tầng xếp chồng lên nhau vẫn có thể đọc được báo.

Bạn nghĩ xem, họ mặc nội y tinh xảo như vậy ra ngoài, nửa kín nửa hở mà chỉ mặc một chiếc áo choàng trong suốt mỏng tang như vậy... tưởng tượng thử xem, một người phụ nữ mặc như vậy đi qua người bạn, gió nhẹ nhàng thổi, thoắt ẩn thoắt hiện, quả thực là quá gợi cảm.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629620.d997d8f43c8e6ef43724b118ba458f1c.png


Bạch Cư Dị thấy vậy liền làm thành một bài thơ:
Liễu lăng liễu lăng hà sở tự?
Bất tự la tiêu dữ hoàn ỷ
Ứng tự thiên đài sơn thượng minh nguyệt tiền.
Tứ thập ngũ xích bộc bố tuyền
Trung hữu văn chương hựu kỳ tuyệt,
Địa phô bạch yên hoa thốc tuyết

Giải thích một chút: ý ông là, y phục đẹp như vậy thì giống cái gì? Đẹp như ánh trăng chiếu vào dòng thác nước vậy, một khi đã chiếu thì mỹ lệ rạng ngời, khiến người khác muốn ngắm mãi không thôi. Mà công sức để làm nên áo choàng lụa này thì quả không cần nói nữa, trên đó thêu nổi vài bông hoa, mỹ lệ, thuần khiết như tuyết trắng vậy.

Cảnh tượng tuyệt diệu như vậy, cũng được nam nhân cổ đại vẽ ra, trở thành danh họa lưu truyền thiên cổ. chẳng hạn như “Trâm hoa sĩ nữ đồ” của Châu Phưởng vậy.
//static.kites.vn/upload//2019/23/1559629656.c6e9cdea88eb62eb63529e1b136e28b7.png

“Mặc nội y ra ngoài + hoa văn tinh xảo + áo khoác lụa mỏng bên ngoài” đã trở thành tiêu chuẩn gợi cảm.

Loại gợi cảm này, khác với kiểu trần trụi lõa lồ ở phương Tây, nó không hề lõa lồ, là một cách để phụ nữ Trung Hoa thể hiện sự quyến rũ của mình, có phần kín đáo, nhưng cũng có phần quyến rũ, thoắt ấn thoắt hiện, là một kiểu quyến rũ thanh lịch.

Bài viết theo kandian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...