Khó có độc giả, khán giả nhận ra ba kết cục của Hồng Lâu Mộng được sắp đặt sẳn

| 2K|
Tết Trung Thu được đề cập đến rất nhiều lần trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng, nhưng việc Giả phủ đón tết Trung Thu lại được sắp xếp ngay lúc Giả phủ bị hủy diệt, trong câu chữ tràn đầy bi thương, thật ra Tào Công đã ngầm xếp sẵn các chuyện buồn từ hồi tám mươi trở về sau.

//static.kites.vn/upload//2018/01/1546262062.c195e3be7a5ec3df8d08a50b4d27222b.jpg


Tác phẩm Hồng Lâu Mộng viết về Tết Trung thu rất nhiều lần. Hồi mở đầu - hồi thứ nhất - chính là viết về việc Chân phủ đón Tết Trung thu, Chân Sĩ Ẩn mời Giả Vũ Thôn qua phủ tụ tập, mà trong ngày Trung thu đó, Giả Vũ Thôn liên tiếp làm ba bài thơ biểu đạt lý tưởng và hoài bão của mình.
Tết Trung thu được miêu tả cặn kẽ toàn diện nhất trong hai hồi bảy mươi lăm và bảy mươi sáu, nhưng làm cho người ta ủ rũ chính là, Tết Trung thu năm đó ở Giả phủ lại quạnh quẽ bi thương khác thường, bởi vì lúc này Giả phủ đã xuống dốc không phanh rồi.
Chúng ta đều biết, tác giả Tào Tuyết Cần của Hồng Lâu Mộng am hiểu nhất chính là ngầm đan xen chuyện buồn bên trong chuyện vui, đã sớm nói trước về kết cục của nhân vật, nếu không đọc tỉ mỉ thì rất khó phát hiện ra. Ngày Tết Trung thu năm đó cũng không phải ngoại lệ, hôm đó Tào Công nói ba chuyện, ẩn trong đó là ba đại kết cục của Hồng Lâu Mộng.
Giả Xá khen ngợi Giả Hoàn, ám chỉ từ hồi tám mươi về sau,  Bảo Ngọc xuất gia, Giả Hoàn tập tước (thừa kế tước vị).
Trung thu năm đó, mặc dù mọi người trong nhà đều có mặt, kể cả những người bình thường không khi nào có mặt như hai huynh đệ Giả Xá, Giả Chính đều tham dự, hơn nữa còn nói chuyện tiếu lâm để dỗ cho Giả mẫu vui vẻ, nhưng Giả mẫu vẫn không vui nổi, bà cảm thấy người trong nhà ít đi rất nhiều so với những năm trước.
Giả Mẫu bẻ một cành hoa quế, để mọi người chơi trò đánh trống chuyền hoa, hoa chuyền đến tay ai thì người đó phải kể một câu chuyện cười. Bảo Ngọc, Giả Hoàn không biết kể chuyện cười nên một trước một sau đều làm thơ. Khéo ở chỗ, hoa chuyền đến tay Giả Hoàn, Giả Hoàn đọc sách có chút tiến bộ, nhìn thấy Bảo Ngọc được khen, anh chàng liền ngứa nghề, thế là cũng làm một bài.
Kỳ quái ở chỗ, trước đó Giả Xá không xem thơ của Bảo Ngọc mà lần này lại xem thơ của Giả Hoàn, hơn nữa sau khi đọc xong còn nói một đoạn có thâm ý sâu xa.
Giả Xá chỉ liếc qua bài thơ có một lần, mà khen không dứt miệng rằng: "Cứ theo ý tôi, thì bài thơ này thực có khí cốt. Tôi nghĩ nhà chúng ta đây không giống như những nhà bần hàn, phải ngồi trước cửa sổ khi tuyết xuống hoặc lấy đom đóm thay đèn để học, hòng một mai đề tên bảng vàng mới được mở mày mở mặt... Liền quay lại, sai người về lấy những đồ chơi của mình đem thưởng cho Giả Hoàn, rồi gõ vào đầu hắn, cười nói: “Từ nay cháu cứ làm như này, thế mới là khẩu khí của chúng ta, con đường “thế tập” chắc chắn không chệch khỏi tay cháu.”
Từ đoạn văn này, chúng ta đó có thể thấy được, Giả Xá không những tán thưởng thơ của Giả Hoàn mà còn thưởng cho anh chàng không ít thứ. Căn cứ lời bình luận này của Chi Nghiễn Trai, chúng ta biết cuối cùng Bảo Ngọc xuất gia đi tu, mà trước mắt tước vị của Giả phủ do Giả Xá tập tước, Giả Liễn đã sớm góp một chức đồng tri, cho nên sau khi Bảo Ngọc xuất gia, khả năng Giả Hoàn tập tước quan là rất lớn.
Giả Xá thuận miệng nói một câu, trông có vẻ như nói bâng quơ, nhưng thực ra đã sớm ám chỉ kết cục của Giả phủ. Con vợ cả Bảo Ngọc hẳn phải là người tập quan, nhưng cưới xong không lâu liền một mực xuất gia, chức quan tập tước của Giả Phủ chỉ có thể rơi xuống người con vợ bé là Giả Hoàn.

//static.kites.vn/upload//2018/01/1546262063.a2f52bb8b01f2877c4d1b1ee0d61ed10.jpg


Đại Ngọc và Tương Vân nối thơ, ám chỉ sau Hồi tám mươi Đại Ngọc qua đời, Tương Vân trôi giạt.

Đêm Trung thu đó ở Giả phủ, tất cả mọi người đều cùng Giả mẫu uống rượu ngắm trăng ở Đột Bích sơn trang, lại chỉ thiếu đi Đại Ngọc và Tương Vân, hóa ra hai người đi Ao Tinh Quán chơi nối thơ.
Vận mệnh của Tương Vân rất giống Đại Ngọc, đều là mất cha mẹ từ nhỏ, sau lại sống nhờ ở Giả phủ, chỉ khác ở chỗ, Tương Vân là anh hùng khoáng đạt rộng lượng, còn Đại Ngọc thì thuốc không rời miệng, cả ngày nước mắt không khô. Chính bởi vì số phận tương tự như thế, cuối cùng hai người họ qua lại càng ngày càng gần.

Hai người chơi nối thơ, lúc mới bắt đầu vẫn còn tương đối vui vẻ, phù hợp với giọng điệu người nhà đoàn viên ngày tết Trung thu, nhưng càng về sau lại càng bi thương, cho đến khi họ ngâm ra câu: "Cò rò bóng hạc bên ghềnh, hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong" (Hàn đường độ hạc ảnh, Lãnh nguyệt táng hoa hồn) cho dù không đọc qua nguyên tác, chỉ đơn thuần nhìn hai câu thơ này cũng rất dễ dàng phân biệt được câu nào là Tương Vân ngâm, câu nào là Đại Ngọc nối vần.
Kỳ thực hai câu này thơ vừa khéo ngầm ám chỉ vận mệnh cuối cùng của Tương Vân và Đại Ngọc. Dưới ngòi bút của Tào Công, Tương Vân thường được so sánh với hạc, miêu tả nàng ấy mình hạc xương mai. Mà hạc thường đậu lại nghỉ nơi mép nước, câu này nói Tương Vân, dường như chính là lời tiên tri ám chỉ sau hồi tám mươi, số phận của nàng là phải trôi giạt trên sông.
Dưới ngòi bút của Tào Công, Đại Ngọc như liễu rủ trong gió, thường tự ví mình như hoa, cho nên dùng hoa để so sánh với Đại Ngọc. Tương Vân nói đến chữ "độ", có thể thấy sau hồi tám mươi nàng không chết mà chỉ trôi giạt, hẳn là chuyện sau khi Vệ Nhược Lan - chồng nàng qua đời, nhưng Đại Ngọc lại là chữ  "Táng", có biết đâu không lâu sau hồi tám mươi, hẳn là nàng khóc cạn nước mắt mà lìa trần, câu nói này đối ứng với bài Táng Hoa Ngâm của nàng, chính là ám chỉ chuyện Đại Ngọc chết.
Nói cách khác, sau hồi tám mươi, chồng của Tương Vân chết, nàng trôi giạt trên sông. Mà Đại Ngọc thì khóc cạn nước mắt mà lìa trần, mà có lẽ là chết trong một đêm có trăng sáng, thậm chí còn là một đêm Trung thu cũng chưa biết chừng. Tương Vân trôi giạt, về sau gặp được Bảo Ngọc đang rời nhà ra đi, chưa biết chừng hai người họ còn có một đoạn thời gian sống chung.

//static.kites.vn/upload//2018/01/1546262063.23e7deaf83118dc938835ced1016ac0a.jpg


Diệu Ngọc nối vần tiếp cùng Đại Ngọc, Tương Vân, ám chỉ sau hồi tám mươi Giả phủ bị tịch biên, Giả Lan đậu cao.
Đại Ngọc, Tương Vân nối thơ chưa xong, về sau Diệu Ngọc là người giúp họ tiếp tục nối vần phần sau của thơ, tuy nhiên rất nhiều người trước nay vẫn không hiểu lắm về những câu thơ do Diệu Ngọc chắp vần, vậy nhưng trong đó có hai câu mang ý biểu đạt lại rất rõ ràng.
Hai câu thơ này là: “Này chùa Lũng Thúy hồi chuông, Đạo Hương gà đã gáy dồn xóm kia.”  (Chung minh Lũng Thúy tự, Kê xướng Đạo Hương thôn). Chúng ta đều biết chỗ Diệu Ngọc ở chính là am Lũng Thúy, mà chỗ ở của Lý Hoàn lại là Đạo Hương thôn. "Chuông vang" ám chỉ tiếng chuông tang báo việc Giả phủ bị xét nhà, mà "Gà gáy" ám chỉ Giả Lan đậu cao sau khi Giả phủ bị tịch thu.
Rất nhiều người không thể giải thích được vì sao sự suy tàn của Giả phủ lại có liên quan đến Am Lũng Thúy? Có lẽ việc Giả phủ lụn bại có dính dáng đến thân thế của Diệu Ngọc. Chúng ta đều biết, trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách ngoại trừ Diệu Ngọc thì mười một người khác đều có huyết thống với Giả phủ, chỉ có Diệu Ngọc là ngoại lệ.
Có lẽ Diệu Ngọc cũng có huyết thống với Giả phủ, chỉ là trong tám mươi hồi trước đó Tào Công không hề đề cập tới, mãi cho đến khi Giả phủ suy tàn, thân thế của Diệu Ngọc mới bị vạch trần, mà bởi vì việc này Giả phủ mới chịu liên luỵ. Chuyện của Lý Hoàn cũng không cần nói tỉ mỉ, việc Giả Lan đậu cao có thể tìm được bằng chứng từ trong bản án và bài hát của nàng ấy, có điều chắc chắn Giả Lan đậu cao sau khi Giả phủ lụn bại.
Trông bề ngoài chỉ là một cái tết Trung thu đơn giản, Tào Công lại thông qua việc bày bố tình tiết để ép xuống kết cục về sau của tám mươi hồi, nếu không đọc tỉ mỉ sẽ rất khó phát hiện, cũng khó trách Tết Trung thu năm đó, khắp nơi lộ ra sự lạnh lẽo vắng vẻ.
Đọc hiểu ba điều được nói đến ở phía trên, mới có thể thật sự hiểu vì sao Trung thu năm đó, Giả phủ năm lạnh lẽo bi thương khác thường, bởi vì bi kịch xuống dốc không phanh của Giả phủ đã không thể xoay chuyển, trong lòng Giả mẫu không phải không rõ nhưng đành bất lực. Chiếc thuyền lớn tuy chạy trăm năm nhưng sớm đã thủng trăm ngàn lỗ, không thể sửa được nữa rồi.
Sở dĩ Hồng Lâu Mộng kinh điển là do: "Kín kẽ không chỗ sơ hở" (Nguyên văn: “Mật không chứa kim” nghĩa là mật đặc đến nỗi không cắm kim vào nổi). Tào Công luôn luôn cài cắm vào vô số phục bút tại những chỗ trông có vẻ như ngày lễ đoàn viên vui mừng, nhằm làm sáng tỏ cho phần truyện sau này. Có câu nói rằng, trong ruột của hài kịch là bi kịch. Thủ pháp sáng tác độc nhất vô nhị của Hồng Lâu Mộng chính là phục bút, nhất là cài cắm đại bi vào chỗ đại hỉ, như thế này càng có thể thăng hoa cái ý tứ hàm xúc của bi kịch trong Hồng Lâu Mộng.

Bài viết mang quan điểm cá nhân


0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...