Rồng Komodo lớn nhất thế giới ở Indonesia có nguy cơ tuyệt chủng, cá ngừ vây xanh phục hồi

| 350|Doccocaubai
Rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất thế giới, đang có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong danh sách đỏ của IUCN

Là loài đặc hữu của một số hòn đảo ở Indonesia, rồng komodo sống ở bìa rừng hoặc trên thảo nguyên trống. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), mực nước dâng cao sẽ ảnh hưởng đến 30% môi trường sống của nó trong vòng 45 năm tới.

//static.kites.vn/upload//2021/35/1630825988.d6b3dbe4bdea639f703ec322b7b68623.jpg

Ngoài việc không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, môi trường sống của rồng komodo ngày càng trở nên bị chia cắt bởi hoạt động của con người, khiến các quần thể kém khỏe mạnh về mặt di truyền và dễ bị tổn thương hơn. Phạm vi sinh sống của chúng trên đảo Flores ở đông nam Indonesia được cho là đã bị thu hẹp hơn 40% từ năm 1970 đến năm 2000.

“Vì sức ép của con người, rừng đang dần bị chặt phá và biến mất, đồng thời thảo nguyên bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn và suy thoái. Đó là lý do tại sao các loài động vật thực sự phải sống trong môi trường chật hẹp và nguy hiểm”, Gerardo Garcia, người phụ trách động vật có xương sống và không xương sống tại Vườn thú Chester cho biết.  

Người châu Âu chỉ phát hiện ra rồng komodo vào đầu thế kỷ 20 và ngay lập tức bị mê hoặc bởi loài vật này. Dài tới 3 mét và nặng hơn 150kg, komodo chủ yếu ăn lợn rừng, hươu, nai, trâu và dơi ăn quả sống trên cây ngập mặn thấp. Khi chúng tấn công, nước bọt có nọc độc của chúng khiến huyết áp của con mồi giảm đột ngột và ngăn chặn quá trình đông máu, khiến chúng bị sốc.

//static.kites.vn/upload//2021/35/1630825987.9155b21a484f787fb89de08cbcb70f0d.jpg

Garcia cho biết: “Đây là loài bò sát lôi cuốn nhất hành tinh nhưng cho đến năm ngoái, chúng tôi vẫn chưa thực sự biết komodos sống ở đâu để tìm ra chuyển động của chúng". Sau đó, họ đã phát hiện ra nơi chúng đang sống ở Flores và hiện hy vọng sẽ thực hiện các công việc cộng đồng và bảo tồn tập trung hơn ở những khu vực đó. Các quần thể con trong vườn quốc gia Komodo hiện đang ổn định và được bảo vệ.

Trong số 138.000 loài trong danh sách đỏ IUCN cập nhật, hơn 38.000 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Tổ chức cũng bao gồm việc đánh giá lại toàn diện các loài cá mập và cá đuối, với 37% hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng do đánh bắt quá mức, mất môi trường sống và khủng hoảng khí hậu. Cá mập và cá đuối cũng phải chịu gánh nặng bởi sự kém may mắn trong sinh học của chúng - chúng sinh sản chậm và số lượng ít, có nghĩa là chúng phản ứng trở lại chậm hơn so với các loài khác.

//static.kites.vn/upload//2021/35/1630826281.2139063e70bfa655fd021feefe616d20.jpg

Bản cập nhật danh sách đỏ của IUCN bao gồm một số tin tích cực, bốn trong số bảy loài cá ngừ được đánh bắt thương mại - cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương, cá ngừ vây xanh phương nam, cá ngừ albacore và cá ngừ vây vàng đang trên đà phục hồi, nhờ vào việc áp dụng hạn ngạch đánh bắt trong 10 năm qua.

Các nhà khoa học lưu ý rằng phần lớn các nỗ lực nhằm ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và sự đa dạng của các loài động thực vật đều không hiệu quả.

Bài viết theo theguardian

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...