Ai là vua trong 5 loại đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu ván?

| 4K|_Mốc_
Các loại đậu là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Giá trị dinh dưỡng của chúng vô cùng phong phú. Và chủng loại đậu cũng khá nhiều. Mỗi loại có chứa thành phần dinh dưỡng và tác dụng trị liệu khác nhau. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của từng loại đậu mới có thể chọn cho mình một loại đậu thích hợp.

//static.kites.vn/upload//2019/24/1560495011.b91bcf32e53eca60d6049df037b754b2.jpg

Đậu xanh thanh nhiệt lợi tiểu.

Tính năng: Thanh nhiệt giải độc, thanh thử ích khí, chống khát lợi tiểu. Có tác dụng trị liệu đối với các triệu chứng nóng nảy, khát, phù nề, tả lị, phù thủng, mụn nhọt.

Những điều cần chú ý:
1. Những người có thể chất hàn lạnh không nên sử dụng. Người đang có các triệu chứng như tay chân lạnh, trướng bụng, đau bụng đi chảy thì không nên uống nước đậu xanh quá nhiều, ăn đậu xanh sẽ khiến triệu chứng nặng thêm và gây ra các bệnh khác.
2. Người già, trẻ nhỏ cùng với những người có thể chất suy yếu không nên sử dụng. Hàm lượng protein trong đậu xanh nhiều hơn so với thịt gà, protein cần được chuyển hóa thành peptit, amino axit dưới tác dụng của enzym thì mới có thể được hấp thụ. Chức năng tiêu hóa của đường ruột những người này kém, protein của đậu xanh rất khó được tiêu hóa trong thời gian ngắn, dễ gây ra triệu chứng đau bụng tiêu chảy do tiêu hóa kém.
3. Những người đang sử dụng các loại thuốc thì không nên dùng đậu xanh. Đậu xanh có tính năng giải độc, nên sẽ phân giải thuốc, ảnh hưởng việc điều trị.

Cách sử dụng:
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng phải tránh chuyện dùng đậu xanh lạnh, có thể chọn cách ăn cháo đậu xanh. Nếu muốn dùng nước đậu xanh không thôi, thì bắt buộc phải nấu rục mới được.
1. Canh đậu xanh ngân hoa: 100g đậu xanh, 30g kim ngân hoa, nấu chín đậu trước rồi cho kim ngân hoa vào sau, ăn uống nóng, có thể phòng ngừa và chữa trị rôm đỏ, trúng nắng, rôm sảy.
2. Uống đậu xanh hoa mướp: 50g đậu xanh, 8 bông hoa mướp tươi, sau khi cho đậu xanh vào nấu nhừ, cho hoa mướp vào rồi đun ít lâu, ăn đậu uống canh phòng ngừa trúng nắng.
3. Canh đậu xanh sứa biển: 50g đậu xanh, 50g sứa, cho cả hai vào nấu sôi thành canh, uống có thể giải trúng nắng, giảm huyết áp, cầm ho.

//static.kites.vn/upload//2019/24/1560495107.2d880e581df9344593337288c6efa0fb.jpg

Đậu đỏ hoạt huyết, tiêu phù.

Tính năng: thông huyết, bổ huyết, khử thấp tì vị, lợi tiểu tiêu phù, thanh nhiệt, giảm vàng da, giải độc, bài mủ. Có công dụng nhất định với các bệnh chứng của các bệnh tim mạch và thận như phù nề, chân sưng, vàng da, tả lợi, đi ra máu, mụn nhọt, viêm quai bị theo mùa, xơ gan cổ chướng, tắt sữa...

Những điều cần chú ý: Người tiểu nhiều không nên sử dụng đậu đỏ, người âm suy mà không thấp nhiệt kỵ dùng đậu đỏ. Bị rắn cắn kỵ đậu đỏ trong vòng 100 ngày.

Cách sử dụng:
1. Phù thủng do suy dinh dưỡng: 30g đậu đỏ, 30g hạt đậu đỏ đất, 20 quả táo đỏ. Cho toàn bộ vào trong nồi nước, đun lửa lớn cho sôi rồi sau đó vặn lửa nhỏ ninh nhừ. Dùng vào sáng tối mỗi ngày. Món này tốt cho tì vị thấp, phù hợp với trường hợp phù thủng do suy dinh dưỡng, thiếu máu.
2. Dưỡng nhan giải độc: 30g đậu đỏ, 10g kê nội kim. Cho kê nội kim vào nghiền thành bột, sau đó nấu đậu đỏ như bình thường, khi đầu đỏ chín nhừ thì cho kê nội kim vào trộn đều. Có thể ăn như bữa sáng. Phương pháp này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tan vết bầm. Phù hợp dùng trị mụn,  đốm vàng da, có tác dụng giảm cân.
3. Trẻ em viêm thận: 1 con cá trê (200g) làm sạch nội tạng, 60g đậu đỏ, 500g bí chanh (còn vỏ), 5 cây ba rô nấu thành canh. Không cho muối vào, ăn xác uống nước. Cách này có thể giúp bổ phổi, lợi tiểu tiêu sưng, phù hợp dùng cho trẻ nhỏ viêm thận thời kỳ đầu, tay chân bị phù nề.

//static.kites.vn/upload//2019/24/1560495232.b7208b5736fbdfe366fbaaa8b3e45e70.jpg

Đậu đen nhuận phế, bổ thận.

Tính năng: có tác dụng tiêu sưng, giảm đầy hơi, nhuận phế thanh nhiệt, hoạt huyết lợi tiểu, phòng ngừa trúng gió, bổ huyết an thần, kiện tì mắt sáng, bổ thận ích dương, giải độc. Có thể dùng để trừ phù do trữ nước, chống khí độc gió độc, sưng phù vàng da, trúng gió bại liệt, đau sản hậu...

Những điều cần chú ý: Loại này dùng sống, nấu chín thì nghiêng hàn, dùng sao thì tính ôn, dùng quá nhiều sẽ khó tiêu hóa.

Cách dùng:

1. 15g đậu đen, 10g hoàng kỳ, hoặc thêm 6g tiểu mạch có thể ngăn chặn đổ mồ hôi trộm, phát run.
2. 20g đậu đen, 6g hồng hoa, 100g đường vàng nấu nước, uống ấm có tác dụng bế kinh.

//static.kites.vn/upload//2019/24/1560495312.a79e6f12a6b0ba137b401075766fc426.jpg

Đậu nành kiện tì ích khí.

Tính năng: kiện tì, khoan trung, nhuận táo, tiêu thủy, thanh nhiệt, giải độc. Có thể dùng cho bệnh tiểu đường, cao huyết áp, quán tâm, xơ cứng động mạch, cao mở máu, tiêu hóa kém, khí huyết suy, thiếu máu, thiếu canxi...

Những điều cần chú ý:
1. Ăn đậu nành nhiều dễ sinh ra hiện tượng đầy hơi, người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều.
2. Phải ăn giá đậu nành tươi, tốt nhất là đừng để qua đêm. Để bảo đảm chất dinh dưỡng trong giá đậu nành nên nấu nhanh, cũng có thể thêm giấm để nấu, khiến cho giá giữ được độ giòn.
3. Bị gan, thận, thống phong nặng, loét đường tiêu hóa kỵ dùng.

Cách dùng:
1. 100g đậu nành, 80g gan heo, nấu đậu nành trước chín đến khoản 8 phần thì cho gan heo đã rửa sạch vào nấu chung. Dùng một ngày hai lần, dùng liên tục trong ba tuần. Có thể bổ gan, tạo máu, phù hợp dùng cho người thiếu máu,  vàng da
2. 50g đậu nành, 100g ngô, cho cả hai thứ vào nồi, cho lượng nước sạch vừa đủ. Nấu lửa lớn rồi cho đun lửa nhỏ đến khi đậu nành chín rục. Dùng sáng tối mỗi ngày có thể kiện tì bổ vị, ngừa tả. Dùng cho những người tì vị suy yếu, không muốn ăn, đại tiện nhão, da vàng ốm yếu, tinh thần mỏi mệt.
3. 30 hạt đậu nành, 30 hạt hoa tiêu, đun sôi. Có thể giảm đau, giữ ấm. Phù hợp dùng cho những người mắc bệnh tì vị hư hàn, thường đau nhức hoặc là người loét bao tử, loét tá tràng nhưng hư hàn.
4. 50g đậu nành, 3 cây ba rô, 3 miếng cải trắng nấu sôi uống. Có thể sơ phong giải biểu, phòng ngừa cảm cúm.

//static.kites.vn/upload//2019/24/1560495378.6736f4a6e236606b7cc4a57dd1fefc9d.jpg

Đậu ván hóa thấp tiêu thử.

Tính năng: kiện tì hóa thấp, hòa trung tiêu thử. Phù hợp dùng cho những người tì vị yếu, chán ăn, đại tiện nhão, máu trắng nhiều, đi tả, tức ngực, chướng bụng.

Những điều cần chú ý: Người bị hàn nhiệt không nên dùng đậu ván. Trong “thực liệu bản thảo” có nói, người mắc khí lạnh không nên ăn, khí lạnh được thể hiện qua các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, sắc mặt xanh, tay chân lạnh, hoặc là sợ lạnh đến phát run, đau nhức khớp, ho khan.

Cách dùng:
1. 50g đậu ván rửa sạch nấu nước, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần. Có tác dụng kiện tì ngừa chảy. Phù hợp chữa viêm đường ruột cấp tính.
2. 60g đậu ván, 150g gạo tám cánh ta, nấu chung thành cháo. Dùng sáng tối mỗi ngày, có thể bổ tì vị, cầm tả. Phù hợp dùng cho người tị vị yếu, chán ăn, đi chảy mạn tính, mệt mỏi, khô họng khát nước.
3. Cháo đậu ván hạt dẻ: 12g đậu ván, 10g hạt dẻ, 24g gạo tám ánh, nấu chung thành cháo. Lúc cháo còn nóng cho thêm đường vàng vừa miệng. Mỗi ngày dùng một lần, có thể kiện tì ngừa tả, dùng cho người tì vị yếu, đi chảy, mệt mỏi ốm yếu.
4. 100g đậu ván, ngâm bằng nước vo gạo rồi lấy vỏ thêm 30g đường vàng, 50g hoài sơn, nấu chín dùng. Mỗi ngày 2 lần, có thể kiện tì, hóa thấp ngừa máu trắng. Dùng cho người tì vị yếu, máu trắng khác thường.

Một vào thông tin về các loại đậu cho các bạn tham khảo. Tuy nhiên nếu dùng đậu mang tính chất điều trị, các bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia bạn nhé. Hãy lắng nghe cơ thể và cái gì quá cũng đều không tốt cho sức khỏe. Không nên tự ý điều trị khi mình chưa biết rõ về cơ thể của mình.

Bài viết theo "Cuộc sống thực khác" - sohu

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...