Xe Tang - Chuyến xe buýt số 14 - Chương 17: Quan tài nhỏ trên bàn gỗ

| 803|lebogia
Tôi gật đầu, đợi đến khi bà Phùng qua khỏi khu khách sạn chúng tôi đang ở, tôi vội vàng xuống lầu, vào thôn Tang Hòe. Còn chú Âu phục nhân cơ hội đó đi theo bà Phùng, xem thử rốt cuộc bà Phùng lái xe ba bánh đi về nơi nào.

Tối nay ánh trăng u ám, không đủ sáng. Lúc vào thôn cũng không ai phát hiện ra tôi. Đến trước cổng nhà bà Phùng, tôi cong lưng nhẹ nhàng kéo bệ cửa ra, bệ cửa cao tầm khoảng hơn 30cm, dài 1m, cũng không nặng lắm.

Khi tôi quỳ trên nền, đang lúc chuẩn bị bò luồn qua cửa vào nhà, đột nhiên tôi nhìn thấy bên trái, một đám gà con được nuôi ở góc sân phía đông bắc. Con nào cũng đứng yên một chỗ, mỗi chút mỗi nhìn tôi.

Tôi mặc kệ chúng có hiểu tiếng người hay không, tôi đưa ngay tay lên miệng, “suỵt” một tiếng.

Tôi lặng lẽ bò qua cửa vào bên trong căn nhà ngói xanh của bà Phùng, một luồn hơi lạnh đến buốt cả toàn thân xông đến, tôi bất giác ôm chặt hai vai.

Mở đèn điện thoại, tôi nhìn bốn phía xung quanh, lần trước khi đến do khá hồi hộp, tôi không nhìn rõ trong nhà sắp xếp cụ thể thế nào, thầm nhủ lần này nhất định phải điều tra rõ ràng.

Do tôi len lén bò vào, đã không quang minh nên đương nhiên sợ bị phát hiện. Do vậy tôi che màn hình điện thoại giảm bớt ánh sáng, chỉ để tia sáng lọt qua kẽ ngón tay và quan sát khung cảnh trong căn nhà.

Đúng lúc khi tôi đang chuẩn bị về phía đông căn nhà, mông lung nhìn thấy ở góc đông nam căn nhà, đột nhiên xuất hiện một cô gái áo trắng, đứng đó nhìn tôi.

“Ai đó?” Tôi giật mình, tôi la nhẹ một tiếng, vội vàng mở màn hình điện thoại rọi vào và đến đó. Bước lên trước tôi vừa nhìn vào thì thoáng giật mình, hóa ra chỉ là một bức tranh trên vách tường.

Bức tường tranh này vẽ một cô gái mặc áo trắng, đứng trên một vòm mây giữa trời, nhìn xuống chúng sinh. Nếu tôi đoán không nhầm, cô ấy chính là Vô Sinh lão mẫu trong truyền thuyết. Có rất nhiều người hiểu sai về Vô Sinh lão mẫu này, nghĩ rằng Bạch Liên giáo khấu bái Vô Sinh lão mẫu, nên Vô Sinh lão mẫu này là tà thần.

Thực ra không phải, Vô Sinh lão mẫu hoàn toàn là thần chính nghĩa, từ bi hóa thân, cũng có người nói Vô Sinh lão mẫu chính là Cửu Thiên Huyền Nữ.

(Bà ngoại tôi sinh năm 1930, những người sinh vào giai đoạn này đều từng trải qua chiến tranh, nội chiến, và đủ mọi việc lớn về sau. Những người sống trong thời loạn ấy rất tin thần linh, tôi còn nhớ khi còn bé, bà ngoại tôi từng thắp hương cho Bồ Tát, miệng rì rầm cầu khẩn Lão mẫu phù hộ.)

Nhìn thấy bức tranh vẽ Vô Sinh lão mẫu, tôi cũng cung kính chắp hay tay vái. Nhưng ngay khi tôi cúi đầu xuống, thì trên bàn có một món đồ, khiến tôi sợ hãi đến mức hai tròng mắt muốn rơi xuống đất.

Trên chiếc bàn màu đen phía trước bức tranh có bày một cổ quan tài.

Chiếc quan tài dài khoảng hơn 20cm, rộng tầm 5, 6cm, cao khoảng 7, 8cm. Giống như một chiếc hộp gỗ, vô cùng tinh tế, hơn nữa trên nắp quan tài còn khắc rất nhiều hoa văn.

Tôi vô cùng cảnh giác, mở nắp quan tài, bên trong có hai hình nhân bằng vải nhỏ nhưng không phải đặt nằm trong quan tài. Có lẽ một là nam và một là nữ.

Người nữ có mái tóc có lẽ được làm từ sợi tóc đen, rất dài, rất dày. Tôi nhấc người nữ lên, cúi đầu nhìn, cảm giác dường như được  làm rất tỉ mỉ, lật lại xem, thì sau người nữ này có dán một mảnh giấy, trên mảnh giấy có viết một dãy số: 11.06.1980

Tôi vừa nhìn dãy số này thì ngẩn người, trong trí não tôi giống như có một luồn điện xuyên qua, dãy số này rất quen, có lẽ tôi đã gặp ở đâu đó rồi. Chắc chắn là tôi có thấy rồi. Nhưng nhất thời tôi không nhớ ra.

Tôi vỗ trán mình, tôi rất muốn lục lại suy nghĩ một lượt, nhưng tôi biết thời gian không chờ đợi mình. Tôi chỉ có tầm một tiếng mà thôi.

Khi tôi đặt người nữ xuống, đưa tay cầm người nam lên. Hình nhân nam này được làm rất tỉ mỉ tinh tế, hơn nữa kiểu tóc còn giống hệt tôi. Tôi cười nói: “Không lẽ hình nhân nhỏ này chính là tôi?

Đến khi tôi lật mặt sau của hình nhân nam lên xem, phát hiện sau lưng cũng có dán mẩu giấy nhỏ, bên trên cũng viết một dãy số: 14.06.1990.

Tôi nhìn kỹ, cả người lạnh toát. Hình nhân nam rơi khỏi tay tôi xuống bàn.

Dãy số này chính là ngày sinh của tôi.

Trong bóng đêm, tôi trợn tròn mắt, hơi thở càng lúc càng gấp gáp nặng nề, chuyện xả ra vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Sao bà Phùng biết được ngày sinh của tôi?

Bà ấy chưa bao giờ xem chứng minh thư của tôi, tôi cũng chưa bao giờ nói vói bà ấy. Lẽ nào Cát Ngọc đã nói với bà? Tôi từng dùng chứng minh thư để đăng ký phòng khách sạn cho Cát Ngọc ở khách sạn Hán Đình, chuyện này thì cũng có thể.

Nỗi sợ vô bờ xâm lấn toàn toàn thân tôi. Lúc này tôi chỉ có thể cảm nhận máu trong người mình đang đông cứng lại. Toàn thân lạnh ngắt, tồi tệ hơn nhiều so với cái lạnh trong tâm hồn.

Nhìn đôi hình nhân này, tôi nhớ lại thuật yểm bùa truyền từ thời cổ đại. Nhưng tôi có thù có oán gì với bà Phùng đâu? Bà ấy không thể nào dùng thuật yểm bùa để nguyền rủa tôi được?

Tính thời gian, từ lúc tôi vào cho đến bây giờ chỉ mới có 10 phút. Còn tầm khoảng 50 phút nữa, tôi bắt buộc phải điều tra rõ ràng căn phòng này. Bà Phùng tuyệt đối không phải là người đơn giản.


Tôi đang định như vậy thì chuông điện thoại vang lên tiếng tách của tin nhắn đến trong ngôi nhà tĩnh lặng tối om không một tiếng động này, thực sự khiến tim tôi như muốn nhảy ra ngoài.

Tôi mở điện thoại ra xem, tin nhắn do chú Âu phục gửi đến.

“Theo dõi thất bại, về mau! Mau lên!”

Cái gì? Ông ấy là người đàn ông tráng niên, đi theo dõi một bà già mà có thể thất bại? Sau một phút hoảng loạn, tôi vội đặt hai hình nhân bằng vải vào lại vị trí cũ, đậy nắp quan tài lại, sau khi chắc chắn tôi chưa động vào những chỗ khác, tôi vội vàng bò ra khỏi nhà bà Phùng.

Khi tôi vội vàng lắp lại bệ cửa, tiếng lắc lư của xe ba bánh từ ngoài thôn vọng vào.

Lắp lại bệ cửa xong, tôi đang định phủi bụi trên người, quay đầu lại nhìn, trong bóng đêm, thân hình khô quắp của bà đang đứng ngay cổng sân nhìn tôi chằm chằm.

Tôi hoảng hốt, thầm nhủ mới có 10 phút, sao bà Phùng về nhanh như vậy? Dù cho quay ngược lại, cũng có nghĩa là thời gian chú Âu phục theo dõi còn chưa đến 20 phút?

Bà Phùng chớp mắt bước đến, chỉ vào tôi ư ư a a một hồi. Tôi kinh ngạc phát hiện, bà Phùng lần này từ ngoài thôn về, tay trái của bà hoàn toàn không trở nên béo múp, hai bàn tay vẫn khô cứng giống như chân gà.

Tôi biết bà Phùng đang nói bụi trên đồ của tôi. Tôi giả vờ thoải mái nói: “Bà, lúc nãy cháu đến tìm bà, trên đường bị ngã.”

Tôi vừa cười vừa nói, nhưng vẻ mặt bà Phùng vẫn rất nghiêm nghị, tôi thậm chí còn hiểu vẻ mặt đó là sự phẫn nộ. Hoặc là trong tiềm thức tôi cho rằng, bà ấy đã phát hiện tông tích của tôi.

Bà Phùng mở cửa, nhẹ nhàng kéo tay tôi vào trong nhà. Lần này bà không mở đèn, lọ mọ trong bóng tối. Tôi chỉ nghe thấy tiếng giọt nước chảy tí tách, âm thanh này giống như là nước từ trong bình đang được đổ vào bát vậy.

Hơn nữa, tôi nhìn thấy thân hình bà Phùng, một bên đang giơ cao tay phải, tay phải đang nâng một vật thể có hình dài dài. Có lẽ là bình thủy.

Tôi thầm nghĩ, bà ấy đang rót gì vậy?

Sau khi tiếng nước chảy ngừng lại, bà Phùng cầm bát nước, xiêu xiêu vẹo vẹo đi tới, sau đó đưa cho tôi.

Do hai chúng tôi đứng ngay cửa, nhờ ánh trăng, tôi có thể nhìn thấy mờ mờ biểu cảm của bà Phùng. Bà bảo tôi uống bát nước này.

Tôi không dám uống, tôi thực sự không dám uống. Tôi thậm chí còn muốn xin bà Phùng tha cho tôi. Tôi không có ác ý. Tôi chỉ muốn đến tìm Cát Ngọc. Tôi nhớ cô ấy, tôi thật sự muốn gặp cô ấy.

Nhưng bà Phùng thấy tôi không uống, cũng không ép. Và bà còn đặt bát nước đó lên nền nhà. Sau đó đứng trước mặt tôi, vung tay, tay phải bà vươn đến vị trí đỉnh đầu tôi, rồi quét ngang qua lại mấy lần. Sau đó hai tay lại song song buông thõng xuống.

Khắc họa mãi một lúc, tôi mới hỏi: “Bà này, có phải bà đang nói chú Âu phục đi cùng cháu?”

Bà Phùng gật đầu, sau đó lại bắt đầu vung tay khắc họa, bà chỉ vào bát nữa, lại chỉ vào miệng tôi. Sau đó khoanh hai tay trước bụng rồi đặt vào vị trí tim tôi. Sau đó lại từ từ lấy đi, giống như là một vầng mây nhẹ nhàng bay đi.

Lần này tôi thực sự không hiểu gì, tôi hỏi bà Phùng: “Ý của bà là bảo cháu uống nước?”

Bà Phùng gật đầu thật mạnh.

Tôi vẫn không dám uống, mãi sau mới nói: “Bà này, cháu xin nhận lòng tốt của bà, nhưng cháu thực sự không khát. Nếu bà không có việc gì nữa, vậy cháu xin phép đi trước.”

Nói xong, tôi vội vàng đi ra phía ngoài. Lúc tôi đi cả người còn run lẩy bẩy, tôi sợ đột nhiên bà Phùng lại kéo tôi từ phía sau. Tôi thậm chí còn tưởng tượng rằng không biết ngay lúc này bà Phùng có đang ở sau tôi, cầm một con dao rồi chầm chậm đuổi theo không...

(Tam Cảo Học Sinh)
Chương mới đang được cập nhật.
Vui lòng không reup!
[ xe tang, chuyến xe buýt số 14, truyện kinh dị, truyện ma ]

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...