Xe Tang - Chuyến xe buýt số 14 - Chương 58: Lời nguyền hiển hiện

| 1K|lebogia
Không ngờ tôi lại có bóng!

Trước khi đến đây, tôi nhớ rất rõ, rõ ràng tôi không có bóng. Hơn nữa khi tôi đi, tôi cố gắng đi trong bóng mát, tôi đi trong những vùng tối gần các hàng quán trên phố. Tôi sợ người khác nhận ra điều không bình thường.

Khi ở dưới ánh mặt trời, tôi cũng cố gắng đứng vào chung trong đám đông, để tránh sơ hở, và khi ngồi vào bàn ăn hamburger, tôi cũng vẫn nhớ tôi không có bóng.

Tại sao sau khi tôi gặp bác Hải, tôi lại có bóng?

Nghĩ kỹ lại thì khi bác Hải sắp đi, vỗ vào vai tôi, đến khi ông ấy đi rồi thì tôi lại có bóng. Không lẽ bác Hải đã cho tôi bóng?

Nếu nói bóng là linh hồn, vậy bây giờ tôi lại có lại linh hồn? Nhưng linh hồn này tuyệt đối không phải của chính tôi.

Tôi từng nhìn thấy bác Hải có ba cái bóng. Ngoài bóng của ông ấy, chắc hẳn ông ấy còn hai cái bóng. Lần sau gặp ông ấy, tôi nhất định phải xem ông ấy còn mấy cái bóng.

Nếu như vậy, những gì chú Âu phục và bác Hải nói hoàn toàn khác nhau. Chú Âu phục nói tôi không còn tim và bóng, thì không xem là người sống. Như vậy tôi mới có tư cách biết bí mật.

Còn bác Hải lại cho tôi một cái bóng. Việc này lẽ nào là cố tình chống lại tôi?

Tôi nghĩ không ra. Nhìn đôi kính râm bác Hải cho tôi, tôi thử xem sao, bèn đeo lên. Khi nhìn xung quanh cảm giác rất bình thường. Không có gì khác biệt với kính khác.

Tháo ra, cất vào. Tôi tự tin rời khỏi KFC.

Tối đánh xe đi, khi đến bến xe, Trần Vỹ nhìn tôi ngay lập tức thảng thốt, mở miệng nói: “Tiểu Lưu, sao… sao cậu…”

Tôi ngẩn người bèn hỏi: “Anh Trần, tôi làm sao chứ?”

“À, không sao, không sao. Sắp 12 giờ rồi. Cậu đánh xe đi.” Trần Vỹ đột nhiên chuyển sự kinh ngạc sang nụ cười. Vỗ vào vai tôi, lộ ra nụ cười của cấp lãnh đạo.

Lái xe từ bến xe tổng, qua mỗi trạm, đều có rất nhiều người lên xe.

Tôi không cảm thấy ly kỳ gì. Dù sao vẫn chưa hết kỳ nghỉ quốc khánh. Xem như là tôi tăng ca.

Đến khi tôi lái được nửa đường, chỗ ngồi trên xe được lắp kín. Tôi buộc miệng: “Hôm nay đúng là đắt khách thật.”

Khi tôi huýt sáo, tưởng tượng có thể lái chiếc xe con, sau đó mượn thế mà tìm một cô bạn gái, đột nhiên sau xem vang lên một câu: “Tao mà không đánh mày thì mày chẳng nhớ gì phải không?”

Sau đó, một tiếng tát tai vang lên.

Cả xe đều sửng sờ. Tôi quay đầu lại nhìn, là một cặp vợ chồng trung niên, tuổi tầm hơn 30. Người nam mặc mang một đôi giày phòng hộ, ăn mặc giống như công nhân. Còn người nữ trông cũng rất vững chãi. Tôi không hiểu tại sao hai người họ cãi nhau.

Trần Vỹ từng nói, không được dừng xe khi chưa đến trạm, nên tôi vội vàng lái đến trạm kế tiếp.

Sau khi dừng xe lại, tôi bước nhanh đến nói: Ôi, ôi… đừng đánh nữa! Đừng đánh nhau nữa.”

Người đàn ông đó hoàn toàn không nghe. Một tay nắm tóc người phụ nữ, còn tay còn lại thì vỗ liên tục trái phải vào hai má người nữ. Đến mức mặt người phụ nữ đó sưng lên.

Đàn ông đánh phụ nữ, thông thường thì cá nhân tôi cảm thấy là rất vô đạo đức.

Dù sao bạn cũng là đàn ông, đánh một người phụ nữ yếu đuối, có đánh kiểu gì cũng đánh được.

Tôi kéo người đàn ông đó ra, vừa kéo vừa nói: “Anh này! Anh trai! Anh đừng đánh nữa, xe buýt chúng ta đang chạy, anh làm vậy là quấy rối trật tự công cộng rồi.”

Nói xong, tôi quay đầu nhìn xung quanh một lượt, bất ngờ phát hiện, các hành khách trên xe đều nhìn như chẳng có gì xảy ra. Cứ như thể không hề nhìn thấy. Hoặc là chẳng liên quan gì đến họ cả.

Tôi nói: “Sao mọi người cứ như thể không có gì vậy? Vào can đi chứ!”

Hành khách trên xe đều vội vàng nhìn ra ngoài cửa sổ, rất thản nhiên. Bọn họ chắc chắn là nhìn thấy rồi, nhưng không ai quan tâm, không ai lên tiếng.

Tôi lôi người đàn ông đó ra, vừa đưa cho điếu thuốc, vừa khuyên nhủ. Tôi nói: “Chuyến xe của chúng ta phải hoạt động bình thường phải không nào? Hành khách nhìn thấy vậy chẳng phải họ sẽ sợ sao? Rồi tôi có thể sẽ bị khiếu nại, anh hãy bớt giận, phụ nữ mà, phải dỗ họ. Đúng không?”

Khuyên vài phút, cơn nóng giận của người đàn ông mới vơi bớt. Anh ta mắng người phụ nữ mặt sưng mũi tím một câu: “Giữ thể diện cho thì không cần. Về nhà tôi đánh chết cô!”

Chuyện này cứ mặc kệ thôi. Trước ki tôi lái xe, cũng gặp không ít trường hợp cãi nhau. Đa số đều là chen qua chen lại rồi mấy cậu máu nóng nổi cáu, hoặc là gặp mấy con dê xồm trên xe, nữ hành khách bị sờ mông, sau đó tát tai mấy ông.

Sang hôm sau tôi lái, vẫn là ngay tại trạm đó, và vẫn là cặp vợ chồng đó.

Lúc lên xe, nhìn thấy hai người rất yêu thương nhau, cười nói. Vợ chồng là gì? Vợ chồng là như vậy. Cãi nhau ở đầu giường, hòa nhau ở chân giường. Chẳng có chuyện lớn gì mà không giải quyết được.

Nhưng lái xe đến nửa đường, lại không bình thường nữa. Ngay từ phía sau khoang xe lại vọng đến giọng hét: “Ông đánh mày chết cũng không thiệt!”

Tôi quay đầu nhìn lại. Trời! Cặp vợ chồng đó lại đánh nhau rồi. Xem tình hình hôm nay đã nâng cấp lên thành phiên bản 2.0 rồi. Người nam đạp người nữ ra sàn, sau đó đạp theo lên, đạp thật mạnh vào đầu người phụ nữ.

Tôi vội vàng lái đến trạm tiếp theo. Tôi lại lên kéo ra, kéo mãi một lúc mới kéo ra được. Lần này mũi của cô gái bị đánh đến chảy máu.


Và hành khách trên xe vẫn là kiểu dường như không liên quan đến mình, coi như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nghĩ lại thì đúng là không liên quan gì đến họ. Nhân tình thế thái nguội lạnh thế này.

Sau khi cặp vợ chồng đó xuống xe, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Thầm nghĩ, nếu tôi là người phụ nữ đó, tôi chạy luôn cho xong. Sống cùng với người đàn ông như vậy, đúng là uất ức.

Vào ngày thứ ba, khi tôi lái xe. Vẫn ở trạm cũ đó, vẫn là cặp vợ chồng đó, lần này họ lên xe rồi, tôi nhẹ nhàng nói với họ: “Anh trai, tối nay thứ Sáu, trẻ con đông. Anh đừng có đánh nhau trên xe nhé.”

Người đàn ông cười hiền nói: “Không đâu! Không đâu! Cậu em cứ yên tâm đi.”

Lại lái qua hai trạm, có một bà cụ lên xe. Rất hiền từ, sau khi lên xe, bà móc từ trong túi áo ra một chiếc khăn tay cũ. Sau đó vô cùng cẩn thận mở khăn tay, đồng thời hỏi tôi, đi xe bao nhiêu tiền.

Trông bà cụ này có lẽ ít nhất cũng hơn 70 tuổi, tôi đưa một ngón tay lên cười nói: “Một đồng.”

Bà lão ngẩn người, trông có vẻ như bà thấy hơi đắt. Sau khi mở khăn tay ra, tôi nhìn tiền bên trong khăn tay, liền ngẩn người.

Tiền cắc một xu, hai xu, năm xu. Và tiền giấy 1 xu, 2 xu và 5 xu.  Bộ tiền 3 tờ này phát hành năm 1962. Năm 2000 là hoàn toàn biến mất khỏi thị trường. Loại tiền này không còn lưu hành nữa. Theo hiện tại mà nói, người phải trên ba mươi tuổi mới may ra có cơ hội tiêu loại tiền giấy này. Trên tờ tiền giấy 1 xu có in một chiếc xe hơi. Tờ tiền giấy 2 xu có in một chiếc máy bay. Còn tờ 5 xu in chiếc thuyền, đều là tiền giấy rất cũ.

Hơn nữa, điều quan trọng là bây giờ không còn đơn vị nào phân phối loại tiền này. Khi tôi học tiểu học, mua một bánh cây cũng là 1 hào rồi.

Bà ấy đếm một hồi, cuối cùng run rẩy nói: “Cháu này, có thể giảm bớt tiền vé xe không?”

Vé xe buýt thì không trả giá được ạ.

Ôi… Nhìn thấy số tiền lẻ được gói trong khăn tay bà ấy, tôi muốn rơi nước mắt. Tôi nói: “Bà ơi, bà ngồi đi. Để cháu trả tiền vé cho bà.”

Bà cụ ngại ngùng, tôi móc một đồng cho vào thùng tiền tự động. Cười nói: “Ở sau có ghế dành cho người già, bà ngồi ở đó trước rồi cháu lái xe.”

Bà cụ cảm ơn liên tục, chắp tay vái tôi, tôi cảm thấy bà rất giống ngoại tôi, tin Phật.

Nghĩ đến đây, tôi nhớ ra mình chưa đi thăm bà ngoại một thời gian rồi. Vài hôm nữa tôi sẽ đi thăm bà.

Chuyến xe cuối số 14 tiếp tục khởi động, khi xe đến trạm Mị Lực Thành, từ đằng xa tôi nhìn thấy một bóng dáng xinh đẹp.

Áo lửng, váy ngắn, giày cao gót màu đỏ, tóc mây màu đen, đôi mắt đẹp đang nhìn vào tôi. Miệng hé nụ cười, tỏ ý lâu rồi mới được gặp lại.

Cát Ngọc!

Tôi mở to hai mắt, nụ cười phủ khắp khuôn mặt tôi. Thậm chí tôi còn tăng tốc hành trình. Đến khi tôi lái đến trạm, nữ thần Cát Ngọc bước lên, bỏ tiền xu vào trong hộp thu tiền một đồng.

Cô ấy nói với tôi: “Anh nhớ em không?”

Trong chốc lát, tôi cảm giác tim mình đang đập trở lại.

Đúng, chính là cảm giác này! Đây chính là Cát Ngọc thật sự.

Trong tay cô ấy cầm một đóa hoa hồng, lúc lên xe, cô ấy bèn đưa cho tôi. Kèm nụ cười và hỏi tôi đầy tình cảm: “Đồ ngốc, thích không?”

Tôi gật đầu nói: “Thích! Thích!”

Xe tiếp tục chạy, tôi thực  sự vui đến mức muốn tăng tốc lên 180 lần.

Cát Ngọc nghiêng người, dựa vào sát ghế lái, nhỏ tiếng nói với tôi: “A Bố, tối nay người đàn ông đó sẽ đánh chết người phụ nữ. Anh tuyệt đối đừng quan tâm. Đừng có đến can ngăn.”

Tôi kinh ngạc, cả người nổi da gà, tôi vội vàng nhỏ giọng hỏi: “Chuyện thế nào vậy?”

Theo quy định của công ty, hành khách không được nói chuyện với tài xế. Không được làm phiền khi tài xế lái xe. Nhưng lúc này thì tôi mặc kệ cái quy định khỉ gió đó.

Cát Ngọc quét mắt ra phía sau, nói: “Tối nay em cố tình đến tìm anh, anh nghe nói  chuyện đèn lồng, kẹp tay chưa?”

Tôi nói: “Lời nguyền này, anh có nghe chú Âu phục nói rồi. Nhưng ông ấy không kể hết câu chuyện cho anh nghe. Em biết câu chuyện này không?”

Cát Ngọc gật đầu, khom người, kề sát tai tôi nói nhỏ:

“Lời nguyền trăm năm anh đang gánh, sẽ ứng nghiệm từng điều một từ hôm nay.”

(Tam Cảo Học Sinh)
Chương 57 - Chương 59

Vui lòng không reup.
[ xe tang, chuyến xe buýt số 14, truyện kinh dị, truyện ma ]
0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...